PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢNGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞKHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀNGHIÊN CỨU
1.1.5 Các mô hình nghiên cứu vềnăng lực trên thếgiới .1 Mô hình năng lực của Robert Katz
Trên cơ sở các nghiên cứu về quản trị và quan sát từ thực tiễn, Robert Katz (1955) trong tác phẩm “Skills of an Effective Administrator” (1) đưa ra nhận định:
một nhà lãnhđạo giỏi cần phải có năng lực kỹ thuật/chuyên môn; năng lực quản trị nhân sự; năng lực tư duy.
- Năng lực kỹ thuật/chuyên môn: người lãnhđạo phải hiểu và nắm vững một loại hoạt động cụ thể, liên quan đến các phương pháp, quá trình, trình tự hoặc kỹ thuật.
- Năng lực quản trị nhân sự: được xác định như khả năng của nhà quản lý làm việc hiệu quả với tư cách thành viên của một nhóm và đưa vào nhóm mà mình lãnh đạo tinh thần hợp tác. Năng lực này thể hiện ởcách mà cá nhân nhận thức về cấp trên, đồng nghiệp, cấp dưới và cách hành xử tiếp theo của người đó.
- Năng lực tư duy: Dựa trên khả năng nhìn nhận tổ chức như một chỉnh thể, năng lực này bao gồm việc thừa nhận mối quan hệ phụ thuộc giữa các chức năng khác nhau của tổ chức. Theo đó, cần phải hiểu được sự thay đổi trong một tiểu hệ thống tác động như thế nào đối với các tiểu hệ thống khác. Cần nhận thức được mối quan hệ giữa tổ chức và ngành dọc, cộng đồng với các lực lượng chính trị- xã hội và kinh tế củađất nước trong tính tổng thể của nó. Khi đã thừa nhận những mối quan hệ này và nhận thức được các yếu tố quan trọng của mọi tình huống, nhà quản lý phải có khả năng hành động thuận chiều với lợi ích chung của tổ chức.
Trong khi năng lực chuyên môn và quản trịnhân sự được dùng khi làm việc với con người thì năng lực tư duy tổng thểlại liên quan đến khảnăng làm việc với các ý tưởng. Vì vậy, R.Katz chỉra tầm quan trọng tương đối của ba loại khảnăng này khác nhau tuỳtheo các cấp quản trịtrong một tổchức. Đối với vịtrí lãnhđạo cấp cao, năng lực tư duy tổng thểlà vô cùng quan trọng do cấp độquản lý càng cao càng có nhiều hoạt động phải điều phối, mức độphức tạp của các quan hệcần phải hiểu và quản lý càng lớn, các vấnđềcần phải giải quyết ngày càng mang tính duy nhất và khó xác định.
Theo R.Katz, năng lực tư duy tổng thể được coi là yếu tốtrung tâm đểnhà lãnh đạo có thểsáng tạo ra tầm nhìn và chiến lược cho tổchức. Chất lượng các quyết định chiến lược suy cho cùng phụthuộc vào kỹnăng tư duy tổng thể, mặc dù một sốhiểu biết vềmặt chuyên môn là cần thiết đểra quyết định và các kỹnăng nhân sựcần thiết đối với việc phát triển quan hệ, thu thập thông tin vàảnh hưởng đến các nhân viên trong việc triển khai các quyết định. Nhà lãnhđạo phải phân tích một lượng lớn thông tin vềmôi trường quản lý đểra các quyết định chiến lược và diễn giải các sựkiện cho
các thành viên khác trong tổchức. Nhà lãnhđạo cần có tầm nhìn dài hạn và khảnăng thông hiểu các mối quan hệphức tạp giữa các biến liên quan đến hiệu quảcủa tổchức.
Khiởnhững cấp quản lý cao mà không có các kỹnăng tư duy tốt, họcó thểgây nguy hiểm cho tổchức. Nhà quản lý cần có tư duy chiến lược tốt để đềra đúng đường lối, chính sách đối phó hiệu quảvới những bất trắc, đe doạ, kìm hãm sựphát triển đối với tổchức. Họcần có phương pháp tổng hợp tư duy hệthống, biết phân tích mối liên hệ giữa các bộphận, các vấn đề, biết làm giảm những sựphức tạp, rắc rối xuống mức độ có thểchấp nhận được trong tổchức.
1.1.5.2 Mô hình kỹnăng l ãnh đạo của M.D.Mumford, S.J.Zaccaro, F.D.Harding, T.O.Jacobs và E.A.Fleishman
Trong công trình nghiên cứu “Leadership Skills for a Changing World: Solving complex Social problems” (2), M.D.Mumford,S.J.Zaccaro,F.D.Harding,T.O.Jacobs và E.A.Fleishman (2000) đã xây dựng “mô hình kỹ năng” nhằm xác định mối quan hệ giữa kiến thức và kỹ năng của lãnhđạo và hiệu quả của nhà lãnhđạo.
Mô hình “các kỹ năng lãnhđạo cơ bản” mà M.D.Mumford phát triển gồm năm cấu phần khác nhau: thuộc tính cá nhân, các năng lực, thành quả lãnhđạo, kinh nghiệm nghề nghiệp và sự tác động của môi trường. Theo đó, thành quả lãnhđạođược nhìn nhận dưới góc độgiải quyết vấn đề hiệu quảvà thành tích/hiệu quả công việc - bị ảnh hưởng mạnh bởi năng lực của người lãnhđạo, các thuộc tính cá nhân và kinh nghiệm nghề nghiệp của người lãnhđạo.
Các năng lực lãnhđạo bao gồm kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng phán xét và kiến thức. Theo M.D.Mumford (2000), kỹ năng giải quyết vấn đềlà khả năng sáng tạo của nhà lãnhđạo để giải quyết các vấn đề mới và bất thường, vấn đề chưa được xác định của tổ chức. Những kỹ năng này bao gồm khả năng xác định những vấn đề quan trọng, thu thập thụng tin về vấn đề, phõn tớch và làm rừ vấn đề, đưa ra cỏc giải phỏp/phương ỏn giải quyết vấn đề. Quỏ trỡnh giải quyết những vấn đề mới, khụng rừ ràng của tổ chức rất phức tạp và đặt ra nhiều thách thức đối với các nhà lãnhđạo.
Kỹ năng phán xétđề cập đến năng lực nhận thức về con người và hệ thống xã hội, cho phép nhà lãnhđạo làm việc với những người khácđể giải quyết vấn đề và hỗ trợ thực thi những thay đổi trong mỗi tổ chức. Kỹ năng phán xét bao gồm: khả năng thấu hiểu quan điểm của người khác, hiểu biết và nhận thức được vai trò của người khác trong tổ chức, kỹ năng ứng xử với các thành viên khác một cách mềm dẻo, linh
hoạt. Nó cũng bao gồm khả năng truyền đạt tầm nhìn của nhà lãnhđạo đến các thành viên khác một cách hiệu quả. Kỹ năng thuyết phục và truyền thông thay đổi trong giao tiếp là cần thiết để làm được điều đó. Kỹ năng giải quyết xung đột là một khía cạnh quan trọng của khả năng mang lại hiệu quả xã hội. Ngoài ra, hiệu quả xã hội đòi hỏi nhà lãnhđạo phải huấn luyện cho các cấp dưới, đưa ra định hướng và hỗ trợ họ tiến tới các mục tiêu mà tổ chức lựa chọn.
Ngoài các năng lực lãnhđạo nói trên, bốn thuộc tính cá nhân có ảnh hưởng đến kỹ năng và kiến thức lãnhđạo bao gồm: năng lực tư duy tổng hợp, năng lực tư duy tích luỹ, động lực và tính cách cá nhân.
Năng lực tư duy tổng hợpđược hiểu nhưlà sự thông minh của một người. Nó bao gồm cách xử lý nhận thức, xử lý thông tin, kỹ năng lập luận tổng hợp, khả năng sáng tạo và tư duy khác nhau, kỹ năng ghi nhớ. Khả năng tư duy thông thường phụ thuộc vào bản năng sinh học và không phụ thuộc vào kinh nghiệm.
Năng lực tư duy tích lũy đề cập đến năng lực trí tuệ có được qua việc học tập hoặc đúc kết qua thời gian. Nói cách khác, năng lực tư duy tích lũy là trí tuệ học được - những ý tưởng và năng lực nhận thức mà con người học hỏi được thông qua kinh nghiệm. Vì nó tương đối ổn định theo thời gian nên loại trí tuệ này không bị giảm đi khi con người già đi.
Mô hình kỹ năng đưa ra một giả thuyết rằng bất cứ một đặc điểm riêng biệt nào giúp con người đương đầu với những tình huống phức tạp của tổ chức đều có liên quan tới năng lực lãnhđạo.
1.1.5.3 Mô hình "5 thực tiễn" của Peter Drucker
Peter Ferdinand Drucker cho rằng nhà quản lý cần có thực tiễn và kinh nghiệm điều hành, coi đó là những năng lực cần có đối với việc triển khai các nỗ lực mang tính hệ thống đểsắp xếp sao cho những phần việc quan trọng luôn nằm trong sự kiểm soát của một nhà quản lý. Theo Peter Drucker, năng lực gồm:
- Năng lực quản lý quỹ thời gian của bản thân. Một nhà quản lý có năng lực là một người biết điều mình làm trong quỹ thời gian của mình và kiểm soát được mình.
- Năng lực định hướng hành động theo kết quả. Một nhà quản lý có năng lực luôn chú trọng tới đóng góp của bản thân đối với kết quả và hướng những nỗ lực của mình theođịnh hướng kết quả.
- Năng lực phát huy sức mạnh vốn có. Nhà quản lý có năng lực luôn biết cách hành động trên cơ sở sức mạnh của bản thân, sức mạnh của cấp trên, đồng nghiệp, cấp dưới và sức mạnh tình huống mà không bắt đầu bằng việc suy nghĩ về những điều không thể hoàn thành.
- Năng lực lựa chọn lĩnh vực cần tập trung nỗ lực. Nhà quản lý biết sử dụng nỗ lực của mình trong một số lĩnh vực trọng yếu, nơi chất lượng hành động có thể tạo ra những kết quả đặc biệt; đồng thờiưu tiên giải quyết những vấn đề trọng yếu, bỏ qua những vấn đề thứ yếu.
- Năng lực ra quyết định. Nhà quản lý có năng lực biết đưa ra những quyết định hiệu quả và tiến hành những bước đi cần thiết theo trật tự mong muốn - một vấn đề mang tính nguyên tắc; đồng thời không quên rằng một quyết định hiệu quả luôn dẫn đến một sự thay đổi và nhiều khi cần vượt qua những ý kiến trái ngược và hiểu rằng: ra nhiều quyết định nhanh ắt sẽ dẫn đến các quyết sách tồi. Vì vậy, cần chú ý tới việc ra những quyết định mang tính thiết yếu. Một chiến lược tốt còn quan trọng hơn là nhiều chiến thuật mỗi ngày.