Đánh giá và xếp hạng năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của công ty liên hợp xây dựng vạn cường (Trang 40 - 43)

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn. Như vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước hết phải được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp. Đây là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp, không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp… một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối tác cạnh tranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường. Sẽ là vô nghĩa nếu những điểm mạnh và điểm yếu bên trong doanh nghiệp được đánh giá không thông qua việc so sánh một cách tương ứng với các đối tác cạnh tranh. Trên cơ sở các so sánh đó, muốn tạo nên năng lực cạnh tranh, đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo lập được lợi thế so sánh với đối tác của mình.

Nhờ lợi thế này, doanh nghiệp có thể thoả mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối tác cạnh tranh.

Thực tế cho thấy, không một doanh nghiệp nào có khả năng thỏa mãn đầy đủ tất cả những yêu cầu của khách hàng. Thường thì doanh nghiệp có lợi thế về mặt này và có hạn chế về mặt khác. Vần đề cơ bản là, doanh nghiệp phải nhận biết được điều này và cố gắng phát huy tốt những điểm mạnh mà mình đang có để đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của khách hàng. Những điểm mạnh và điểm yếu bên trong một doanh nghiệp được biểu hiện thông qua các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp như marketing, tài chính, sản xuất, nhân sự, công nghệ, quản trị, hệ thống thông tin…Tuy nhiên, để đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp, cần

phải xác định được các yếu tố phản ánh năng lực cạnh tranh từ những lĩnh vực hoạt động khác nhau và cần thực hiện việc đánh giá bằng cả định tính và định lượng. Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ở những ngành, lĩnh vực khác nhau có các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh khác nhau. Đối với các doanh nghiệp xây dựng, có thể đưa ra 5 nhóm chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh, bao gồm: tài chính, kỹ thuật và công nghệ, kinh nghiệm và năng lực thi công, giá dự thầu, chất lượng hồ sơ dự thầu.

Việc lượng hóa các tiêu chí để hình thành chỉ tiêu tổng hợp được thực hiện thông qua phương pháp ma trận. Quá trình thực hiện cụ thể như sau:

Bước 1: Lập danh mục các tiêu tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Các tiêu chí cụ thể bao gồm: kinh nghiệm, nhân sự, máy móc thiết bị thi công, tài chính, kỹ thuật và công nghệ, giá dự thầu, chất lượng hồ sơ dự thầu, thương hiệu của doanh nghiệp.

Bước 2: Xác định tầm quan trọng của từng tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh, trên cơ sở đó ấn định điểm trọng số cho từng tiêu chí. Ở đây xin đề xuất các mức điểm trọng số như sau:

- Tiêu chí ảnh hưởng mạnh, trực tiếp tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có điểm trọng số là 3. Thuộc nhóm này có các tiêu chí: Giá dự thầu, nhân sự, máy móc thiết bị thi công, tài chính, kỹ thuật và công nghệ.

- Tiêu chí có ảnh hưởng trung bình tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có điểm trọng số là 2. Thuộc nhóm này có các tiêu chí: kinh nghiệm, chất lượng hồ sơ dự thầu.

- Tiêu chí có ảnh hưởng yếu, gián tiếp tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có điểm trọng số là 1. Thuộc nhóm này có tiêu chí: Thương hiệu của doanh nghiệp.

Bước 3: Xác định mức điểm để đánh giá các tiêu chí.

- Tiêu chí nào được đánh giá là tốt, xếp loại A, thì mức điểm bằng 5.

- Tiêu chí nào được đánh giá là khá, xếp loại B, thì mức điểm bằng 4.

- Tiêu chí nào được đánh giá là trung bình, xếp loại C, thì mức điểm bằng 3.

- Tiêu chí nào được đánh giá là yếu, xếp loại D, thì mức điểm bằng 2.

- Tiêu chí nào được đánh giá là kém, xếp loại E, thì mức điểm bằng 1.

Bước 4: Xác định thang điểm xếp hạng

Các tiêu chí cần đánh giá, điểm trọng số, được tổng hợp vào trong bảng sau:

STT Chỉ tiêu Trọng

số

Tốt Khá Trung

bình Yếu Kém

A B C D E

1 Giá dự thầu 3 5 4 3 2 1

2 Nhân sự 3 5 4 3 2 1

3 Máy móc thiết bị 3 5 4 3 2 1

4 Tài chính 3 5 4 3 2 1

5 Kỹ thuật, công nghệ 3 5 4 3 2 1

6 Kinh nghiệm 2 5 4 3 2 1

7 Chất lượng hồ sơ dự thầu 2 5 4 3 2 1

8 Thương hiệu của DN 1 5 4 3 2 1

Tổng điểm 100 80 60 40 20

Tác giả đề xuất xếp hạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp theo 5 mức: Mạnh, Khá, Trung bình, Yếu, Kém

Khoảng cách điểm giữa 2 hạng liên tiếp =

Tổng số điểm hạng A – Tổng số điểm hạng E Số hạng

=

100-20 5

= 16

Bước 5: Xác định mức điểm xếp hạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Tổng điểm từ 85 – 100 xếp loại Mạnh.

- Tổng điểm từ 68 – 84 xếp loại Khá.

- Tổng điểm từ 50 – 67 xếp loại Trung bình.

- Tổng điểm từ 35 – 49 xếp loại Yếu.

- Tổng điểm từ 20 – 34 xếp loại Kém.

Trong trường hợp cần so sánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp này với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp khác cần tiến hành xác định tổng số điểm mà

mỗi doanh nghiệp đạt được: Doanh nghiệp nào có số điểm cao hơn thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đó tốt hơn.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của công ty liên hợp xây dựng vạn cường (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w