Chiến lược định giá để đảm bảo thắng thầu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của công ty liên hợp xây dựng vạn cường (Trang 93 - 96)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY LẮP CỦA CÔNG TY LIÊN HỢP XÂY DỰNG

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty liên hợp xây dựng Vạn Cường trong đấu thầu xây lắp

3.2.5. Chiến lược định giá để đảm bảo thắng thầu

Trong hồ sơ dự thầu, ngoài bảng giá dự thầu tổng hợp thì chủ đầu tư bắt buộc nhà thầu phải có bảng phân tích đơn giá chi tiết kèm theo để chuyên gia chấm thầu kiểm tra xem các hạng mục công việc có được xây dựng theo đúng định mức về vật tư, nhân công, máy thi công theo yêu cầu các quy định của Bộ Xây dựng ban hành hay không. Qua nghiên cứu các hồ sơ mời thầu xây dựng ở Việt Nam cũng như quốc tế hiện nay thì một trong những tiêu chuẩn quan trọng để chủ đầu tư xem xét trúng thầu vẫn là giá dự thầu (Gdth). Giá dự thầu là tổng hợp đơn giá và khối lượng các hạng mục công việc trong toàn bộ dự án. Giá dự thầu có thể được tính theo công thức sau:



n i

gi I

dth Q xD

G

1

Trong đó:

Qi: là khối lượng hạng mục công việc i do bên mời thầu cung cấp trên cơ sở bảng tiên lượng được bóc ra từ bản vẽ thiết kế thi công.

Dgi: là đơn giá dự thầu hạng mục công việc thứ i do nhà thầu lập ra theo hướng dẫn chung về lập giá xây dựng dựa trên bảng thông báo giá vật liệu theo thời điểm được ấn định trong hồ sơ mời thầu và dựa trên cơ sở điều kiện cụ thể.

n: số lượng hạng mục công việc cần thực hiện trong dự án.

Cơ cấu Đơn giá dự thầu (Dgi) bao gồm các chi phí sau:

- - - -

Chi phí trực tiếp (T) Chi phí chung

(C) Lãi dự kiến

(L) Thuế giá trị

gia tăng (GTGT) Chi phí trực

tiếp khác (TT)

Đơn giá dự thầu (Dgi)

Hệ số rủi ro (Hrr)

Hệ số trược giá

(Htgia)

- Chi phí trực tiếp, ký hiệu là T, bao gồm:

+ Chi phí vật liệu, ký hiệu là VL + Chi phí nhân công, ký hiệu là NC + Chi phí máy thi công, ký hiệu là M + Chi phí trực tiếp khác, ký hiệu là TT

T = VL + NC + M + TT

Cộng tất cả các chi phí, lãi, thuế ta được đơn giá dự thầu (Dgi). Đây chính là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến việc lựa chọn sản phẩm của bên mua sau khi đã xem xét các yếu tố về mặt tiêu chuẩn năng lực kinh nghiệm và kỹ thuật.

Tuỳ theo tính chất phức tạp và thời gian thi công của dự án mà ta có thể tính thêm hệ số rủi ro (Hrr) hoặc hệ số trượt giá (Htgia). Lúc này đơn giá dự thầu sẽ được tính bằng công thức sau:

Dgi = Dgi (1+Hrr + Htgia)

Việc tính toán định mức hao phí và chi phí về vật liệu, nhân công, máy thi công phải dựa trên cơ sở thực tế hoặc kinh nghiệm thi công và khối lượng hạng mục công việc của từng bộ phận đã nêu trong hồ sơ thiết kế, đây là một trong những cơ sở quan trọng để nhà thầu dùng làm căn cứ để tăng hay giảm giá trong đấu thầu.

Kết luận: Nếu áp dụng các công thức để tính toán về vật liệu, nhân công, ca máy như đã trình bày, khi đưa ra giá dự thầu thì tất cả các nhà thầu sẽ có đơn giá như nhau và khó tạo ra được sự khác biệt. Vì vậy, các doanh nghiệp nên đi sâu nghiên cứu các tiêu chuẩn của nước ngoài và các hệ số mà trong các cuộc đấu thầu quốc tế các nhà thầu nước ngoài đã đưa vào giá dự thầu của mình đó là: hệ số luân chuyển của vật liệu, hệ số chuyển từ thực tế kinh nghiệm thi công sang dự toán đồng thời cần phải xác định cấp bậc thợ cho từng loại công việc dựa theo biên chế tổ, nhóm đã được kiểm nghiệm qua nhiều công trình thi công và giá nhân công trên thị trường để từ đó xây dựng được đơn giá của riêng mình và tạo ra lợi thế so với đối thủ cạnh tranh.

- Xác định chi phí chung: Chi phí chung là các chi phí không thể tính trực tiếp cho từng công tác xây lắp nhưng nó đảm bảo thi công toàn bộ công trình.

- Xác định thuế: Mức thuế được tính theo theo quy định của Nhà nước.

- Xác định mức lãi: Được xác được căn cứ theo mục tiêu dự thầu, nhưng phải bảo đảm bù đắp được chi phí. Tức là:

Mức lãi dự kiến = Giá bán - Tổng chi phí phải luôn luôn 0 - Xây dựng giá dự thầu:

Để giá thầu được xây dựng hợp lý cần phải xác định được mức giá tối đa và mức giá thối thiểu của công trình.

+ Giá tối đa (Gmax): Đây chính là mức giá trần mà chủ đầu tư đưa ra khi chào thầu.

+ Giá tối thiểu (Gmin): Đây là mức giá bảo đảm cho nhà thầu vừa đủ bù đắp các chi phí cơ bản như chi phí vật liệu, nhân công, xe máy và chi phí quản lý công trường.

+ Giá trúng thầu.

Thực tế hiện nay cho thấy giá trúng thầu không thể nào cao hơn giá trần (Gmax). Trong quá trình cạnh tranh thì các nhà thầu thường giảm giá đến mức có thể được nhưng không thể thấp hơn giá thành (Gmin). Vì vậy, việc chọn giá bỏ thầu vừa phải đảm bảo trúng thầu vừa có lợi nhuận. Nghĩa là giá bỏ thầu phải nằm trong khoảng: Gmin GdtGmax

Trong quá trình cạnh tranh, tuỳ theo tình hình Công ty có thể linh hoạt đưa ra giá dự thầu theo các chính sách sau:

- Chính sách giá cao: Công ty có thể áp dụng khi có công nghệ đặc biệt và độc quyền. Khi đó buộc các chủ đầu tư phải chấp nhận, tuy nhiên không thể vượt quá giá xét thầu (đối với các dự án nhà nước quản lý). Chính sách này có hạn chế là khi chỉ có một nhà thầu có đủ khả năng công nghệ.

- Chính sách giá thấp: Công ty đưa ra mức giá thấp (với các điều kiện kỹ thuật tương đương) nhằm loại trừ đối thủ cạnh tranh hiện có và ngăn ngừa đối thủ cạnh tranh mới. Để thực hiện được chính sách này thì Công ty phải tận dụng các nguồn lực và thế mạnh để giảm chi phí. Công ty có thể lấy mức giá hoà vốn làm cận dưới để xác định giá dự thầu.

- Chính sách giá linh hoạt theo thị trường: Công ty phải tuỳ thuộc vào tình hình của thị trường để đưa ra giá dự thầu hợp lý để đảm bảo thắng thầu. Chẳng hạn

khi nhu cầu đầu tư của xã hội, khi cầu về xây dựng giảm thì cần phải đưa ra giá dự thầu thấp để tạo công ăn việc làm cho người lao động và ngược lại.

- Chính sách phân hóa sản phẩm: Thực hiện chính sách này khi xác định giá dự thầu thì Công ty cần phân biệt cho từng khu vực địa lý (vì tuỳ từng khu vực mà giá cả nguyên vật liệu khác nhau, điều kiện giao thông khác nhau, vận chuyển nguyên vật liệu, cung cấp vật tư khác nhau...) hoặc phân biệt theo kế hoạch hoặc theo mùa.

Nhà thầu lúc này tùy theo mục tiêu đấu thầu mà đưa ra giá như:

- Lợi nhuận tối đa - Lợi nhuận trung bình - Lợi nhuận tối thiểu - Tạo công ăn việc làm - Xâm nhập thị trường mới

Đây là các cấp độ mục tiêu mà nhà thầu lập. Nếu gọi:

Gdti: là giá dự thầu ứng với từng cấp độ mục tiêu dự thầu (có 5 cấp độ nên i

= 1÷5)

hi: là hệ số xác định giá dự thầu theo mục tiêu i (h≥1)

thì: Gdti= hi. Gban; trong đó: hi = Xi +1. Cách tính hi như sau:

gọi Li: là lợi nhuận theo mục tiêu i

Xi: là tỷ suất lợi nhuận theo mục tiêu i (%). Ta có:

) 1 1

(   

 

hi

Gban hi Gban Gban

Gban Gdti

Gban

Xi Li hay hiXi1

Nhà thầu căn cứ vào từng thời điểm, hoàn cảnh cụ thể, mức độ cạnh tranh và chiến lược kinh doanh mà xác định mục tiêu dự thầu cho phù hợp theo công thức trên. Trong đó mức lợi nhuận được xác định theo từng cấp độ mục tiêu.

3.2.6. Xây dựng kỹ năng giám sát và đánh giá về tiến độ, nâng cao công tác

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của công ty liên hợp xây dựng vạn cường (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w