CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY LẮP CỦA CÔNG TY LIÊN HỢP XÂY DỰNG
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty liên hợp xây dựng Vạn Cường trong đấu thầu xây lắp
3.2.6. Xây dựng kỹ năng giám sát và đánh giá về tiến độ, nâng cao công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng
Một công trình xây dựng hoàn thành – đó là sản phẩm, là công sức của cả một tập thể cỏn bộ, nhõn viờn, cụng nhõn lao động. Sản phẩm đú thể hiện rừ hiệu quả chất lượng, trình độ quản lý, tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, kỹ thuật chuyên môn và tay nghề của người thợ. Việc thi công một công trình được thực
hiện một cách khoa học, tính toán kỹ lưỡng, kiểm tra, giám sát và đánh giá cẩn thận thì hiệu quả sẽ được bảo đảm.
Giỏm sỏt và đỏnh giỏ là cỏc cụng cụ quản lý quan trọng để theo dừi tiến độ thực hiện và hỗ trợ quá trình ra quyết định. Giám sát có thể định nghĩa là một chức năng được thực hiện một cách liên tục nhằm cung cấp cho cấp quản lý và các bên có liên quan các dấu hiệu về tác động thành công hoặc không thành công ban đầu của các hoạt động, dự án, chương trình đang triển khai. Quá trình giám sát giúp các tổ chức theo dừi những thành quả thụng qua việc thường xuyờn thu thập thụng tin để kịp thời hỗ trợ việc ra quyết định, đảm bảo việc giải trình trách nhiệm và tạo nền tảng cho việc đánh giá và bài học kinh nghiệm. Đánh giá là quá trình đánh giá một cách có hệ thống và khách quan một dự án, chương trình hoặc một chính sách đang thực hiện hoặc đã hoàn thành từ giai đoạn thiết kế đến triển khai và các kết quả đạt được. Mục đích của việc đánh giá là để xác định tính phù hợp và mức độ hoàn thành các mục tiêu, tính hiệu quả, tác động và tính bền vững.
Hiện nay Công ty khi lập hồ sơ dự thầu còn xem nhẹ và chưa chú ý đến việc giám sát và đánh giá về tiến độ và chất lượng dẫn đến những chi phí phát sinh mà nhà thầu phải chi trả thêm và những lợi ích có thể mất đi thông qua các công việc sau: Trì hoãn tiến độ, công việc lặp lại, thay đổi quá nhiều, sự tranh luận (không thống nhất). Từ những công việc trên sẽ kéo theo hàng loạt vấn đề liên quan:
+ Đối với việc trì hoãn tiến độ đó là: Lãi ngân hàng, khả năng thu hồi vốn chậm, chi phí cơ hội, mất lợi nhuận.
+ Công việc lặp lại, thay đổi nhiều: Chi phí phải làm 2 lần hoặc nhiều hơn, áp lực về giá cả, áp lực về thời gian.
+ Sự tranh luận: Phí thời gian, trì hoãn dự án, tổn hại danh tiếng.
Biểu đồ3.1: Biểu hiện vấn đề liên quan đến chi phí và hiệu quả của dự án
Chi phí phát sinh
Quản lý chuyên nghiệp Quản lý chuyên nghiệp
Hiệu quả
Chất lượng các công trình do Công ty xây dựng là tiêu chí quan trọng và là cơ sở để bên mời thầu (chủ đầu tư) đánh giá khi lựa chọn nhà thầu. Vì vậy, nâng cao chất lượng công trình xây dựng là giải pháp thiết thực để tăng khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của Công ty. Để thực hiện giải pháp này Công ty cần thực hiện các biện pháp sau:
- Xây dựng mô hình ba kiểm tra (tổ sản xuất tự kiểm tra, công trường tự kiểm tra và doanh nghiệp kiểm tra) trong công tác quản lý tiến độ và chất lượng nhằm tiết kiệm tối đa chi phí và mang lại hiệu quả cho dự án, gói thầu. Cụ thể cần thực hiện những việc sau:
+ Tại văn phòng Công ty: Thành lập tổ giám sát tiến độ, chất lượng công trình xây dựng do Trưởng phòng Kỹ thuật thi công đảm nhận trách nhiệm, giúp Giám đốc Công ty trong việc kiểm tra, giám sát, đánh giá, quản lý tiến độ và chất lượng của công trình xây dựng, giám định chất lượng vật liệu xây dựng, cấu kiện thiết bị dùng trong thi công. Tìm nguyên nhân gây ra tình trạng không đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình, tư vấn cho Giám đốc Công ty trong khâu lập biện pháp xử lý việc chậm trễ về tiến độ, chất lượng công trình, tổ chức lưu trữ các tài liệu về chất lượng, tự ghi tự kiểm, nghiệm thu kỹ thuật để làm tài liệu đối chiếu, kiểm tra khi nghiệm thu bàn giao công trình. Tổ giám sát tiến độ, chất lượng là một bộ phận thường trực trên công trường, có chức năng :
Đụn đốc, theo dừi, kiểm tra, giỏm sỏt cỏc bộ phận thi cụng trờn cụng trường trong việc thực hiện đúng kế hoạch, tiến độ chi tiết đã vạch ra, các quy trình, quy định kiểm soát chất lượng.
Ngăn chặn, chấn chỉnh kịp thời các vi phạm trong quản lý chất lượng, đảm bảo các công đoạn thi công lắp đặt phải được kiểm tra chất lượng và kết quả kiểm tra là đạt yêu cầu quy định
+ Trên công trường: Giám đốc Công ty giao cho Chỉ huy trưởng công trường chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về quản lý tiến độ và chất lượng công trình do đơn vị thi công. Chỉ huy trưởng công trường là người đại diện cho Công ty
trực tiếp làm việc với bộ phận giám sát của chủ đầu tư, cơ quan điều hành dự án, thay mặt Công ty giải quyết từng vấn đề cụ thể, xử lý tình huống phát sinh trong thi công đồng thời là cầu nối giữa các công đoạn Sản xuất tại Xưởng – Quản lý Kỹ thuật (KCS) – Lắp dựng tại công trường. Cụ thể:
Tổ chức, theo dừi và ghi chộp cỏc cụng việc phải kiểm tra và thử nghiệm, kể cả của thầu phụ, để đảm bảo việc kiểm tra về tiến độ và chất lượng đã được thực hiện đúng như công trình yêu cầu. Đảm bảo nhận được các bản báo cáo về các kiểm tra và thử nghiệm trên. Tập hợp và lưu giữ đầy đủ các bản báo cáo trên để làm cơ sở lập báo cáo gởi cho tổ giám sát tiến độ, chất lượng.
Báo cáo đề nghị doanh nghiệp phê duyệt xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công công trình.
Theo dừi việc thực hiện cỏc hành động khắc phục đó được phờ duyệt.
Cùng với Tổ trưởng tổ giám sát tiến độ, chất lượng xem xét lại tất cả các vấn đề về quản lý chi phí, tiến độ, chất lượng, thầu phụ, nhà cung cấp và những vấn đề phải đệ trình trước khi bắt đầu thực hiện.
Báo cáo định kỳ hàng tuần cho Tổ trưởng tổ giám sát tiến độ, chất lượng.
- Tuân thủ và chịu sự giám sát, kiểm tra chất lượng của chủ đầu tư, tư vấn giám sát, thiết kế và cơ quan giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng.
- Tổ chức hệ thống đảm bảo chất lượng công trình theo tiêu chuẩn ISO 9000:2000 để thực hiện chế độ quản lý chất lượng công trình trong quá trình thi công công trình. Đảm bảo chất lượng của vật liệu xây dựng sử dụng vào công trình.
Làm đầy đủ công tác thí nghiệm đối với sản phẩm xây dựng.
- Đào tạo và trang bị cho cán bộ chỉ đạo và công nhân thi công những kiến thức cần thiết về quy trình thi công, nghiệm thu, tiêu chuẩn chất lượng cho phép, quy chế về chất lượng...Xây dựng quy chế thưởng, phạt, qui định trách nhiệm cho các cá nhân, tổ đội trong việc đảm bảo chất lượng công trình xây dựng.
- Chuẩn bị chu đáo, lập và kiểm tra biện pháp thi công, tiến độ thi công.
- Thi công đúng hồ sơ thiết kế được duyệt, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và hợp đồng giao nhận thầu xây dựng. Đảm bảo đầy đủ các chứng chỉ về chất lượng cho nghiệm thu công trình, phải bảo hành công trình đúng theo quy đinh.