Các công việc cần tiến hành sau phiên Tòa sơ thẩm

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ KHI THAM GIA TRANH TỤNG TRONG CÁC VỤ ÁN TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI (Trang 40 - 42)

Theo quy định của pháp luật sau khi Tòa tuyên án thì đương sự, người đại diện của đương sự hoặc người bảo vệ quyền lợi của đương sự… có quyền

được xem Biên bản của phiên tòa hoặc có quyền yêu cầu sửa chữa, bổ sung biên bản. Đây là một quyền rất quan trọng trên cơ sở đó tạo điều kiện cho những người tham gia tố tụng phát hiện những sai lầm để kiến nghị sửa chữa bổ sung nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự. Đối với những vụ án phức tạp, phiên tòa xảy trong nhiều ngày, bút ký phiên tòa dài dòng thì Luật sư phải cùng với thân chủ của mình xin phép Tòa án được xem Biên bản phiên tòa và cùng nhau trao đổi, phát hiện những vấn đề cần sửa chữa, bổ sung.

Cũng theo quy định của pháp luật ngay sau khi phiên tòa, Tòa án phải cấp trích lục bản án hoặc quyết định cho các đương sự và chậm nhất trong thời hạn chống án Tòa án phải cấp bản sao bản án hoặc quyết định cho họ theo yêu cầu của đương sự. Luật sư cần chủ động đề nghị với HĐXX để HĐXX cấp ngay cho thân chủ của mình trích lục phần quyết định của bản án nhằm giúp thân chủ nắm bắt được một cách chính xác quyền và nghĩa vụ của họ trong bản án. Trong trường hợp Tòa án không thể cấp ngay trích lục bằng văn bản thì Luật sư có thể yêu cầu chủ tọa phiên tòa đọc lại phần quyết định để Luật sư ghi chép hoặc thân chủ của mình ghi chép. Toàn văn bản án cần phải được cấp trong thờihạn kháng cáo để những người có quyền kháng cáo thực hiện quyền kháng cáo của mình.

Luật sư nên giúp đương sự thực hiện quyền kháng cáo. Nếu thấy quyết định của bản án không phù hợp với yêu cầu của mình đã đề ra thì theo yêu cầu của thân chủ Luật sư cần hướng dẫn cho họ hoặc tự mình soạn thảo Đơn kháng cáo để yêu cầu Tòa án cấp xem xét lại theo trình tự phúc thẩm.

Đơn kháng cáo là một văn bản của đương sự khi họ không đồng ý với quyết định của Tòa án đã xét xử sơ thẩm và yêu cầu Tòa án cấp trên xét xử lại vụ án theo trình tự phúc thẩm để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Thông thường Đơn kháng cáo phải thể hiện được các nội dung sau:

+ Phần mở đầu: Nêu rõ gửi cho Tòa án nào, các đương sự trong vụ án đã xử sơ thẩm, họ và tên người làm đơn kháng cáo, lý do kháng cáo.

+ Phần nội dung: Trình bày những nội dung mà Tòa án sơ thẩm đã xử trên cơ sở yêu cầu của nguyên đơn, phần yêu cầu của bị đơn (nếu có); nêu diễn biến của quá trình xem xét giải quyết vụ án ở cấp sơ thẩm những nội dung mà người kháng cáo không đồng ý với quyết định của Tòa án sơ thẩm; tại sao lại không đồng ý và các chứng cứ, lý lẽ để chứng minh cho yêu cầu kháng cáo của mình. Nếu người chống án cho rằng chứng cứ đã thể hiện trong hồ sơ và đã được kiểm tra, xác minh công khai tại phiên tòa nhưng Tòa án đã không căn cứ vào những chứng cứ đó khi quyết định bản án thì cũng phải chỉ rõ. Nếu đề xuất thêm các tình tiết, tài liệu mới thì cũng cần chỉ rõ. Phần này cũng cần đưa ra các văn bản pháp luật để áp dụng cho trường

hợp mà mình đã nêu ra. Nếu có sự hiểu khác nhau trong việc áp dụng luật thì cũng cần phân tích, làm rõ.

+ Phần đề xuất: Đề nghị Tòa án phúc thẩm xem xét lại vụ án (toàn bộ hoặc một phần) để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người kháng cáo.

Trong trường hợp bản án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì Luật sư cũng cần hướng dẫn cho khách hàng các thủ tục cần thiết để yêu cầu thi hành bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ KHI THAM GIA TRANH TỤNG TRONG CÁC VỤ ÁN TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w