Chuẩn bị bản luận cứ bảo vệ quyền lợi của khách hàng tại phiên toà

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ KHI THAM GIA TRANH TỤNG TRONG CÁC VỤ ÁN TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI (Trang 30 - 37)

gia phiên toà

Ngoài khả năng biện luận, khả năng khai thác và phân tích chứng cứ thì việc đưa ra được các văn bản pháp luật phù hợ, đầy đủ nội dung không thể thiếu nếu muốn phần Luật sư trình bày thật sự thuyết phục. Việc viện dẫn các văn bản pháp luật sẽ củng cố lòng tin của người nghe về nội dung Luật sư đưa ra bởi họ thấy rằng quan điểm của luật sự được khẳng định trên cơ sở của pháp luật chứ không chỉ xuất phát từ cách nhìn cảm tính, chủ quan của cá nhân luật sư.

Khi giải quyết một vụ kiện dân sư thường phải áp dụng nhiều văn bản pháp luật khác nhau, thậm chí của nhiều ngành luật khác nhau. Do đó việc chuẩn bị sẵn các văn bản pháp luật sẽ giúp cho Luật sư chủ động khi cần viện dẫn văn bản.

Việc chuẩn bị văn bản không nên chỉ dừng lại ở việc nêu tên văn bản mà tuỳ theo yêu cầu của nội dung tranh luận, trong những trường hợp cần thiết nên trích dẫn hoặc nêu nội dung cụ thể.

3.2.5. Chuẩn bị bản luận cứ bảo vệ quyền lợi của khách hàng tại phiên toà . toà .

Tại phiên toà , sau khi kết thúc phần Hỏi, Hội đồng xét xử sẽ chuyển sang phần Tranh luận (từ Điều 232 đến Điều 235 BLTTDS). Căn cứ vào những quy định của pháp luật tố tụng hiện nay, trên thực tế, khi bắt đầu vào tranh luận, các Luật sư thường trình bày quan điểm của mình trong việc bảo vệ quyền lợi cho khách hàng của họ. Nội dung của quan điểm này được gọi là Luận cứ của Luật sư .

Trước khi đối đáp, Luật sư sẽ trình bày quan điểm của mình để khẳng định những lợi ích của khách hàng của mình, bác bỏ những yêu cầu đối lập khác, v.v.. trên cơ sở có sự phân tích, đánh giá chứng cứ và viện dẫn văn bản pháp luật để làm căn cứ cho những đề nghị của mình. Như vậy, bản luận cứ của Luật sư có thể coi là một văn bản pháp lí rất quan trọng của vụ kiện. Trước hết nó là cơ sở giúp cho Hội đồng xét xử xem xét, đánh giá để chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của đương sự. Mặt khác, nó phản ánh đầy đủ khả năng của Luật sư trong việc khai thác hồ sơ, khả năng phân tích, đánh giá chứng cứ cũng như khả năng biện luận của Luật sư. Vì vậy, để có thể tham gia tố tụng tại phiên toà được tốt thì sự chuẩn bị một bản luận cứ công phu và kỹ lưỡng là việc làm hoàn toàn cần thiết.

Thực ra pháp luật không có điều luật nào điều chỉnh một bản luận cứ của Luật sư phải thực hiện như thế nào. Nhưng từ thực tế trong hoạt động nghề nghiệp của mình, khi chuẩn bị một bản luận cứ, các Luật sư thường quan tâm đến những vấn đề sau:

a/ Cơ cấu bản luận cứ

Trước khi viết luận cứ, cần phải chuẩn bị:

Bước 1: Xây dựng đề cương chi tiết.

Thường có rất nhiều vấn đề trong một vụ kiện. Mỗi vấn đề đôi khi lại gồm nhiều nội dung khác nhau. Để có thể diễn đạt một cách mạc lạc, khúc triết nhằm giúp cho người nghe - trước hết là Hội đồng xét xử - nắm bắt được những nội dung Luật sư muốn trình bày thì Luật sư nên có một đề cương chi tiết về những nội dung cần trình bày tại phiên tòa.

Đề cương nên trình bày theo trình tự từng nội dung. Ở mỗi nội dung nên xác định có bao nhiêu vấn đề. Điều này giúp cho Luật sư sẽ không bỏ sót nội dung mình muốn trình bày.

Bước 2: Lắp đặt những phần đã được ghi chép vào đề cương.

Như phần trên đã nêu, sau khi có một dàn ý về những nội dung, những ý cần trình bày thì nên chuẩn bị những thông tin mà người Luật sư đã thu thập được qua quá trình nghiên cứu hồ sơ cho mỗi nội dung. Điều nay giúp cho Luật sư khi trình bày có đầy đủ thông tin để trình bày, viện dẫn. Tăng sức thuyết phục đối với người nghe.

Bước 3: Trình bày nhận định và các đề xuất dưới dạng đơn giản.

Ở mỗi ý, mỗi nội dung đưa ra, Luật sư nên có sự phân tích và kết luật ngắn gọn. Không nên chỉ dừng lại ở việc đưa ra các sự kiện mà khi đưa ra một sự kiện nào đó thì nên có sự phân tích, kết luận về ý nghĩa của nó đối với nội dung đang trình bày. Từ đó có thể nêu đề xuất đối với Hội đồng xét xử.

Bước 4: Chuẩn bị các luận cứ để phản bác lại ý kiến của đối phương.

Qua quá trình nghiên cứu hồ sơ, nói chung Luật sư đã có thể xác định được cơ bản những nội dung tranh chấp và hình dung được tương đối những lập luận của bên đối lập. Do đó nên có sự chuẩn bị về lý lẽ, về chứng cứ, văn bản pháp luật để có thể tranh chấp tại phiên tòa khi cần thiết.

Bước 5: Sử dụng các văn bản pháp luật.

Việc sử dụng các văn bản pháp luật trong Bản luận cứ của Luật sư khác với việc viện dẫn căn cứ pháp lý trong các Bản án. Vì Luật sư là người bảo vệ quyền lợi cho một bên đương sự trong vụ án, là người trình bày các vấn đề đang tranh chấp và mong muốn được Hội đồng xét xử chấp nhận quan điểm của mình, do đó muốn cho người nghe cảm nhận các quan điểm của Luật sư là có căn cứ thì sau khi phân tích một nội dung nào đó, Luật sư nên viện dẫn văn bản pháp luật làm căn cứ pháp lý cho quan điểm của mình.

Trong trường hợp không có sự tranh chấp thì trong phần đề xuất, Luật sư vẫn nên viện dẫn căn cứ pháp lý cho mỗi nội dung đề xuất.

Bản luận cứ thường có ba phần cơ bản. Phần mở đầu.

Phần này thường đơn giản. Nội dung chủ yếu thường là giới thiệu về bản thân Luật sư. Mặc dù trong phần thủ tục, về nguyên tắc thì Hội đồng xét xử đã xác định được Luật sư nào bảo vệ quyền lợi cho đương sự nào trong vụ kiện. Nhưng trước khi phát biểu quan điểm bảo vệ quyền lợi cho thân chủ của mình, Luật sư vẫn nên khẳng định lại điều này, đặc biệt là trong những vụ kiện có nhiều đương sự, có nhiều Luật sư tham gia.

Khi viết cần kiểm tra các tiêu chí về tiêu đề của Đoàn Luật sư, Văn phòng Luật sư, địa chỉ liên hệ như điện thoại, fax, email… Thông thường phần tiêu đề được đặt trên cùng, bên trái là logo Văn phòng Luật sư mà mình là thành viên, ở giữa là Văn phòng và địa chỉ liên hệ. Lưu ý là không ghi tên của Luật sư ở trên tiêu đề. Tiêu đề chỉ ghi tên Đoàn Luật sư hoặc Văn phòng Luật sư và địa chỉ liên hệ. Bản thân họ và tên của Luật sư được thể hiện ở Bản luận cứ.

Có thể viết sẵn những thông tin mà chắc chắn sẽ không thay đổi như họ và tên Luật sư, họ và tên khách hàng mà mình nhận bảo vệ, tên Tòa án…

Bản luận cứ thường bắt đầu bằng câu Kính thưa Hội đồng xét xử. Nhiều Luật sư mở đầu bài luận cứ của mình bằng cách thưa gửi rất khác nhau. Về nguyên tắc Luật sư chỉ cần Kính thưa Hội đồng xét xử là đủ. Cũng có thể Thưa Tòa hoặc Thưa quý Toà! Nếu Luật sư quá lạm dùng việc thưa gửi có thể không những không tác dụng tốt mà còn ngược lại, dù cho đến thời điểm này chưa có một quy định nào về việc này.

Sau đó Luật sư có thể tự giới thiệu mình và bối cảnh nhận tham gia tố tụng với tư cách là Luật sư trong vụ án (phần bối cảnh nếu có thì viết ngắn gọn) Việc giới thiệu về Luật sư nên ngắn ngọn. Nội dung thường là giới thiệu tên của Luật sư, Luật sư đang hành nghề tại Văn phòng luật sư nào, thuộc Đoàn luật sư nào, tham gia phiên tòa bảo vệ quyền lợi cho ai trong vụ kiện.

Phần nội dung:

Đây là phần quan trọng nhất của bản luận cứ. Toàn bộ nội dung tranh chấp, quan điểm và các chứng cứ, cơ sở pháp lý cho quan điểm của Luật sư được thể hiện đầy đủ trong phần này.

Căn cứ vào tiến trình tố tụng trong một phiên tòa dân sự tại các Tòa án hiện nay, để quan điểm của Luật sư được người nghe nắm bắt đầy đủ, có logic, phần nội dung nên có những nội dung sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nêu tóm tắt diễn biến vụ án.

Phân tích tính hợp lệ hoặc bất hợp lệ trong việc Tòa án đã thụ lý giải quyết việc này:

+ Thẩm quyền của vụ án (bao gồm cả thời hiệu khởi kiện) + Tư cách của đương sự trong vụ án.

+ Khẳng định yêu cầu Tòa án tiếp tục tiến hành xét xử hoặc cần thiết phải hoãn xử, tạm đình chỉ, đình chỉ nếu có căn cứ.

+ Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp.

+ Xác định những vấn đề cần làm sáng tỏ trong vụ án để bảo vệ quyền lợi cho thân chủ.

Cụ thể các phần viết:

Nêu tóm tắt diễn biến vụ việc.

Tuy xác định là nêu tóm tắt diễn biến vụ việc nhưng đối với việc tóm tắt trong bản luận cứ của luật sư thì không nên tóm tắt lại toàn bộ nội dung của vụ kiện như cách tóm tắt vụ kiện trong các bản án mà chúng ta thường gặp, vì tính chất của bản án và tính chất của bản luận cứ hoàn toàn khác nhau. Trong bản luận cứ nên tóm tắt những nội dung tranh chấp. Vì đó là đối tượng để các bên trong vụ kiện đang hướng tới, đang muốn tranh luận, muốn nêu quan điểm của mình. Hội đồng xét xử cũng mong muốn được nghe ý kiến của các bên về những nội dung này. Việc tóm tắt những nội dung tranh chấp vừa giúp cho Luật sư dễ dàng đi thẳng vào việc phân tích, vừa tránh được sự dài dòng, lê thê khi trình bày.

-Phân tích tính hợp lệ hoặc bất hợp lệ (nếu có) đối với việc Tòa án thụ lí vụ án.

Trong trường hợp cần thiết Luật sư có thể phân tích việc thụ lí của Tòa án là đã hợp lệ hay không hợp lệ. Việc hợp lệ hay không trong vấn đề thụ lí có thể gồm nhiều nội dung: thẩm quyền của Tòa án, thời hiệu khởi kiện, tư cách khởi kiện v.v..

Nếu việc thụ lí đã chính xác, Luật sư có thể không cần đề cập đến hoặc có thể đưa ra một nhận định ngắn gọn. Trong trường hợp phát hiện thấy có những vấn đề không hợp lệ trong việc thụ lí thì Luật sư cần phải có sự phân tích chính xác và đưa ra những đề xuất thích hợp với lợi ích của khách hàng mà mình bảo vệ.

Nhận định về quan hệ pháp luật của vụ kiện.

Xác định những vấn đề cần giải quyết, đưa ra luận điểm của mình.

Trong phần chuẩn bị đề cương của Bản luận xứ, Luật sư đã xác định được những nội dung cần trình bày trong vụ kiện. Trong phần này, Luật sư đi sâu vào việc phân tích từng nội dung. Trong quá trình phân tích cần kết hợp giữa khả năng biện luận của Luật sư với việc khai thác các chứng cứ và viện dẫn văn bản pháp luật. Sau đó nên đưa ra kết luận về nội dung mà mình vừa phân tích. Điều này giúp cho người nghe thấy được ý nghĩa của nội dung mà Luật sư đưa ra có ảnh hưởng như thế nào đối với việc giải quyết tranh chấp.

Phần nội dung là phần chính của bản luận cứ. Một số nội dung như tóm tắt diễn biến của vụ án, phân tích tính hợp pháp, đúng đắn hoặc không đúng đắn, không hợp lệ của việc tòa án thụ lí giải quyết vụ án, phân tích tính thẩm quyền của vụ án, thời hiệu khởi kiện, những thủ tục được áp dụng từ khi khởi kiện và thụ lí vụ án cho đến thời điểm tòa án thụ lí xét xử vụ án, tư cách của đương sự trong vụ án, khẳng định việc yêu cầu toàn án tiếp tục tiến hành xét xử hoặc cần thiết phải hoãn xử, tạm đình chỉ, đình chỉ nếu có căn cứ, xác định quan hệ pháp luật tranh chấp, xác định những vấn đề cần làm sáng tỏ trong vụ án để bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp cần thiết được viết trước. Đối với những nội dung khác, như nhận định về các tình tiết cần làm sáng tỏ trong vụ án để bảo vệ quyền lợi của thân chủ, trình bày các chứng cứ và đánh giá các chứng cứ đó, các kết luận được rút ra sau khi nhận định và đánh giá các chứng cứ…trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Luật sư cũng chưa cần phải viết một cách quá chi tiết mà chỉ cần viết nháp theo một đề cương đã được vạch sẵn để tiện cho việc bổ sung, sửa chữa. Đối với những nội dung này nhất thiết phải được bổ sung, sửa đổi lại cho phù hợp sau khi Luật sư đã trực tiếp tham gia vào quá trình xét hỏi và tranh luận công khai tại phiên tòa. Một số nội dung đã được chuẩn bị sẵn trong giai đoạn chuẩn bị xét xử cũng có thể bị thay đổi cho phù hợp với những diễn biến, tình tiết vừa mới được làm sáng tỏ tại phiên tòa.

Trong phần nội dung, những vấn đề như chứng minh được các yêu cầu hoặc phản yêu cầu của khách hàng của mình là rất quan trọng. Muốn làm được điều này đòi hỏi phải lần lượt nêu ra các yêu cầu, hoặc phản yêu cầu và dùng các chứng cứ để chứng minh, làm rõ. Khi nhận định, phân tích hoặc kết luận nhất thiết phải căn cứ vào các quy định của pháp luật. Khi sử dụng các quy định của pháp luật để làm căn cứ phải kiểm tra trước hiệu lực của các văn bản đó.

Phần kết luận và đề xuất.

Vì toàn bộ nội dung tranh luận của Luật sư trong Bản luận cứ đều nhằm mục đích là mong muốn Hội đồng xét xử chấp nhận đề nghị của khách hàng mình bảo vệ, bác bỏ các yêu cầu của bên có quyền lợi đối lập. Do đó sau khi đã phân tích về những nội dung được đặt ra trong vụ kiện Luật sư nên nêu các đề xuất cụ thể. Hạn chế đưa ra những yêu cầu chung chung như « giải quyết theo quy định của pháp luật ». Điều này một lần nữa giúp cho Hội đồng xét xử khẳng định được rõ ràng các yêu cầu của đương sự.

Trong phần kết luận và đề xuất, các nội dung đưa ra nên rõ ràng, ngắn gọn. Tránh việc nói dài dòng, không rõ ràng.

- Ở mỗi phần nhận định đều viện dẫn văn bản pháp luật áp dụng và nêu rõ tại sao, căn cứ vào đâu để đưa ra các nhận định như vậy.

- Sau mỗi phần nhận định cần có kết luận. Kết luận chỉ được đưa ra sau khi có đầy đủ chứng cứ để khẳng định nó.

Phần kết luận và đề xuất cần thiết phải nhắc lại về kết luận của mình và yêu cầu cụ thể đối với Tòa án. Các yêu cầu cần rõ ràng, cụ thể. Trong phần kết luận cũng nêu rõ căn cứ vào văn bản pháp luật nào để yêu cầu Tòa xét xử như vậy.

Khi viết cần khẳng định lại các quan điểm (các kết luận) của mình thông qua quá trình phân tích chứng minh trong phần nội dung và đề xuất với tòa án phương án giải quyết nhằm thỏa mãn yêu cầu của đương sự. Phần kết luận phải được trình bày rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu, đủ ý, tránh hiểu nhầm và có căn cứ pháp luật. Khi trình bày kết luận không được viện dẫn bình luận khoa học, giáo trình, tài liệu tham khảo hay án lệ…mà phải căn cứ vào điều luật cụ thể. Đối với phần đề xuất lại càng phải cụ thể : ví dụ yêu cầu bồi thường 100.000.000 đồng hoặc 100 chỉ vàng 999 hoặc 999,9…Tránh viết chung

chung như đòi 100 lượng vàng ta, 100 nhẫn kim loại màu… Đối với các tranh chấp khác cũng cần nêu các yêu cầu cụ thể. Không đề xuất chung chung như “ đề nghị tòa án xử buộc bị đơn phải trả lại toàn bộ nợ gốc và lãi theo quy định của pháp luật hoặc đề nghị tòa án xét xử theo pháp luật nhằm

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ KHI THAM GIA TRANH TỤNG TRONG CÁC VỤ ÁN TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI (Trang 30 - 37)