Kinh té tự nhiên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Lịch sử: Biến đổi sinh kế của người Tày ở biên giới tỉnh Lạng Sơn từ đổi mới (1986) đến nay (nghiên cứu trường hợp thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn) (Trang 55 - 62)

Người Tày có một nền nông nghiệp khá phát triển, có thể mang lại một lượng lương thực, thực pham déi dao, đáp ứng được nhu cầu ăn uống hàng

ngày của mỗi gia đình cũng như phục vụ cho các nghi lễ. Tuy nhiên, việc “ăn

rừng”, dựa vào môi trường tự nhiên xung quanh, tìm kiếm, khai thác và tận dụng những nguồn lợi sẵn có trong thiên nhiên vẫn được người Tay chú ý. Từ trước đến nay, săn bắt, hái lượm vốn được coi là những hoạt động kinh tế nguyên thủy, sơ khai luôn hiện diện trong cuộc sống mưu sinh của người dân miền núi và giữ một vị trí quan trọng trong đời sống của họ, trong đó có

người Tày ở Tân Thanh.

Hải lượm

Ở người Tày cũng như bất cứ tộc người nào khác, việc hái lượm trước hết dé bù đắp phần thiếu hụt của kinh tế vườn, bố sung thêm một số loại thực phẩm khác. Trước đây, khi rừng còn nhiều, che phủ trên một diện tích rộng lớn với thảm thực vật phong phú, đa dạng thì việc hái lượm khá dễ dàng và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Vì thế, các hoạt động chiếm đoạt những sản phẩm sẵn có trong tự nhiên diễn ra tương đối thường xuyên và thời gian danh cho hái lượm chiếm một phần đáng ké trong quỹ thời gian của người Tay ở đây. Tuy nhiên, việc thu hái những sản pham của tự nhiên chủ yếu được thực hiện theo lối kết hợp với các hoạt động sản xuất như khi đi cày, bừa, lên

nương rẫy hoặc trong khi chăn thả gia súc.

Đối tượng hái lượm của người Tày ở Tân Thanh trước đây chủ yếu là rau, củ rừng, nắm, măng...trong đó, măng được đồng bao mang về dùng dé muối tươi, muối chua và làm măng khô bằng cách luộc, phơi khô và trữ trên gác bếp. Vào cuối mùa xuân và trong suốt mùa hè, không khí ẩm ướt, thích hợp cho sự sinh trưởng của các loài nắm, trong đó có nhiều loại ăn được như nam mối, nam mỡ, mộc nhĩ, nắm hương. Trước đây, vào những năm thời tiết không thuận lợi, mùa màng thất bát, do đó đến thời kỳ giáp hạt không ít hộ

58

cạn kiệt lương thực buộc phải lên rừng tìm kiếm các loài củ chứa nhiều tinh bột dé ăn như cử mài (man chèn) là thứ củ rừng thơm ngon, cử coc (man mỏ),

cu khái (man ỏn), củ nâu (đâu), ci báng (co pang), cui dao (co tao).

Bên cạnh đó họ còn khai thác các nguyên liệu dùng trong đan lát hay

chế tác đồ gỗ như gỗ, tre, nứa, song, mây vả một số lâm thổ sản quý như tram

hương, mật ong rừng hay những cay dược liệu có giá tri như thảo qua, sa

nhân. Việc lên rừng lấy củi diễn ra quanh năm, đặc biệt là trong thời gian trước Tết Nguyên Đán, khi đã thu hoạch xong lúa mùa, người ta có nhiều thời

gian nhàn rỗi hơn và nhu cầu sưởi ấm trong mùa đông cũng tăng lên.

Trong vùng người Tày ở Tân Thanh cũng như ở miền núi nói chung, có một số loại cây rừng hay quả dại có thê dùng làm thức ăn. Chúng hiện diện ở khắp nơi, trên rừng, bên bờ suối, dưới ruộng và đôi khi cả ở nơi bùn lầy

cũng có như rau don, rau má, rau bo, tram đen, tram trang, tai chua, cu doc.

Đặc biệt, ở Tân Thanh còn có một số loại rau đặc sản của người Tày như rau ngót rừng, bồ khai, sau sau, rau muối.

Săn bắt

Với người Tày ở Tân Thanh, hoạt động săn bắt không ngoài mục đích bổ sung thêm nguồn thực phâm mà việc chăn nuôi của các gia đình nhiều khi chưa đáp ứng được đầy đủ. Trong một chừng mực nhất định, việc săn bắt thú rừng còn góp phần bảo vệ mùa màng còn đối với những người đi săn hay đi đánh bẫy còn là một thú vui tiêu khiển. Đối tượng săn bắt của đồng bào gồm

nhiều loại muông thú khác nhau ké từ những loài thú to như hồ, gấu, hươu, nai, lợn lòi cho tới những loại thú nhỏ hơn như cầy, cáo, nhím, sóc. Bên cạnh

đó cũng có cả chim cuốc, chim gay, chim khướu, gà lôi, gà rừng...

Người Tày ở Tân Thanh tiến hành săn bắt dưới hai hình thức là săn tập thé hay còn gọi là săn đuổi (thấu) và săn cá nhân hoặc theo từng nhóm nhỏ gọi là săn rinh (rỏ hay mó). Họ thường đi săn vào mùa khô, đặc biệt là cudi thu và đầu mùa đông, khi cây cối trút lá, rừng trở nên thưa thớt, dé phát hiện

59

ra con thú. Những người tham gia cuộc săn cầm nỏ, chia nhau vây khu rừng đã phát hiện ra con thú hoặc là tìm dấu vết của nó. Số người còn lại hò reo, đỏnh thanh la, gừ m6, thổi tự dộ dồn con thỳ vào tam bay.

Vũ khí chủ yếu mà người Tày ở đây cũng như nhiều tộc người khác dùng là suing kip (xủng kép), tui săn (thông thấu), đèn săn, no (na). Bên cạnh những loại vũ khí thô sơ đó, đồng bao còn chú ý đến việc gai bẫy bắt chim và

thú rừng như bay ham (chat), bẫy ban (cup), bẫy kẹp (cap), bay thắt, bay dính...Việc gai bẫy được thực hiện trên các lối mon mà thú rừng thường qua lại hay trên những cành cây (cọ, tram, si) mà chim choc thường hay đến kiếm ăn.

Trước đây, người Tày ở Tân Thanh còn đánh bắt một số côn trùng có giai đoạn sinh trưởng và phát triển trong lòng những cây có ruột rong hay có lừi mềm ( tre, nứa, bang) dộ làm thực phẩm chế biến thức ăn như bọ muỗm, ong non, trứng kiến đen.

Đánh cá

Việc đánh bắt cá cũng được diễn ra thường xuyên, trong đó có những cách thức đánh rất đơn giản là hoàn toàn băng tay hoặc cần đến một con dao.

Trước đây sông suối nhiều, lắm tôm cá, vào những trưa hè đồng bào thường tranh thủ giặt giũ, vơ ít cỏ rác (nha nhùng) nhấn xuống vực sâu, sau đó dùng sảo khua loạn hay chọc vào các hang hốc ở bờ vực làm cho cá hoảng sợ rúc vào đám cỏ đó rồi bê cả cỏ lẫn cá lên bờ. Đến mùa đông, trong những đêm giá lạnh, cá thường vào chỗ nước nông gần bờ tránh rét thì khi đó đồng bào mang đuốc đi soi và dùng dao chém. Nhưng phô biến hơn là việc đánh bắt tôm, cá băng chai, lưới, vó, vợt, rồ, đó, cần câu hay đi tat cả trong mùa nước cạn.

2.2.5. Chợ phiên và trao đổi

Vào cuối thế ky XVIII, Ngô Thi Si được bé làm đốc tran Lang Son.

Sau khi đi tuần thú biên cương, trên đường trở về, ông cho binh lính tập trận ở đoạn sông Kỳ Cùng chảy qua thị trấn Na Sầm (huyện Văn Lãng) và cho bạt đá khắc bia đề chữ ghi nhớ lần tuần thú này. Khi đó, nơi đây còn rất hoang sơ, chưa trở thành tụ điểm kinh tế - xã hội.

60

Giai đoạn 1884 - 1945, thực dân Pháp xâm lược va đặt ach đô hộ lên

đất nước ta, trong đó có châu ly Thoát Lãng, nay là thị tran Na Sam. Với vị trí là một phố chợ miễn núi, kinh tế đã có những bước tiễn triển đáng ké so với lịch sử lâu dài trước đó. Nhưng phải đến đầu thế kỷ XX, phố sá mới trở thành “noi chợ búa ôn ào huyén náo, phức tạp”. Na Sầm được coi là sam uất nhất so với các châu ly khác trong tỉnh Lạng Sơn vào giai đoạn 1936 -

1937 và trở thành đầu mối giao thông thuận tiện, có đường. sắt, đường bộ,

đường sông chạy qua, nhiều đường mòn từ miền xuôi lên và sang biên giới Việt -Trung. Vào thời kỳ này, xã Tân Thanh cũng như thị tran Na Sam đã có thể giao lưu kinh tế với các địa phương khác ở đồng bằng Bắc Bộ: bằng đường sắt qua Đồng Đăng về Hà Nội; với Cao Bang băng đường 6 tô qua Thất Khê, Đông Khê; với Thái Nguyên băng đường ngựa; với Long Châu, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) xuôi theo đường sông Kỳ Cùng. Trước đó, thực dân Pháp đã mở quốc lộ số 4 từ Móng Cái đến Lạng Sơn, Cao Bằng chạy qua thị trần Na Sầm, sửa và mở rộng quốc lộ số 1 từ Hà Nội đi Mục Nam Quan (nay là Hữu Nghị Quan) qua Kỳ Lừa, Đồng Đăng. Từ thị trấn Na Sầm về các thôn bản và các xã tuy chỉ là những con đường hẹp nhưng

được tu sửa thường xuyên để người, ngựa đi lại tương đối dễ dàng. Việc vận chuyên sản phẩm ở nông thôn ra thị tran chủ yếu bằng sức người, ngựa thé và dùng quang gánh, vác là phô biến.

Qua phỏng van sâu các gia đình người Tay ở thôn Bản Thau, xã Tan Thanh được biết xưa kia việc trao đổi, mua bán chủ yếu được diễn ra ở chợ Na Sầm và Đồng Đăng - là hai chợ phiên chính và lớn nhất trong vùng Văn Lãng (từ năm 1976 Đồng Đăng cắt về huyện Cao Lộc). Bên cạnh đó, người Tày ở thôn Bản Thau còn đi chợ Ai Hau — một chợ thuộc chi nhánh của Bằng Tường (Trung Quốc), cách trung tâm thôn khoảng 6 km. Chợ Na Sầm được hop theo phiên, cứ 5 ngày một phiên như các ngày 5, 10, 15... Việc trao đối,

mua bán diễn ra kha nhộn nhịp với sự hiện diện của nhiều loại hàng hóa mà

61

người Tày ở Tân Thanh mang ra trao đôi như thóc gạo, ga, vit, trứng, rau quả, cá, một số sản phẩm là nghè thủ công gia đình như vải vóc, đồ mây tre đan, đồ gỗ, đường, mật mía. Theo đó, là các loại thô sản thu hái được từ môi trường tự nhiên như măng, nắm hương, mộc nhĩ, mật ong rừng, thuốc nam...Người Tày ở Tân Thanh đến chợ không chỉ cung cấp trâu bò, cày kéo cho các tỉnh đồng băng Bắc Bộ mà còn chuyên về miền xuôi một số sản vật

như hồng, quýt, mận, thuốc lá sợi vàng, mật ong, củ nâu... Ngược lại, một số

sản phẩm như gạo, muối ăn, cá khô, nước mắm và các dụng cụ sản xuất bang

gang, sắt, đồ dùng gia đình bằng đúc đồng của vùng đồng bang Bắc Bộ đã được bán hoặc trao đổi ngày càng tăng ở Na Sam. Từ năm 1910, vải của Trung Quốc bắt đầu cạnh tranh thực sự với vải của Pháp. Một số mặt hàng tiêu dùng khác, nhất là dụng cụ gia đình bằng sứ thô, hàng hóa Trung Quốc chiếm vị trí hơn hắn. Cuộc cạnh tranh buôn bán này đã tạo điều kiện cho việc buôn bán tại Lạng Sơn nói chung, Na Sầm nói riêng mở rộng quy mô cả với Trung Quốc và Pháp. Khối lượng hàng hóa ngày càng lớn từ Trung Quốc vào Việt Nam và theo con đường tiểu ngạch được chuyên vào Na Sam thường xuyên. Sam uất nhất ở Na Sam thời kỳ này là Khu Ga va Khu

Cho Hang Slec (Bản Tích) với các dãy nhà kho chứa hang hóa lớn, hang

ngày có tới may chục phu khuân vác, bốc xếp hàng hóa. Việc chế biến thịt trâu bò sấy khô đóng hòm và vịt quay đóng hộp đã phát triển và nỗi tiếng

một thời [7, tr.102]. Bên cạnh đó là các cửa hàng ăn uống, quán trọ và cả

sòng bạc. Việc mua bán xuất hiện song hành hai hình thức: trao đổi bằng tiền và trao đổi bằng hiện vật, việc dùng cân ki lô trong mua ban cũng đã rất phô biến.

Trước đây, khoảng cách từ thôn Bản Thau, xã Tân Thanh đến chợ Na Sầm khá xa, khoảng 15 km. Thời kỳ đó do thiếu phương tiện vận tải cơ giới nên việc đi lại cũng như vận chuyên hàng hóa còn gặp nhiều khó khăn và tốn không ít thời gian, công sức. Để kịp đến họp chợ, đồng bào Tày ở

62

thôn Bản Thau, xã Tân Thanh phải đi từ lúc trời chưa sáng, bởi thé việc tính độ dài trên đoạn đường không phải bằng đơn vị cây số mà được tính bằng số bó đuốc cần dùng để thắp sáng khi đi trên đoạn đường đó. Một số người sông quá xa nơi hop chợ buộc phải đến chợ từ buồi chiều hôm trước.

Trong hoàn cảnh như vậy, nhiều người tranh thủ mang hàng ra bán bớt, hình thành phiên chợ phụ gọi là áp phiên. Chợ phiên ở miền núi có một đặc

điểm khác biệt so với chợ ở đồng bằng. Nó không chi là nơi trao d6i mua

bán mà còn là dip dé người ta gặp gỡ, giao lưu hay tâm sự với nhau.

Tiểu kết chương 2

Tân Thanh là một xã biên giới vùng cao của huyện Văn Lãng, dựa vào

những ưu thé về tài nguyên thiên nhiên cũng như vị trí địa lý thuận lợi, cận kề với đồng bằng Bắc Bộ, tiếp giáp với Trung Quốc nên các hình thức sinh kế truyền thông của người Tay ở đây rất đa dạng và phong phú.

Sống trong môi trường sinh thái vùng thung lũng, canh tác ruộng nước

được coi như hoạt động kinh tế chính của người Tay ở Tân Thanh, bên cạnh đó đồng bào còn làm thêm nương rẫy, làm vườn, trồng cây đặc sản có giá trị kinh tế cao như hồi, trâu, thuốc lá. Ngoài trồng trọt, đồng bao còn chăn nuôi gia súc, gia cầm. Chăn nuôi là một bộ phận không thể thiếu trong nền kinh tế

nông nghiệp của người Tay, tuy vậy chưa bao giờ nó trở thành một nganh

kinh tế chính mà chỉ mang tính hỗ trợ cho trồng trọt. Cơ cấu ngành nghề thủ công của người Tay ở Tân Thanh khá phong phú, tuy nhiên những sản pham thủ công chỉ đủ để cung cấp cho nhu cầu sản xuất và đời sống nội tại, chưa xuất hiện việc sản xuất hàng hóa với quy mô đáng kể. Phân công lao động

trong hoạt động thủ công nghiệp hoàn toàn mang tính tự nhiên, theo giới, chưa

đạt đến trình độ sản xuất làng nghề hoặc đội ngũ thợ thủ công lành nghề. Do

nên kinh tế còn dựa nhiều vào thiên nhiên nên việc khai thác các nguồn lợi sẵn

có trong tự nhiên là một hoạt động khá quan trọng. Nếu như trồng trọt giải quyết nhu cầu về lương thực thì hái lượm và săn bắt cơ bản đáp ứng được nhu

63

cầu về rau và thực phẩm trong các bữa ăn hàng ngày. Việc trao đổi, mua bán thời kỳ này khá phát triển, chủ yếu được diễn ra ở chợ Na Sam và Đồng Đăng.

Nhìn chung, sinh kế truyền thống của người Tày ở Tân Thanh còn

mang tính chất tự cấp, tự túc. Đồng bào đã biết tận dụng được thế mạnh của

tài nguyên thiên nhiên sẵn có, đồng thời cũng thể hiện được những thích ứng

của tộc người với môi trường sinh thái thung lũng.

64

Chương 3

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Lịch sử: Biến đổi sinh kế của người Tày ở biên giới tỉnh Lạng Sơn từ đổi mới (1986) đến nay (nghiên cứu trường hợp thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn) (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)