Đời sống văn hóa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Lịch sử: Biến đổi sinh kế của người Tày ở biên giới tỉnh Lạng Sơn từ đổi mới (1986) đến nay (nghiên cứu trường hợp thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn) (Trang 104 - 116)

CUA NGUOI TAY O XA TAN THANH

4.2. Tác động của biến đi sinh kế tới đời sống kinh tế, văn hóa, xã

4.2.2. Đời sống văn hóa

Văn hóa tộc người là thành tố quan trọng trong văn hóa của một quốc gia đa dân tộc, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa của chính quốc gia đó. Ở nước ta, hầu hết các cộng đồng dân tộc đều chịu sự tác động của qua trình CNH - HDH, trực tiếp và trước hết là tác động của sự phát triển kinh tế - xã hội. Xuyên suốt quá trình ấy, ngoài những ảnh hưởng tích cực, đã xuất hiện mâu thuẫn giữa hội nhập và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tộc người.

Điều đó có nghĩa cùng với sự tham dự ngày càng nhiều các hoạt động kinh tế, xã hội hay văn hóa với các tô chức xã hội ngoài cộng đồng, các giá trị văn hóa truyền thống của tộc người cũng đang bị xói mòn. Do đó cần thiết có những nghiên cứu về biến đổi của văn hóa dé thay được thực trạng và xu hướng biến đổi của nó. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp nhằm duy trì và phát huy bản sắc tộc người vốn không thê thiếu để tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam.

Trong bối cảnh phát triển nền kinh tế biên mậu, trước xu thế hội nhập toàn cầu, văn hóa truyền thống của người Tày ở thôn Bản Thâu, xã Tân Thanh cũng đang đối mặt với nhiều thách thức.

Sự biến đổi trong sinh kế của người Tay ở thôn Bản Thau, xã Tân Thanh một mặt mang lại những tác động tích cực, làm cho mức sống cao hơn, đời sống người dân được cải thiện nhưng mặt khác nó cũng dẫn đến những biến đổi trong văn hóa tộc người. Trong Dân tộc học, văn hóa là tat cả những

giá trị vật chất và tinh than do con người sáng tạo ra. Nhưng trong nghiên cứu này, tôi chỉ đưa ra những biến đôi văn hóa được xem là dé nhận thay nhất đối với người Tay ở thôn Bản Thau, xã Tân Thanh.

Nhà cửa

Nhà ở là một loại hình văn hoá vật chất, nơi dién ra mọi sinh hoạt hàng ngày của con người. Về phương diện Dân tộc học, ngôi nhà phản ánh tính đa dạng trong sự thống nhất của tộc người, bộc lộ trình độ phát triển kinh tế - xã

hội khác nhau, thâm đượm sac thái văn hoá riêng của từng dân tộc. Nha ở

107

truyền thống của người Tày ở Tân Thanh trước đây là nhà sàn. Nhưng từ khi Đổi mới (năm 1986) đến nay, đồng bào đã chuyển sang ở nha đất, nhà xây cấp bốn. Bên cạnh đó, rất nhiều hộ gia đình người Tày ở đây cũng đã làm nhà mái bằng một tang và nhà kiên cố cao tang. Các nghi lễ liên quan đến ngôi nhà cũng bị giản lược nhiều, đa số các hộ người Tay ở thôn Bản Thau, xã Tân Thanh không con coi trọng việc chon đất làm nhà và hướng nhà như trước đây. Chị Hoàng Thị Dém, dân tộc Tay, 25 tuổi, thôn Bản Thau cho biết “ Cái thôn này gan như pho rồi, nhiều nhà đều cùng quay ra một hướng để còn tiện kinh doanh chứ muốn chọn hướng nhà cũng chẳng được. Người trẻ ở đây không kiêng gì nữa đâu, chỉ biết làm ăn thoi”.

Sự chuyên biến về nhà ở của người Tay ở thôn Ban Thau, xã Tân Thanh hiện nay là do sự thay đôi mọi mặt của đời sống xã hội, do sự tắc động của nhiều nguyên nhân mà trước tiên đó là sự biến đổi về môi trường tự nhiên. Xưa kia khi còn nhiều rừng rậm, âm thấp, nhiều côn trùng và thú đữ thì nhà sàn chính là một phương tiện để con người cư trú, thích ứng với thiên nhiên vùng rừng mưa nhiệt đới, nóng âm. Nhưng hiện nay, rừng đã bị phá huỷ nghiêm trọng do khai thác bừa bãi, dân số tăng do dân cư miền xuôi lên khai hoang, khả năng tự mở rộng diện tích vùng thung lũng bị hạn chế, bình quân ruộng đất thấp. Việc xây cất ngôi nhà sàn phải sử dụng khối lượng tre, gỗ khá lớn trong khi những vật liệu này ngày càng trở nên khan hiếm, cạn kiệt khiến

việc làm nhà sàn trở nên khó khăn.

G1ao lưu và tiếp biến văn hóa giữa các dân tộc ngày càng được mở rộng, là những nhân tố tác động đến sự biến đổi về nhà ở của người Tày ở thôn Bản Thau, xã Tân Thanh. Sau khi hoà bình lập lại ở miền Bắc (năm 1954), với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng vùng kinh tế mới ở miền núi, một bộ phận người Kinh đã lên đây và định cư ở lại làm ăn, sinh sống, xây dựng nông trường, lâm trường. Có cả giáo viên, công

nhân, lái xe từ miên xuôi lên công tác. Ngay tại xã Tân Thanh trước đây đã có

108

Nha máy sợi dệt B15 của tỉnh Nam Định được xây dung trong thời ky sơ tán.

Đây là những yếu tố quan trọng trong việc xác lập mối quan hệ giữa họ với các dân tộc thiểu số trong vùng. Các yếu tố kinh tế, xã hội, văn hoá của người Kinh ngày càng tác động mạnh mẽ vào sự đổi thay trong các hoạt động đời

sống; sự phát triển trong kinh tế hộ gia đình; việc xã hội hoá các hoạt động

văn hoá, đặc biệt là việc xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh đã tác động đáng kể vào sự đối thay văn hoá truyền thống của người Tay ở thôn Ban Thau, xã Tân Thanh, trong đó có nhà cửa.

An uống

Sự biến đổi trong ăn uống của người Tay ở Bản Thau diễn ra mạnh mẽ từ năm 1986 đến nay. Đặc điểm của thời kỳ nay là sự chuyền hướng từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thi trường đã làm cho mọi mặt của đời sống thay đổi, tình trạng cư trú đan xen giữa các dân tộc gia tăng, thị trường hàng hóa được mở rộng. Cũng vì thế mà tập quán ăn uống của đồng bào cũng có nhiều đôi thay, trước hết đó là sự thay đổi về nguồn lương thực,

thực phẩm. Sự tác động của khoa học - kỹ thuật đã làm biến đổi nhiều loại

giống cây trồng, đó là sự xuất hiện của nhiều loại giống lúa lai có năng suất cao, thời gian phát triển ngắn, có khả năng chống sâu phá hoại tốt hơn các giống lúa truyền thống như Bao thai lùn, bao thai trắng, nam nình... Tiếp theo là sự biến đôi trong cách thức và dụng cụ chế biến được du nhập vào vùng người Tay, trong đó gia vị và phụ gia là những nhân tố quan trọng làm thay đôi đặc điểm, tính chất của các món ăn. Bên cạnh những cách thức chế biến truyền thống của người Tày ở Bản Thấu như xào, nướng, rang, quay, luộc...thì hiện nay đồng bào đã tiếp thu thêm những cách chế biến mới như om, ham, ninh, dim, kho. Cùng với sự phat triển về kinh tế - xã hội, họ đã trang bị cho bếp ăn của mình nhiều dụng cụ chế biến mới như nồi điện, chảo điện, bếp ga. Người Tay ở Bản Thau hiện nay về co ban vẫn giữ được các món ăn truyền thống đặc biệt của dân tộc mình như khau nhục, lợn quay, vịt

109

quay, xôi màu...nhưng hiện nay các món này cũng đều có ảnh hưởng mới từ Trung Quốc. Chang hạn như món khau nhục lại xuất hiện thêm chất phụ gia (đậu phụ nhí) nhập từ Trung Quốc mà đồng bao gọi là slao phẩu nhỉ, đã làm cho mùi vị món ăn khác hắn so với trước đây. Món nước chấm xưa kia của đồng bào đã thay thế bằng xì dầu ngoại nhập, thậm chí có món ăn hoàn toàn nhập từ Trung Quốc như món cá ra thầu (rau say khô đóng hộp) cũng đã trở nên quen thuộc với đồng bào. Một số món ăn truyền thống của người Tày gắn với nông nghiệp nương rẫy và săn bắt hái lượm đã và đang mai một dần, đó là các loại bánh trứng kiến (được làm từ trứng, đúng hơn là nhộng của loài kiến đen vào mùa xuân thường làm tổ đẻ trên các ngọn cây trong

rừng), bánh bột đao, bột bang, bánh củ mài.

Ở vùng người Tay, thôn Bản Thau cũng xuất hiện nhiều món ăn mới do sống hội nhập, đan xen với các tộc người khác, chủ yếu là người Kinh.

Do phù hợp với thị hiếu của nhiều người, chế biến thuận tiện, dé mua nguyên liệu nên người ta dé dàng chấp nhận rồi lâu dần trở thành món ăn

hàng ngày như nem, giỏ, chả, thịt đông, khoai tây chiên, canh bóng,

mọc...Các loại bánh kẹo công nghiệp, đồ hộp, nước có ga cũng được đồng bào sử dung phổ biến. Thuốc lá cuộn Lạng Sơn rất nổi tiếng và được ưa chuộng thời bao cấp, đến hiện nay cũng vắng bóng để nhường nhỗ cho thuốc lá cuỗn máy sẵn có trên thị trường. Tục uống nước lã cũng đã được thay thé bằng uống nước sôi, pha chè hay các loại lá thuốc (vôi, nhân tran, mã liên). Bên cạnh loại rượu gạo tự nấu truyền thống, các đồ uống công

nghiệp xuất hiện như bia Vạn Lực từ Trung Quốc, sau đó là các loại như

bia Haliđa, rượu Lúa mới. Trên các mâm cúng, xuất hiện nhiều bánh kẹo từ Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, Hàn Quốc...

Cách ứng xử trong bữa ăn hàng ngày của gia đình người Tày ở Bản

Thau đã thay đổi nhiều so với trước. Trong truyền thống, hau hết lối sống va đạo đức của người Tày bị ảnh hưởng bởi lễ giáo phong kiến mà nền tảng là

110

Nho giáo. Cách bồ trí vị trí ngồi ăn cơm được quy định khắt khe theo thứ bậc ông bà, cha mẹ, con cái, cháu chat, con dâu không được ngồi ăn cùng mâm với bố chồng...thì nay những quy định đó đã không còn được thực hiện nữa.

Trang phục

Trang phục là yếu t6 thé hiện bản sắc văn hóa dân tộc và dé nhận thay nhất trong một tập hợp đa tộc người. Nhung đó cũng là yếu tố văn hóa dé biến đôi nhất trong xu thế đô thị hóa, hiện đại hóa như hiện nay.

Trang phục cô truyền của người Tay ở Tân Thanh cũng như người Tay

nói chung được làm từ vải sợi bông tự dệt, nhuộm chàm, cài cúc bên phải,

không thêu thùa, có thắt lưng và dùng nữ trang băng bạc. Màu chàm đã trở thành màu chủ đạo trong trang phục truyền thống của hai dân tộc Tày, Nùng.

Việc nhuộm chàm trên vải làm cho quần áo được bền màu, lâu ban và lâu hỏng hơn. Hơn nữa ở đó còn thể hiện sự giản dị, hai hòa với môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, khoảng 20 năm trở lại đây, người Tày ở thôn Bản Thâu, xã Tân Thanh không còn mặc bộ trang phục truyền thống hàng ngày nữa. Qua phỏng vấn người dân cho biết, đất đai ngày càng thu hẹp nên việc trồng bông

dé dệt vải như xưa ngày càng hạn chế, việc nhuộm cham cũng tốn quá nhiều

thời gian và công sức. Trong khi đó các loại vải dệt công nghiệp với mẫu mã

thời trang đa dang, màu sắc đẹp hơn ngày càng có sẵn, quần áo Trung Quốc giá rẻ được xuất sang ngày càng nhiều, nhất là ở vùng biên giới như xã Tân Thanh. Chính vì thế, người Tày ở thôn Bản Thâu từ lâu đã mặc quần áo như người Kinh. Trang phục truyền thống Tày chỉ được mặc vào những địp lễ hội, biểu diễn văn nghệ và được các bà Then mặc khi đi hành nghề.

Ngôn ngữ

Ngôn ngữ là tiêu chí quan trọng để phân biệt các tộc người với nhau.

Qua phỏng van sâu người Tay ở thôn Bản Thau, xã Tân Thanh được biết ngôn ngữ chủ yếu dùng trong gia đình hiện nay là tiếng Tày và tiếng Việt.

Khi ra ngoài trao đôi mua ban hay gặp bạn bè, họ chỉ sử dụng tiếng Việt. Trẻ

111

em khi bắt đầu tập nói, đồng bào cũng đã dạy ngay tiếng phổ thông dé sau nay dễ dàng cho việc học tập và tiếp thu kiến thức tại trường. Còn tiếng mẹ đẻ không cần phải dạy, trẻ em vẫn nói được. Trong khi đó có một bộ phận những đứa trẻ người Tay trong thôn theo bố me ra sống ở thị tran Na Sầm (huyện Văn Lãng) hay thành phố Lạng Sơn hầu như không nói được tiếng Tày. Như vậy, xu hướng chung là tiếng phổ thông (tiếng Việt) đang được sử dụng ngày càng phổ biến ở cộng đồng người Tay thôn Bản Thau. Ngoài việc sử dung song ngữ (Tay — Việt) thì hiện tượng da ngữ của người Tay ở thôn Bản Thau cũng rất phổ biến. Ngoài tiếng Tay, họ còn sử dụng thành thao cả tiếng Kinh, Nùng, tiếng Pạc Và (một thứ tiếng địa phương ở Pò Chài) và một bộ phận biết

cả tiếng Trung dé thuận lợi trong việc buôn bán.

Tập quan trong sinh đẻ, hôn nhân và tang ma Sinh đẻ

Tái sản xuất ra con người là chức năng quan trọng và cơ bản của mọi gia đình. Trước đây, mỗi cặp vo chồng người Tay ở thôn Bản Thau, xã Tân

Thanh thường đẻ từ 5 - 10 người con. Ngày nay do cuộc vận động hiệu qua

của Chi hội Phu nữ thôn về công tác Dân số - kế hoạch hóa gia đình nên các gia đình đã dừng lại ở việc sinh từ 2 - 3 con để đảm bảo hạnh phúc và phát triển

kinh tế hộ. Dưới tác động của Khoa học kỹ thuật, thông qua giáo dục, truyền

thông và dịch vụ y tế, tập quán sinh đẻ của người Tày ở thôn Bản Thâu, xã Tân Thanh đang có nhiều biến đổi. Trước hết đó là việc người ta ngày càng loại bỏ

những kiêng ky vô lý trong thời gian mang thai, lúc đẻ và sau khi sinh”. Điều đó có tác dụng tích cực đến sức khỏe của bà mẹ và trẻ em. Những nghĩ lễ liên quan đến sinh đẻ cũng đã bị mất dần. Thay vì đi xem bói, cúng bái, hiện nay

* Trước đây, khi mang thai, người phụ nữ kiêng ăn gừng vi sợ con sau này có nhiều tay như gừng; kiêng

không được đi mò ốc và ăn ốc vì sợ bị đẻ ngược; kiêng không ăn cua vì sợ con sinh ra sẽ cdo cau người khác.

Khi sinh con, phụ nữ Tay kiêng không ăn hoa quả có vị chua, kiêng không ăn rau cải vì sợ đi tiểu nhiều, kiêng không ăn su hảo...

112

sản phụ đã đến trạm xá, bệnh viện hoặc các dịch vụ y tế khác để khám thai, sinh đẻ hay chữa trị bệnh tật. Vì thế, họ đã hạn chế được nhiều rủi ro.

Hon nhân

Hôn nhân của người Tay biểu hiện khá đậm nét những đặc trưng truyền thống của dân tộc với các sắc thái vùng miền. Trong đó, ngoại hôn dòng họ là nguyên tắc cơ bản trong quan hệ hôn nhân. Những người được gọi là “lượt lai’, “đúc lượt” (máu mủ) không được lấy nhau. Nếu xảy ra hôn nhân giữa

các thành viên trong dong họ thì những người loạn luân sẽ bi tri tội nặng và

phải làm lễ tạ tội trước bàn thờ tô tiên. Trước đây, nam nữ yêu nhau thường biểu lộ tình cảm bằng những bai hát đối đáp sli, lượn, cò lẩu. Đề tiến hành

đám cưới chính thức, người Tày ở thôn Bản Thâu phải tiễn hành nhiều nghỉ lễ quan trọng mà trước tiên là dạm hỏi hay ướm hỏi, sau đó là lễ lấy lá số (nghĩa là xem mệnh của đôi trai gái có hợp nhau hay xung khắc). Nếu hợp nhau,

đồng bao làm lễ mừng lá số hợp nhau, tiếng Tay gọi là “minh hom” hay “hap minh”. Sau một thời gian nhất định, nhà trai tiến hành lễ ăn hỏi. Chọn được ngày cưới, nhà trai chủ động báo tin cho nhà gái biết để chuẩn bị, người Tày gọi là “/é pdo văn” hay “ca văn” (báo ngày). Lễ cưới thường được tổ chức từ tháng 7 đến tháng 2 (âm lịch). Đây là thời gian nhàn rỗi, thời tiết mát mẻ, thích hợp cho việc cưới xin. Lễ lại mặt tiến hành sau khi cưới 3 ngày, đồng

bào gọi là “téo roi”, “hỏi roi”, “slam mv’.

Tuy nhiên, kế từ khi Đổi mới (năm 1986) đến nay, trong nội dung của

từng nghi lễ đám cưới đều đã có sự thay đổi và mức độ thay đôi ngày càng

nhanh với những xu hướng chính như Sự giản tiện hóa các lễ nghi, những lề lối mang tính thách đồ của họ nhà gái đã giảm đi rất nhiều hay cách ứng đối bằng thơ của họ nhà trai hầu như đã không còn. Yếu tố kinh tế thị trường đã thâm nhập vào một sé công đoạn trong dam cưới, đó là các dich vụ cho thuê đồ làm

rạp và các dịch vụ phục vụ cho việc nau nướng, ăn uống, một số món ăn được

mua mà không cân chê biên, trang phục trong đám cưới cũng thuê mà không

113

cần may sam. Văn hóa Kinh đang thâm nhập ngày càng nhiều vào nghỉ lễ cưới xin của người Tay ở đây. Đó là tập quán dùng tiền thay lễ vat, sử dụng một số món ăn chế biến của người Kinh như giò, chả, nem... Đồ mừng đám cưới có sự thay đổi qua các thời kỳ. Trước năm 1990 mọi người thường mừng nhau bằng hiện vật như chậu rửa mặt, bộ ấm chén, chăn màn, phích nước, chỉ có chú bác

ruột, anh chị em của cô dâu, chú rễ mới mừng tiền. Từ sau năm 1991 đến năm 2000, số tiền mừng là 20.000 đến 50.000 đồng. Từ năm 2000 đến nay, đa số mừng đám cưới bằng tiền mặt, từ 50.000 đến 200.000 đồng.

Những biến đổi trong tập quán cưới xin của người Tày ở thôn Bản Thau, xã Tân Thanh hiện nay vừa mang cả xu hướng tích cực va tiêu cực.

Điểm tích cực là đã giảm bớt đi một số thủ tục, lễ nghi rườm ra, tiết kiệm thời gian và công sức của người dân. Nhưng bên cạnh đó là sự mat dần một số yêu tố văn hóa độc đáo, đặc biệt là thơ đám cưới. Có thé nói, nội dung và hình thức của thơ đám cưới rất phong phú, chứa đựng nhiều ý nghĩa nhân văn, phản ánh sâu sắc tình cảm của tộc người. Việc bảo tồn và phát huy nó trong điều kiện mới là vấn đề cần suy nghĩ với những nhà nghiên cứu, những người

làm công tác quản lý văn hóa.

Tang ma

Hiện nay, những nghi lễ trong tang ma của người Tay ở thôn Bản Thau, xã Tân Thanh vẫn được duy trì với các bước chính như chuẩn bị tang lễ (chọn ngày, giờ tốt dé phat tang), liệm người chết, cúng tế người chết, chọn ngày, giờ tốt dé đưa tang, các lễ nghi sau đám tang và cải ma. Tục xây mộ mới xuất

hiện từ những năm 1990 trở đi do ảnh hưởng của văn hóa Kinh. Mặc dù vẫn

duy trì những trình tự trong tang lễ nhưng so với trước đây thì thời gian tổ chức đám tang và lưu giữ người chết trong nha đã được rút ngắn hơn trước.

Xưa kia người Tay thường dé người chết trong nhà từ 5 - 7 ngày, ngày nay rút xuống từ 1 - 3 ngày tùy theo từng gia đình. Với sự có sẵn của dịch vụ ban đồ tang lễ nên người Tay ở thôn Bản Thau hiện nay không còn mất nhiều thời

114

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Lịch sử: Biến đổi sinh kế của người Tày ở biên giới tỉnh Lạng Sơn từ đổi mới (1986) đến nay (nghiên cứu trường hợp thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn) (Trang 104 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)