Phát triển kinh tế gắn với đảm bảo an ninh biên giới

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Lịch sử: Biến đổi sinh kế của người Tày ở biên giới tỉnh Lạng Sơn từ đổi mới (1986) đến nay (nghiên cứu trường hợp thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn) (Trang 125 - 128)

CUA NGUOI TAY O XA TAN THANH

4.3. Những van đề đặt ra

4.3.4. Phát triển kinh tế gắn với đảm bảo an ninh biên giới

Từ khi quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc được bình thường hóa, các cấp ủy Đảng và Chính quyền tỉnh Lạng Sơn đã rất chú trọng đến mối quan hệ hợp tác với Trung Quốc, coi đây là một đối tác chiến lược trong hợp tác cùng phát triển. Trên cơ sở đó, đã tạo được những điều kiện thuận lợi nhất cho việc mua bán, trao đôi hàng hóa, tạo việc làm cho cư dân ven biên, trong đó có thôn Bản Thau, xã Tân Thanh. Với vị trí địa ly thuận lợi, Tân Thanh thực sự trở thành đầu mối trong giao lưu kinh tế, thương mại không chỉ mang tính địa phương mà còn mang tính quốc gia, quốc tế. Bên cạnh việc chăm lo phát triển kinh tế của người dân trong thôn, chính quyền xã và Đồn biên phòng Tân Thanh cũng cần chú trọng tới việc tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh biên giới. Đây được coi là một yếu tố quan trọng cho sự phát triển bền vững trong đời sống kinh tế tộc người.

Những năm qua, cùng với nhân dân địa phương, các chiến sĩ biên phòng Tân Thanh luôn quán triệt sâu sắc và tô chức thực hiện nghiêm túc các

chủ trương, nghị quyết của Đảng, chương trình, dự án của Nhà nước và của tinh về phát triển kinh kinh tế - xã hội và củng có quốc phòng-an ninh trên địa

bàn biên giới”, trong đó có Nghị quyết số 08-NQ/TU của Ban chấp hành

Đảng bộ Tinh Lạng Sơn về “Xây dựng vùng biên giới vững mạnh toàn diện trong tình hình moi". Trên cơ sở đó, Đồn biên phòng Tân Thanh đã phát huy tốt vai trò nòng cốt, chuyên trách trong quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Để nâng cao hiệu quả phòng chống tội phạm, xây dựng địa bàn biên

giới vững mạnh, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh đã chủ động

128

tham mưu, phối hợp với cấp uỷ, chính quyền xã Tân Thanh tăng cường công tác đôi ngoại nhân dân, đối ngoại biên phòng, góp phần phát triển Kinh tế - xã hội. Thường xuyên tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân các Hiệp định, Hiệp ước, Quy chế biên giới, nhiệm vụ Quốc phòng - An ninh, xây

dựng và bảo vệ biên giới. Vận động nhân dân nâng cao ý thức cảnh giác,

không nghe theo kẻ xấu. Đồn biên phòng Tân Thanh luôn phối hợp với các cơ quan chức năng (Công an, Hải quan, Kiểm lâm...) thực hiện tốt công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại. Tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ người, phương tiện qua lại biên giới, chống xuất - nhập cảnh trái phép;

triển khai lập các chuyên án, kế hoạch nghiệp vụ trong phòng chống tội phạm, kiên quyết không để xảy ra tụ điểm buôn lậu và các vụ việc phức tạp kéo đài

trong địa ban.

Tiều kết chương 4

Sinh kế của người Tay ở thôn Bản Thau, xã Tân Thanh từ Đổi mới (năm 1986) đến nay đã có sự chuyên biến lớn từ hoạt động nông nghiệp sang các hình thức phi nông nghiệp. Nguyên nhân của sự biến đổi này chủ yếu do

sự tác động của mở cửa biên giới và bình thường hóa trong quan hệ Việt -

Trung; các chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước ta; chương trình phát triển vùng biên của Trung Quốc va đặc biệt là việc thu hồi quyền sử dụng dat nông nghiệp đề xây dựng Khu kinh tế cửa khâu Tân Thanh là nhân tố rất quan trọng dẫn đến việc chuyền đôi sinh kế của người dân địa phương. Tuy nhiên, sự xuất hiện các nguồn sinh kế mới vẫn chưa đủ bảo đảm cho cuộc sống của người dan trong thôn phát triển theo hướng bên vững.

Sự biến đổi trong sinh kế đã tác động nhiều mặt đến đời sống văn hóa - xã hội của người Tay ở thôn Bản Thau. Trong văn hóa, sự thay đổi dé nhận thấy nhất thé hiện qua nhà cửa, trang phục, sử dụng ngôn ngữ, một số phong tục liên quan đến chu kỳ đời người. Còn trong xã hội, biến đổi theo hướng tớch cực được thờ hiện rừ ở sự phỏt triển trong giỏo duc, y tộ nhung mat khac

129

nó cũng làm bào mòn các quan hệ ứng xử trong gia đình và dòng họ; sự thay

đôi trong cau trúc và không gian của làng bản, sự xuất hiện các tệ nạn xã hội.

Xu hướng biến đổi này cũng là một yếu tố tất yếu đối với nhiều địa phương

đang trên quá trình đô thị hóa như hiện nay.

Nghiên cứu về sự biến đổi sinh kế của người Tay ở thôn Bản Thau đã đặt ra nhiều vấn đề cần suy nghĩ đối với sự phát triển bền vững của người dân vùng biên. Đó là việc thiếu đất đai sẽ ảnh hưởng đến sinh kế lâu dài của đồng bao; sự mat dan văn hóa truyền thống; gia tăng rủi ro và bất bình dang xã hội.

Nhà nước cần có những chính sách nhằm khắc phục những hạn chế trên, đồng thời phát triển kinh tế phải gan với đảm bảo an ninh biên giới.

130

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Lịch sử: Biến đổi sinh kế của người Tày ở biên giới tỉnh Lạng Sơn từ đổi mới (1986) đến nay (nghiên cứu trường hợp thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn) (Trang 125 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)