CUA NGUOI TAY O XA TAN THANH
4.1. Những yếu tố tac động
4.1.3. Sự thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh
Khu kinh tế cửa khâu đầu tiên được xây dựng từ năm 1996 nhưng cho đến năm 1998 khái niệm “Khu Kinh tế cửa khẩu” mới chính thức được sử dụng một cách rộng rãi. Khái niệm “Khu kinh tế cửa khẩu” được giải thích là Khu kinh tế được hình thành ở khu vực biên giới đất liền có cửa khâu quốc tế hoặc cửa khâu chính và được thành lập theo các điều kiện, trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP (Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg
ngày 02 tháng 3 năm 2009).
Khu kinh tế cửa khâu được hình thành trên cơ sở một loạt các điều kiện
tự nhiên và xã hội như vi trí địa lý khu vực biên giới Việt - Trung thuận lợi
cho giao lưu kinh tế, môi trường chính tri ở các nước trong khu vực đặc biệt là quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc, chính sách kinh tế đối ngoại rộng mở của hai nước và áp lực trong cạnh tranh kinh tế quốc tế. Hơn nữa, các dân tộc sinh sống ở khu vực biên giới có thành phan rat đa dạng và đặc biệt có những tương đồng về kinh tế, văn hóa, xã hội với các dân tộc ở bên kia biên giới. Đó cũng là một cơ sở xã hội thuận lợi để tiến hành các
chính sách phát triển kinh tế, tăng cường giao lưu, hợp tác giữa hai khu vực.
Ngày 18 tháng 9 năm 1996 Thủ tướng chính phủ ban hành quyết định 675/1996/QĐ-TTg về việc áp dụng thí điểm một số cơ chế chính sách tại khu vực cửa khâu Móng Cái. Tính đến tháng 1 năm 1999, có thêm 8 Khu KTCK
được áp dụng thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Lao Cai, Kiên Giang, Cao Bằng, Hà
Tĩnh, Tây Ninh, Quảng Trị, Kon Tum. Các khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam được thành lập đã tạo nên những trung tâm kinh tế thương mại dọc biên giới Việt - Trung và được coi là lực day dé từ đó làm tăng nhanh sự phát triển kinh tế xã hội ở khu vực miền núi biên giới, đưa đến sự phát triển ngang bằng giữa
đông băng và miên núi, giữa khu vực trung tâm và biên giới.
95
Quá trình bình thường hóa trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung
Quốc cùng với quá trình cải cách mở cửa ở hai nước đã khiến cho vùng biên giới vốn là khu vực quân sự ác liệt đã trở thành một “điểm nóng” mà cả hai nước đều không muốn bỏ qua trong việc đây mạnh phát triển kinh tế. Đồng
thời cũng thực thi chính sách “biên giới mềm” dé giữ vững sự ôn định ở vùng biên và mở cánh cửa dé đi ra thế giới.
Lạng Sơn là tỉnh biên giới phía Bắc, có tuyến giao thông quan trọng như Quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B, 31, 279 và tuyến đường sắt liên vận quốc tế Việt - Trung, có đường biên giới với Trung Quốc dài 253 km, gồm 2 cửa khẩu quốc tế (cửa khẩu Hữu Nghị; cửa khâu Đồng Đăng) và hai cửa khâu quốc gia (cửa khâu Tân Thanh, cửa khẩu Chi Ma), 7 cặp chợ biên giới, rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với Trung Quốc. Ngay từ những năm đầu
mở cửa buôn bán qua biên giới Việt - Trung (1991), Tân Thanh đã được coi là
một trong những cửa khẩu quan trọng nhất của tỉnh Lạng Sơn trong hoạt động thương mại, xuất nhập khâu, du lịch, dịch vụ. Đối diện khu cửa khẩu Tân Thanh là khu vực mau dịch biên giới Po Chai (huyện Bằng Tường, Khu tự trị Quảng Tây, Trung Quốc) đã được phía bạn đầu tư tương đối hoàn chỉnh. Do đó đã góp phần tạo cho Tân Thanh - Pò Chài trở thành một khu vực có hoạt động
biên mậu đa dạng, phong phú.
Cơ sở hạ tang
Khu kinh tế cửa khâu Tân Thanh (thuộc xã Tân Thanh), được thành lập vào năm 1994. Cho đến nay đã có tất cả 4 Trung tâm thương mại và 2 khu chợ đó là Trung tâm thương mại Hồng Kông, Trung tâm thương mại Việt - Trung, Trung tâm thương mại Thế giới phụ nữ, Trung tâm thương mại Sài Gòn; Chợ Hữu Nghị; Chợ cửa khẩu Tân Thanh. Những trung tâm thương mại và khu chợ này bao gồm 3000 gian hàng của người Việt Nam và Trung Quốc, được xây cất khang trang tạo nên vẻ sầm uất cho một góc vùng
biên. Bên cạnh đó còn có 3 khách sạn, 1 bưu điện, 2 bãi đỗ xe, các Ngân
96
hàng như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank), Ngân hàng Đầu tư và phát triển tỉnh Lạng Sơn (BIDV). Tất cả những công
trình này được xây dựng trong khu vực rộng hơn 10 ha. Để xây dựng Khu
kinh tế cửa khâu, các công trình cơ sở hạ tầng, đặc biệt là điện, đường,
trường, trạm đã được đầu tư đồng bộ, đặc biệt là đường giao thông đã đảm bảo cho việc đi lại và lưu thông, vận chuyên hàng hóa. Giao thông là một yếu tố rất quan trọng đối với đời sống của đồng bào dân tộc ở miền núi và
ảnh hưởng lớn tới sinh kế của tộc người. Bản Thâu là thôn cách khu vực cửa khẩu Tân Thanh hơn 1 km, đường giao thông qua thôn đã trở thành con đường chính phục vụ cho việc lưu chuyên hàng hóa hàng ngày. Ngoài ra, xã còn xây dựng các con đường liên thôn khác như đường Bản Thau - Nà Tong đài 2,5 km; đường Bản Thau đến Ban Đuốc dài 3,4 km. Việc đầu tu xây dựng và đưa vào sử dụng các tuyến đường này đã giúp cho các mặt hàng nông - lâm thổ sản có nhiều thị trường tiêu thụ hơn. Hệ thống đường giao thông này còn tạo điều kiện cho đồng bao Tay ở thôn Bản Thau có nhiều cơ hội hơn trong tiếp cận thị trường, tiếp nhận những hoạt động sinh kế mới.
Chợ biên giới
Chợ vừa là nơi giao lưu, buôn bán, trao đổi hang hóa, mặt khác nó cũng là hoạt động sinh kế của con người. Những gì đem ra chợ bán đều trở thành hàng hóa, giá trị thu được là tiền mặt - nguồn vốn giúp cải thiện đời sống con người.
Chợ cũng luôn đóng vai trò là nguồn lực dịch vụ, thông qua đó các mối quan hệ
xã hội được xác lập, cách thức làm ăn, tìm kiếm cơ hội, sinh kế được chia sẻ.
Điều đó có lẽ đặc biệt hơn với chợ vùng biên, trong đó có chợ Tân Thanh.
Qua phỏng vấn người dân thôn Bản Thau thì được biết khu chợ đầu tiên được xây dựng từ năm 1998 - 1999, khoảng cách từ thôn đến chợ chỉ tam
1 km. Những năm sau, chợ được xây dựng thêm các Trung tâm thương mai
và quy hoạch được mở rộng hơn nên đã thu hút hầu hết cư dân trong thôn đến làm ăn, trao đổi mua bán, làm dịch vụ. Bên cạnh đó còn thu hút một lượng lớn
97
cư dan ở trong tinh cũng như các tỉnh khác đến làm ăn. Khi xây dựng Khu
chợ này, Ban Quản lý Thương mại Tân Thanh cũng đã dành cho mỗi hộ gia đình trong thôn Ban Thau một lô đất dé làm ki ốt mở cửa hàng (do Nhà nước thu hồi đất của thôn dé xây dựng Khu KTCK). Ké từ khi đó, sinh kế của đồng bào Tày đã có sự chuyển hướng cơ bản, vốn là những người nông dân quen với “con trâu, cái cày” thì giờ đây họ trở thành những người làm nghề buôn bán, tiếp cận, nhạy bén với thương trường.
Việc xây dựng Chợ cửa khâu Tân Thanh cũng thu hút đồng bảo Tày trong thôn Ban Thâu có cơ hội đi tìm kiếm việc làm mới ngoài nông nghiệp
như xin làm bảo vệ tai chợ, đi cho hàng hóa cho các chủ hàng. Bên cạnh đó họ còn xin đi bán hàng thuê cho các chủ hàng người Việt ở dưới xuôi lên và
các chủ hàng người Trung Quốc (như đã nói trong chương 3).
Do xây dựng Khu kinh tế cửa khâu Tân Thanh nên hàng hóa XNK giữa hai nước ngày một gia tăng. Những năm gần đây, việc vận chuyên hàng hóa xuất khâu như dưa hấu, thanh long, chuối...luôn bị ùn tắc kéo dài từ khu vực Pac Luống đến cửa khâu Tân Thanh, có hôm từ 500 - 600 xe/ngày. Hàng hóa qua cửa khâu nhiều và liên tục như vậy cũng là nhân tố tạo điều kiện cho người dân có thêm công ăn việc làm như bốc vác hàng thuê từ xe của phía Việt Nam sang xe của phía Trung Quốc.
Vấn dé thu hổi đất giải phóng mặt bằng để xây dung Khu kinh té cửa
khẩu
Từ khi có quyết định mở cửa khâu của Chính phủ trên địa bàn, mỗi năm xã Tân Thanh đã thu hút hàng vạn lượt người từ khắp mọi miền đất nước đến tham quan, giao lưu, trao đổi mua bán hàng hoá. Chỉ tính riêng số người từ các tỉnh khác đồ về tham gia các hoạt động kinh doanh, dịch vụ được cấp
số tạm trú là 2.066 người, cấp sô lưu trú là 1.298 người, đông hơn khoảng 2,6 lần so với dân số toàn xã. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển về kinh tế, văn
hoá, xã hội, vân đê đât đai và việc làm của bà con hậu thu hôi đât đang trở
98
thành vẫn đề “thời sự”. Theo quy hoạch khu KTCK Tân Thanh, có 2 thôn bị ảnh hưởng do thu hồi đất là thôn Bản Thau va thôn Nà Lau. Do thực hiện khá tốt công tác tuyên truyền, vận động, đến nay hầu hết các hộ dân trong khu vực bị ảnh hưởng đều nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của việc xây dựng
và phát triển khu KTCK đối với sự phát triển chung của xã hội nên đều đồng tình ủng hộ. Tuy vậy, vấn đề sinh kế của đồng bào Tày ở thôn Bản Thâu sau thu hồi đất gặp khá nhiều khó khăn.
Qua phỏng vẫn ông Hoàng Văn Địa - Chủ tịch xã Tân Thanh thì được biết, mặc dù có khu KTCK với các hoạt động thương mại, dịch vụ sôi động, nhưng cũng như bao xã khác, Tân Thanh cũng có trên 90% dân số sinh sống nhờ canh tác nông - lâm nghiệp. Khi thu hồi đất dé giải phóng mặt bằng xây dựng KTCK, có nhiều hộ dân bị mat hết hoặc mat gần hết đất canh tác. Do vậy, mối quan tâm lớn nhất của người dân ở đây là sẽ làm gi dé sinh sống, khi đất đai, tư liệu sản xuất của bà con đã bị mat.
Nghiên cứu nay ứng dụng lý thuyết về Khung sinh kế bền vững DFID dé phân tích, tiếp cận dat đai, việc thu hồi quyền sử dụng đất của Nhà nước và tác động của nó đối với sinh kế của người Tay ở thôn Bản Thau, xã Tân Thanh. Khung sinh kế bền vững coi đất đai là một tài sản tự nhiên rất quan trọng đối với sinh kế nông thôn. Quyền đất đai đóng một vị trí quan trọng về nhiều mặt và tạo cơ sở để người dân tiếp cận các loại tài sản khác và những sự lựa chọn sinh kế thay thế. Theo tác giả Nguyễn Văn Sửu thì ở nước ta quyền sử dụng đất hàm chứa nhiều ý nghĩa quan trọng, đất đai vừa là một phương tiện sản xuất, một nguồn thu nhập va là một loại tài sản có giá tri [40. tr. 2].
Trong cuốn sách Phân cấp trong quan lÿ tài nguyên rừng va sinh kế người dan, Tac giả Quan (1998) có nhân mạnh đến an ninh hưởng dung đất và tài nguyên thiên nhiên làm tăng tính linh hoạt của sinh kế, giúp bảo vệ nhân dân khỏi các tác động xấu gây ra bởi thời tiết, giá cả không 6n định và những khó khăn khác. Tiếp cận với đất đai có thé ảnh hưởng đến triển vọng phát triển
99
kinh tế và lợi ích cho người nghèo. Việc đảm bảo công bằng trong an ninh hưởng dụng đất có thể làm tăng thu nhập tích lũy và việc làm trong khu vực nông thôn. Nhu vậy, biến đổi trong các chế độ sở hữu đất đai sẽ là yếu tố anh hưởng đến an ninh sinh kế của người dân.
Trong nghiên cứu này, tôi nhận thấy răng, việc thu hồi quyền sử dụng đất nông nghiệp của Nhà nước ở thôn Bản Thau đã tạo ra những tác động quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hóa đối với người dân bị thu hồi đất để phục vụ cho việc xây dựng khu KTCK Tân Thanh. Nghĩa là toàn bộ đất nông nghiệp của thôn Bản Thâu (chủ yếu là dat ruộng) đang bị chuyền đổi thành các loại đất phi nông nghiệp, làm cho người Tay ở đây phải chuyên đổi sinh kế truyền
thống. Đề ứng phó với tình hình này, trong khi chính sách của Nhà nước và của tỉnh Lạng Sơn về đào tạo nghề và việc làm còn có nhiều hạn chế, nhiều hộ gia đình người Tày trong nghiên cứu này đã dựa vào “vốn con người” (chủ yếu là sức khỏe) của mình tham gia vào các hoạt động sinh kế mới như làm thuê, bốc vác dé mưu sinh. Một số bộ phận khác đã gia nhập đội ngũ buôn bán nhỏ, nhất là các mặt hang gia dụng, lương thực thực phẩm và các dịch vụ khác.