ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ NGHÈO VÀ CÁC CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ NGHÈO

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự thoát nghèo và tái nghèo của các hộ dân tại Huyện Krông Nô, Tỉnh Đăk Nông (Trang 20 - 23)

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGHÈO

1.3. ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ NGHÈO VÀ CÁC CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ NGHÈO

1.3.1. Các chuẩn nghèo

* Theo Ngân hàng thế giới (WB) và Theo tổng cục Thống kê Việt Nam đã đƣa ra ngƣỡng nghèo nhƣ sau:

Ngưỡng nghèo lương thực: là số tiền cần thiết để mua một số lương thực. Theo WB thì lượng lương thực, thực phẩm phải đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng với năng lượng 2100 kcal/người/ngày. Nếu dưới ngưỡng này là nghèo lương thực.

Chuẩn nghèo mà ngân hàng thế giới đang áp dung đối với các quốc gia đang phát triển là 1,25 USD/người/ngày [11].

* Theo bộ Lao động Thương binh xã hội

Chuẩn nghèo theo Bộ LĐTBXH sử dụng để tính tỷ lệ nghèo cho các năm nhƣ sau:

Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 8 tháng 7 năm 2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006- 2010 nhƣ sau:

Khu vực nông thôn: Những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo. Khu vực thành thị: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo.

Chuẩn nghèo mới theo Quyết định 09/2011/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 30 tháng 01 năm 2011 ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 nhƣ sau:

1. Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống.

2. Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống.

3. Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng.

4. Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng [17].

Nhƣ vậy, có thể thấy sự khác nhau trong cách tính toán chuẩn nghèo của hai Cơ quan thuộc Chính phủ. Tổng cục Thống kê tính toán theo quan điểm của Ngân hàng thế giới dựa vào mức chi tiêu tối thiểu/người/tháng tính ra Kcal, bên cạnh đó Bộ LĐTBXH tính theo mức thu nhập tối thiểu/người/tháng để quy ra lương thực hoặc tiền. Việc chưa thống nhất tiêu chí đo lường nên tỷ lệ nghèo đói do hai Cơ quan đƣa ra là khác nhau gây khó khăn trong quá trình phân tích. Nghiên cứu này tác giả sử dụng chuẩn nghèo theo Quyết định 09/2011/QĐ-TTg làm cơ sở để phân tích.

1.3.2. Các chỉ số đo lường bất bình đẳng

Nghèo đói và bất bình đẳng luôn luôn song hành, người nghèo thường đi kèm với mức thu nhập thấp, làm cho chi tiêu thấp nên thường bị đối xử không bằng những đối tƣợng khác trong việc tiếp cận các dịch vụ đời sống xã hôi.

Nghiên cứu dựa trên mức độ biến động chi tiêu bình quân đầu người giữa các hộ để đo lường mức độ bất bình đẳng.

Sự bình đẳng tuyệt đối khi mà tất cả các hộ có mức chi tiêu bình quân đầu người như nhau và sự bất bình đẳng tuyệt đối khi có tất cả mức chi tiêu còn khác hộ khác thì không có [22].

Phân tích này sẽ tính toán chỉ số khá phổ biến đo lường sự bất bình đẳng - hệ số Gini và đường cong Lorenz.

Đường cong Lorenz thể hiện mối quan hệ định lượng giữa tỷ lệ phần trăm của dân số cộng dồn và tỷ lệ phần trăm cộng dồn của tổng thu nhập nhận được trong một khoảng thời gian nhất đinh, thường là một năm. Ở mỗi điểm trên đường chéo (đường 450) thể hiện tỷ lệ phần trăm thu nhập nhận được đúng bằng tỷ lệ của số người có thu nhập. Khoảng cách giữa đường chéo và đường Lorenz cho biết mức độ bất bình đẳng, đường Lorenz càng xa đường 450 thì mức độ bất bình đẳng càng lớn. Điều đó cũng có nghĩa là phần trăm thu nhập người nghèo nhận được sẽ giảm đi [2].

Hệ số Gini là phép đo tổng hợp về tính bất công và có thể dao động trong phạm vi từ 0 (công bằng hoàn toàn hay hoàn toàn bình đẳng) đến 1 (bất công hoàn toàn hay hoàn toàn bất bình đẳng). Phổ biến là 0 < Gini < 1, có xuất hiện tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập [2].

Công thức tính hệ số Gini nhƣ sau:

Theo phương pháp tính của Tổng cục thống kê dành cho nhóm chỉ tiêu nghèo đói thì công thức tính hệ số GINI (G) [31] đƣợc tính theo công thức sau:

G = 100% - Trong đó:

Fi - là phần trăm cộng dồn dân số đến người thứ i

Yi - là phần trăm cộng dồn thu nhập (chi tiêu) đến người thứ i

Khi đường cong Lorenz trùng với đường thẳng 450 (đường bình đẳng tuyệt đối) thì hệ số GINI bằng 0 (vì A=0), xã hội có sự phân phối thu nhập bình đẳng tuyệt đối, mọi người dân có thu nhập như nhau; và khi đường cong Lorenz trùng với trục hoành, hệ số GINI bằng 1 (vì B=0), xã hội có sự phân phối thu nhập bất bình đẳng tuyệt đối, một người dân hưởng toàn bộ thu nhập của cả xã hội. Nhƣ vậy hệ số GINI nhận giá trị từ 0 đến 1. Hệ số GINI càng gần 1 thì sự bất bình đẳng về thu nhập trong dân cƣ càng lớn.

Hệ số GINI có giá trị chính xác nhất khi đƣợc tính dựa trên số liệu thu nhập bình quân của từng người dân. Tuy nhiên, căn cứ vào tính sẵn có và sự thuận tiện trong tính toán cũng có thể tính hệ số GINI dựa trên số liệu thu nhập bình quân đầu người theo nhóm dân cư. Giá trị của hệ số GINI tính theo nhóm dân cư thấp hơn giá trị của hệ số GINI tính theo từng người dân. Số nhóm dân cƣ càng lớn thì tính chính xác của hệ số GINI càng cao.

Về lý thuyết, hệ số Gini nhận các giá trị từ 0 đến 1. Nhƣng thực tế hệ số này nhận các giá trị trong khoảng 0 < G < 1.

1.4. MÔ HÌNH XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự thoát nghèo và tái nghèo của các hộ dân tại Huyện Krông Nô, Tỉnh Đăk Nông (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)