CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN KRÔNG NÔ
3.3. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG NÔ
3.3.1. Các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ và các chương trình mục tiêu quốc gia
Huyện Krông Nô Là một huyện nghèo đã nhận được nhiều chương trình hỗ trợ từ Chính phủ và các chương trình mục tiêu quốc gia. Các
chương trình này đã hỗ trợ khá toàn diện trên tất cả các mặt của đời sống:
vốn sản xuất, dạy nghề, khuyến nông, giáo dục, y tế, nhà ở. Các chương trình này đã góp phần rất lớn trong việc thay đổi tình hình nghèo của bà con nhân dân của Huyện nhƣ:
Chương trình 132, 134 về hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn và đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên. Theo quyết định 132/2002/QĐ-TTg về việc giải quyết đất sản xuất và đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên thì “mức giao tối thiểu đất sản xuất nông nghiệp và đất ở cho 1 hộ là 1,0 ha đất nương, rẫy hoặc 0,5 ha đất ruộng lúa nước 1 vụ hoặc 0,3 ha đất lúa nước 2 vụ và 400m2 đất ở; Đối với đất có vườn cây lâu năm thì căn cứ vào khả năng khai thác thực tế của vườn cây và tình hình thiếu đất cụ thể ở từng nơi để có mức giao phù hợp [29].
Chương trình 135 đã hoàn thành được 2 giai đoạn từ 1998 – 2010 với nội dung chính là tập trung đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn (giai đoạn 1) và chuyển hướng đầu tư về xã, thôn đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa và biên giới (giai đoạn 2). Chương trình 135 đƣợc phê duyệt thực hiện trong giai đoạn 2012 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020 tiếp tục đầu tƣ tới xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi, xây dựng theo cơ chế rút gọn, tập trung ƣu tiên đầu tƣ, hỗ trợ 2 nội dung:
Hỗ trợ cơ sở hạ tầng và hỗ trợ phát triển sản xuất.
Thực hiện Quyết định 167 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, trong đó ưu tiên giải quyết trước đối với hộ nghèo là dân tộc ít người, chủ hộ là người cao tuổi, phụ nữ, khuyết tật [19].
Lĩnh vực giáo dục nhận được các chương trình hỗ trợ như chính sách ưu đãi đối với học sinh sinh viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo theo quyết định 157/2007/ QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ, hiện chính sách miễn, giảm
học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
Lĩnh vực y tế: Thực hiện cấp thẻ y tế cho hộ dân tộc ít người theo quyết định 139/2002/QĐ-TTg về việc khám, chữa bệnh cho người nghèo.
Hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 Thủ tướng Chính phủ.
Năm 2013, những hộ nghèo vẫn tiếp tục nhận đƣợc nhiều sự hỗ trợ từ Nhà nước theo các quyết định mới được ban hành trong năm nay như: Quyết định số 59/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo giai đoạn 2013 – 2020; Ban hành chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2013-2016.
3.3.2. Các chính sách hỗ trợ từ địa phương
Từ năm 2012 đế - ỉnh
Đăk Nông, các cấp, các ngành huyệ
dụng công nghệ ến, đƣa các mô hình nông nghiệ
công nghệ ệc
ếp cận với chương trình khuyến nông chăn nuôi cải tạo đàn bò. Bằng nhiều giải pháp thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, phong trào chăn nuôi trâu bò tại huyện Krông Nô đã đƣợc khuyến khích phát triển khá mạnh mẽ [34]. Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Krông Nô 2 xã Nam Đà và Đắk Drô (Krông Nô) đƣợc chọn là những xã điểm của tỉnh và huyện. Sau 2 năm thực hiện chương trình, 2 xã đã đạt những kết quả nhất định, có những thay đổi rừ rệt về bộ mặt nụng thụn cũng như đời sống của người dõn, nhưng
thực tế vẫn còn gặp những khó khăn nhất định. Do xuất phát điểm là những xã khó khăn về nhiều mặt, đời sống sản xuất phụ thuộc vào đồng ruộng nên trong 19 tiêu chí xây dựng NTM, các địa phương đều cho rằng, tiêu chí nào cũng quan trọng và cần thiết. Vì vậy, để đẩy mạnh tiến độ thực hiện chương trình xây dựng NTM, các cấp chính quyền địa phương đã tăng cường công tác phổ biến, quán triệt nội dung đề án đến từng cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Tại xã Nam Đà, từ năm 2011 đến nay, địa phương đã huy động các nguồn lực với kinh phí lên đến 12,6 tỷ đồng để đầu tư xây dựng trên 2,2km đường nhựa, 8,1km đường bê tông, 950m kênh mương, 3 nhà văn hóa thôn…Ngoài ra, người dân trên địa bàn xã còn đóng góp kinh phí để làm 2 cây cầu, 0,5km đường nội đồng, còn tại xã Đắk Drô đến nay cũng đã đạt 3 tiêu chí về quy hoạch, y tế và văn hóa. Trong thời gian tới, địa phương sẽ phấn đấu đạt được các tiêu chí về thu nhập, giáo dục, thủy lợi, làm bước tạo đà để phát triển [35].
Cùng với chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 29-9 -2008, Tỉnh ủy Đắk Nông đã ban hành Nghị quyết số 19-NQ/TU về xóa nhà tạm, nhà dột nát.
3.3.3. Các chính sách hỗ trợ từ các dự án phát triển
Dự án tăng cường năng lực kinh tế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Nông do tổ chức IFAD tài trợ (Dự án 3 EM) sẽ đƣợc triển khai thực hiện trong vòng 5 năm (2011-2016) tại 23 xã của 5 huyện gồm: Krông Nô, Đắk R’lấp, Tuy Đức, Đắk Glong và Đắk Song với mục đích là góp phần cải thiện sinh kế cho đồng bào DTTS và có sự mở rộng cho các đối tƣợng là người nghèo, cận nghèo khác trên địa bàn tỉnh. Dự án với 3 hợp phần:
1) Hợp phần Phát triển sinh kế cho đồng bào Dân tộc Thiểu số với các tiểu hợp phần: Dịch vụ khuyến nông bền vững; Phát triển chuỗi giá trị và lập kế hoạch và cơ sở hạ tầng cộng đồng có sự tham gia.
2) Dịch vụ Tài chính Nông thôn với các tiểu hợp phần: Cho vay vốn đối với Nông nghiệp phát triển Chuỗi giá trị; Nhóm Phụ nữ tiết kiệm và Tín dụng;
3) Hợp phần quản lý dự án.. Qua thực tế, tất cả các nhóm đối tƣợng đƣợc ƣu tiên của dự án đều đang gặp khó khăn trong vấn đề sinh hoạt và sản xuất. Đặc biệt là trình độ thâm canh, chất lượng nông sản, mức độ tham gia thị trường…
Dự án 3 EM có ý nghĩa rất lớn trong việc thay đổi nhận thức về phát triển kinh tế cho đồng bào [6].
Dự án phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên tỉnh Đắk Nông do Ngân hàng Phát triển Châu Á tài trợ (Dự án FLITCH) với 4 hợp phần gồm: Phát triển và quản lý tài nguyên rừng bền vững; Xây dựng năng lực thông qua các lớp đào tạo; Quản lý dự án; Cải thiện sinh kế, với tổng kinh phí 170.000 triệu đồng đƣợc triển khai từ năm 2009 [18].
Chính sách hỗ trợ từ các chương trình, dự án đã đem lại kết quả đáng khích lệ trong việc xóa đói giàm nghèo ở huyện Krông Nô. Tuy nhiên, trong đó có dự án chƣa mang lại hiệu quả mong muốn nhƣ nguồn quỹ CDF (quỹ phát triển xã) trong dự án FLITCH.