CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGHÈO
1.5. KINH NGHIỆM GIẢM NGHÈO
1.5.1. Kinh nghiệm giảm nghèo trên thế giới
Thái Lan có các chương trình xóa đói giảm nghèo chủ yếu tập trung vào các chương trình ở nông thôn nhằm tăng sản lượng nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, đó cũng là những mục tiêu chính của chương trình phát triển nông thôn trong hai kế hoạch quốc gia 5 năm lần thứ nhất và lần thứ hai.
Trong chương trình phát triển nông thôn 5 năm lần thứ 5 từ năm 1982 đến 1986 đã chú ý nhiều hơn đến đối tượng không được hưởng lợi nhiều từ nguồn lợi phát triển. Điều đó đƣợc coi là đối tƣợng của đói nghèo. Từ đó, Chính phủ đã tập trung các giải pháp vào 2 vấn đề chính là xóa đói giảm nghèo khu vực nông thôn và tạo cơ hội công ăn việc làm cho khu vực nông thôn.
Để thực hiện các vấn đề trên, một số dự án đƣợc triển khai nhƣ: “Phát triển làng mới” do chính phủ Nhật Bản hỗ trợ, các dự án cung cấp các dịch vụ cơ bản cho người nghèo (dinh dưỡng, nước sạch…) nhóm dự án nhằm cải thiện chất lƣợng nguồn sản phẩm tự cung tự cấp cho chính họ và cung cấp
nguyên liệu đầu vào giá thấp để nông dân có khả năng sử dụng là những chương trình nằm trong nhóm xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn.
Muốn tạo điều kiện giúp người dân tăng sản lượng, năng suất, thu nhập cho nông dân nói chung và người nghèo nói riêng trong lĩnh vực nông nghiệp, Thái Lan đã trang bị công nghệ, vật tƣ và thiết bị tiên tiến trong nông nghiệp, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, sử dụng hợp lý hơn các yếu tố đầu vào (phân bón, thuốc trừ sâu, thủy lợi…) cải tiến giống và phương thức canh tác, tập trung vào công tác khuyến nông, thông tin cho người dân về giá cả, dung lượng thị trường, thị hiếu, các thông tin về giống cây trồng, phân bón và hệ thống phương pháp gieo trồng….
Đa dạng hóa thu nhập ở nông thôn là một chính sách trong công tác xóa đói giảm nghèo của Thái Lan. Chính phủ có những biện pháp tạo công ăn việc làm ngoài nông nghiệp nhƣ sử dụng công nghệ sản xuất dựa trên lao động trong toàn bộ các ngành đặc biệt trong ngành xây dựng. Việc làm ngoài nước vẫn tiếp tục để cung cấp công việc cho đến khi nền kinh tế trong nước có thể tự tạo ra đủ.
Hợp tác quốc tế thông qua những dự án vừa và nhỏ của các tổ chức đa Chính phủ, song phương, phi Chính phủ nhằm cung cấp vốn cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó là những chính sách đầu tƣ cho giáo dục , y tế, dân số, bình đẳng giới…[25].
b. Kinh nghiệm giảm nghèo của Malaysia
Với đặc điểm là một quốc gia đa dân tộc với thành phần dân cƣ khá phức tạp, cùng với sự phân chia lĩnh vực hoạt động kinh tế đã dẫn đến tình trạng phân biệt sắc tộc theo chức năng kinh tế ở Malaysia. Điều này gây ra sự bất bình đẳng nghiêm trọng trong phân phối thu nhập giữa các nhóm dân cƣ. Đây đƣợc coi là
nguyên nhân mang tính cơ cấu tác động mạnh mẽ đến sự phân biệt giàu nghèo và tỷ lệ nghèo đói rất cao ở Malaysia đầu thập niên 70 của thế kỷ XX.
Chính sách kinh tế mới (NEP) với chiến lƣợc xóa đói giảm nghèo giai đoạn những năm 1971 – 1990 với mục tiêu giảm và xóa bỏ tình trạng nghèo đói trên toàn quốc bằng cách tăng mức thu nhập và tăng cơ hội việc làm cho tất cả người dân, không phân biệt sắc tộc. Trên cơ sở đó, chính phủ Malaysia đã thực hiện các chính sách tái cơ cấu nền kinh tế - xã hội trên 2 mục tiêu cơ bản, đó là chuyển dịch cơ cấu việc làm và chuyển dịch cơ cấu sỡ hữu cổ phần của người bản địa. Bên cạnh đó còn có các chính sách liên quan đến phát triển nông nghiệp nông thôn, chính sách phát triển giáo dục và các chương trình xóa đói giảm nghèo ở nông thôn và công nghiệp hóa nông thôn nhƣ phát triển cùng đất mới; hỗ trợ các lĩnh vực ngành nghề (trồng lúa, trồng cao su, các hộ ngƣ dân…), công nghiệp hóa các ngành chế biến thực phẩm, chế biến dầu ăn và chất béo, chế biến gỗ và giấy, dệt may…
Kết quả: Tỷ lệ nghèo trên toàn quốc đã giảm nhanh từ 52,4% năm 1970 xuống còn 17,1% năm 1990, tỷ lệ nghèo ở nông thôn đã giảm từ 50,9%
xuống còn 21,8%, ở thành thị giảm từ 18,7% xuống còn 7,5% trong cùng giai đoạn. Thu nhập bình quân hộ gia đình đã tăng từ 264 RM (1970) lên tới 1.163 RM (1990). Sự thay đổi đáng kể trong thu nhập đã kéo theo sự tăng lờn rừ rệt của chất lƣợng cuộc sống về y tế, sức khỏe, giỏo dục, dinh dƣỡng và cơ hội việc làm [25].
Chính sách phát triển quốc gia (NDP) với chiến lƣợc xóa đói giảm nghèo giai đoạn 1991 – 2000 với mục tiêu: 1) Chống nghèo đói khốn cùng không phân biệt sắc tộc bằng cách tăng mức thu nhập và cải thiện khả năng tiếp cận của người nghèo khốn cùng đối với các dịch vụ xã hội cơ bản. 2) Giảm khoảng cách nghèo tương đối giữa các sắc tộc, nhóm người và vùng trong
nước, đưa người dân tiếp cận công bằng hơn với cơ hội phát triển kinh tế.
Theo mục tiêu này, các chính sách giảm nghèo giai đoạn này không chỉ quan tâm đến nghèo tuyệt đối mà còn giải quyết cả nghèo tương đối như mở rộng đất đai, tạo thêm việc làm, hỗ trợ tín dụng tăng cường đầu tư cho điện, đường, trường, trạm để tăng tỷ lệ tiếp cận của người dân đến các dịch vụ này. Kết quả giảm nghèo của giai đoạn này tỷ lệ người nghèo đã giảm rất nhanh từ 17,1%
(1990) xuống 9,6% (1995) và chỉ còn 6,8% (1997). Tỷ lệ nghèo thành thị và nông thôn đều giảm mạnh, đặc biệt khu vực thành thị từ 21,8% xuống còn 11,8% cùng thời kỳ. Thu nhập của những hộ nghèo đã tăng từ 1.163 RM (1990) lên 2008 RM (1995) và đạt tới 2.607 RM (1997)[25].
Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, công cuộc xóa đói giảm nghèo bắt đầu xuất hiện những chênh lệch thu nhập ngày càng lớn giữa các nhóm sắc tộc cũng như các khu vực. Đây là kết quả tất yếu của nền kinh tế thị trường, khi mọi hoạt động kinh tế phải tuân theo quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh. Bên cạnh đó, mức chênh lệch trong thu nhập giữa thành thị và nông thôn vẫn còn rất rộng. Vì vậy, tình trạng nghèo tương đối và khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản sẽ là những mục tiêu tiếp theo của chiến lƣợc xóa đói giảm nghèo ở Malaysia [25].
1.5.2. Kinh nghiệm giảm nghèo ở Việt Nam