CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGHÈO
1.5. KINH NGHIỆM GIẢM NGHÈO
1.5.2. Kinh nghiệm giảm nghèo ở Việt Nam
Ngày 31/07/1998, Thủ tướng chính phủ đã có quyết định 135/1998/QĐ- TTg phê duyệt chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu và vùng xa (gọi tắt là Chương trình 135). Đây là một chương trình được cụ thể hoá từ nội dung Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng thành một chương trình kinh tế xã hội tổng hợp để vực dậy vùng khó khăn nhất của đất nước ta với mục tiêu tổng quát là "Nâng cao nhanh đời sống vật
chất tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi vùng sâu, vùng xa; tạo điều kiện để đƣa nông thôn các vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, hoà nhập vào sự phát triển chung của cả nước; góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng" (Nghị định 135).
Mục tiêu của chương trình gồm 2 giai đoạn:
Giai đoạn từ 1998 - 2000: Về cơ bản không có hộ đói kinh niên, mỗi năm giảm được 4 - 5% hộ đói nghèo. Bước đầu cung cấp cho đồng bào nước sinh hoạt, thu hút phần lớn trẻ em trong độ tuổi đến trường, kiểm soát được một số dịch bệnh hiểm nghèo; có đường giao thông dân sinh đến các trung tâm cụm xã và phần lớn đồng bào được hưởng thụ văn hoá thông tin.
Giai đoạn từ 2001-2005: Giảm tỷ lệ hộ đói nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn xuống còn 25% vào năm 2005. Bảo đảm cung cấp cho đồng bào đủ nước sinh hoạt, thu hút trên 70% trẻ em trong độ tuổi đến trường; đại bộ phận đồng bào đƣợc bồi dƣỡng, tiếp thu kinh nghiệm sản xuất và đời sống; kiểm soát phần lớn các dịch bệnh xã hội hiểm nghèo có đường giao thông cho xe cơ giới và đường dân sinh kinh tế đến các trung tâm cụm xã, thúc đẩy phát triển thị trường nông thôn (Nghị định 135).
Ngoài những mục tiêu trên, chương trình 135 còn có 5 nội dung chủ yếu sau (Nghị định 135):
Một là: Quy hoạch bố trí dân cư ở những nơi cần thiết, từng bước tổ chức hợp lý đời sống sinh hoạt của đồng bào các bản, làng, buôn, sóc, ở những nơi không có điều kiện nhất là các vùng biên giới hải đảo, tạo điều kiện để đồng bào nhanh chóng ổn định sản xuất và đời sống.
Hai là: Đẩy nhanh phát triển nông, lâm nghiệp, gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm để khai thác nguồn tài nguyên và sử dụng lao động tại chỗ, tạo thêm
nhiều cơ hội về việc làm tăng thu nhập, ổn định đời sống, từng bước phát triển sản xuất hàng hoá.
Ba là: Phát triển nhanh cơ sở hạ tầng nông thôn phù hợp với quy hoạch sản xuất và bố trí lại dân cư. Trước hết là hệ thống đường giao thông; nước sinh hoạt; hệ thống điện ở những nơi có điều kiện, kể cả thuỷ điện nhỏ.
Bốn là: Quy hoạch và xây dựng các trung tâm cụm xã, ƣu tiên đầu tƣ xây dựng các công trình về y tế, giáo dục, dịch vụ thương mại, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và phát thanh truyền hình.
Năm là: Đào tạo cán bộ xã, bản, làng, buôn, sóc giúp cán bộ cơ sở nâng cao trình độ quản lý hành chính, kinh tế để phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
Từ mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của chương trình 135, các năm qua dưới sự chỉ đạo của các ngành đã thu được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ. Năm 1999 chương trình 135 tập trung đầu tư trực tiếp cho 2 nhiệm vụ là xây dựng cơ sở hạ tầng và đào tạo cán bộ trên địa bàn 1200 xã (1.012 xã đặc biệt khó khăn và 188 xã biên giới) thuộc 37 tỉnh. Năm 2000 hai nhiệm vụ này tiếp tục đầu tƣ thực hiện trên toàn bộ 1.878 xã đặc biệt khó khăn và biên giới;
ba nhiệm vụ còn lại (quy hoạch dân cƣ, phát triển sản xuất và xây dựng trung tâm cụm xã) hai năm qua đƣợc thực hiện lồng ghép bằng các nguồn vốn của chương trình, dự án khác trên địa bàn 1.878 xã thuộc 49 tỉnh. Qua hai năm thực hiện tổng vốn đầu tư từ ngân sách của trung ương và địa phương là 1.254 tỷ đồng. Chương trình 135 hai năm qua đó đã bố trí kế hoạch đầu tư được trên 5.200 công trình hạ tầng, đến nay đã có 4.367 công trình hoàn thành và đƣa vào sử dụng. Trong đó 1.098 công trình đường giao thông, 642 công trình trường học, 950 công trình thuỷ lợi, 208 công trình nước sạch, 202 công trình điện hạ thế [37].
b. Chương trình Nông thôn mới
Hoàng Viết Việt (2012) nghiên cứu việc thực hiện xây dựng Nông thôn mới ở xã Ea Tiêu theo Nghị quyết 26/2008/TW của Hội nghị lần thứ 7 khóa X Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng và Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020. Mục tiêu của chương trình là: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; Gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; Môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Tuy nhiên, việc xây dựng Nông thôn mới đƣợc xem là một giải pháp mang tính toàn diện nhằm phát triển kinh tế- xã hội ở nông thôn trong đó có công tác xóa đói giảm nghèo.
Nhƣ một hiệu ứng tổng hợp, chỉ trong 2 năm (2010-2012) thu nhập bình quân đầu người tăng 12% năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 21 % xuống còn 14%, số hộ khá, hộ giàu từ 229 hộ tăng lên 312 hộ. Nhƣ vậy mô hình phát triển nông thôn mới với 19 tiêu chí có thể xem là biện pháp tổng hợp nhằm giảm nghèo bền vững [38].
c. Giảm nghèo ở tỉnh Kiên Giang
Tỉnh Kiên Giang tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng coi đây là động lực và là nền tảng của công cuộc xoá đói giảm nghèo. Tỉnh ƣu tiên đầu tƣ cho các khu vực nghèo, miền núi khó khăn, các xã đặc biệt nghèo, đặc biệt khó khăn những công trình mang tính xã hội cao như cầu đường nông thôn, thuỷ lợi, mạng lưới điện, trường học, trạm y tế, chợ.
Dạy nghề đi đôi với tạo việc làm là hoạt động thứ hai đƣợc tỉnh quan tâm: xây dựng mạng lưới cơ sở dạy nghề kể cả huyện, cụm liên xã ưu tiên cho các đối tƣợng nghèo. Bên cạnh đó, tỉnh khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp, nhất là kinh tế hộ gia đình, giải quyết việc làm tại chỗ và tăng cường đầu tƣ mở rộng cơ sở sản xuất kinh doanh để vừa phát triển sản xuất vừa tạo thêm công ăn việc làm, thu hút lao động.
Mặt khác, coi việc hỗ trợ vốn là nhiệm vụ của chính phủ, tỉnh đã đẩy mạnh thực hiện cho vay vốn với lãi suất thấp, thời gian dài để sản xuất kinh doanh với quy mô nhỏ; Hỗ trợ cho vay đối với các đối tƣợng sinh viên thuộc gia đình diện nghèo, khó khăn.
Nỗ lực của tỉnh chƣa mang lại kết quả cao do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân vốn vay chưa thực sự được sử dụng hiệu quả (Dương Ngọc Thanh và cộng sự, 2004).
d. Kinh nghiệm giảm nghèo từ tỉnh Khánh Hòa
Đào Công Thiên (2008) nghiên cứu vấn đề nghèo đói từ các xã ven đầm Nha Phu bao gồm: Ninh Phú, Ninh Giang, Ninh Hà, Ninh Lộc, Ninh Ích thuộc huyện Ninh Hoà và xã Vĩnh Lương thuộc thành phố Nha Trang. Đây là các xã có tỷ lệ các hộ nghèo theo chuẩn Quốc gia là 16,54%. Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo đến năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo còn 2,4% theo chuẩn Quốc gia và 4% theo chuẩn mới của tỉnh là một vấn đề rất khó khăn đòi hỏi các ngành, các cấp và tự mỗi hộ gia đình phải vươn lên thoát nghèo trên cơ sở khoa học và mang tính bền vững cao. Tác giả đã điều tra để phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới tình hình nghèo đói của các hộ dân ven khu vực này có ý nghĩa rất quan trọng nhằm tìm ra những giải pháp trong việc xóa đói giảm nghèo tại khu vực này.
Kết quả cho thấy những nguyên nhân chính có thể gây nên sự cách biệt giàu nghèo bao gồm: việc làm, đất đai, vốn, quy mô hộ và vấn đề giới tính.
Trong đó quan trọng nhất là tình trạng việc làm. Chính đặc điểm công việc của một người quyết định mức sống của người đó, thậm chí cả gia đình người đó. Tiếp đến là đất đai. Đất đai trở nên vấn đề sống còn đối với các hộ gia đình. Những hộ gia đình không có đất sẽ chuẩn bị đối diện với mức sống thấp và khả năng sống trong đói nghèo rất cao, ngƣợc lại, những hộ có nhiều đất là những hộ có thu nhập cao và có mức sống giàu có.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, hệ thống lý thuyết làm cơ sở cho việc phân tích và đánh giá nghèo, lý thuyết về các cách tiếp cận khác nhau về khái niệm nghèo và tầm quan trọng của việc giải quyết các vấn đề nghèo trong quá trình phát triển kinh tế đã được tổng hợp lại. Mặt khác, các hệ thống đo lường mức độ nghèo và chỉ tiêu đo lường bất bình đẳng trong phân phối thu nhập cũng được trình bày ở chương này.
Bên cạnh đó, tác giả cũng đã tổng hợp về mặt lý thuyết mô hình định lượng Logistic để làm cơ sở cho việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo.
Tác giả cũng đã tổng hợp những kinh nghiệm giảm nghèo của hai quốc gia cùng khu vực là Malaysia và Thái Lan, một tỉnh lân cận với tỉnh Đăk Nông là tỉnh Đăk Lăk để rút ra bài học giảm nghèo chung công tác giảm nghèo từ đó làm cơ sở cho việc nêu ra gợi ý chính sách giúp giảm nghèo cho huyện Krông Nô.