Board SLMB (Station Line Modul with Burst system: modul đường dây thuê bao số sử dụng hệ thông báo hiệu chùm)

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tổng đài HICOM mới (Trang 26 - 34)

2.1 Chức năng: Board SLMB dùng để kết nối với các thuê bao thoại số (set 400) và bàn điện thoại viên (AC).

2.2 Thông số kỷ thuật:

Mỗi Board SLMB chứa 16 mạch điện đường dây thuê bao cho phép kết nối đến 16 đường dây thuê bao số. Tín hiệu chuông được cấp từ Board RG và có điện áp chuông là dòng xoay chiều 65 (VAC) hoặc 85 (VAC) tần số chuông là 25 Hz hoặc 50 Hz.

SLMB là Board mạch dùng hệ thống báo hiệu chùm, giao tiếp U200. Khi đường dây thuê bao hoặc máy điện thoại có sự cố và kể cả khi thuê bao khai báo bằng lệnh mà không lắp vào thì hệ thống sẽ tự động khoá mạch điện đường dây thuê bao đó.

1.3 Ký hiệu Board.

Có nhiều loại Board SLMB. Tuỳ theo cấu tạo mà ký hiệu Board và số mạch điện trong Board khác nhau. Ví dụ:

+ SLMB Q2052- X :có 8 mạch điện đường dây thuê bao.

+ SLMB Q2150- X: có 16 mạch điện đường dây thuê bao

Trên Board mạch có gắn đèn LED màu vàng. Sau khi reset Board nếu đèn sáng thì việc reset thành công và mạch điện đường dây tốt. Nếu đèn tắt: Board bị lỗi, nếu đèn sáng nhấp nháy: có ít nhất một mạch điện đường dây thuê bao bị sự cố.

3. Board TMEMW ( Trunk Modul E&M / Word: trung kế nghe nói).

Chức năng: Board TMEMW dùng để kết nối cho hai hệ thống tổng đài PABX.

Đây là trung kế Analog có hệ thống 2 chiều.

Một Board TMEMW chứa 4 mạch điện đường dây trung kế. Cho phép kết nối 8 đường dây để truyền thông tin thoại và thông tin báo hiệu. Suy hao trên đường dây cho phép là - 3,5dB. Trở kháng đường dây từ 600÷900 (Ω).

4. Board TMCOW (Trunk Modul Central Office Word: modul trung kế đến tổng đài trung tâm).

Board TMCOW dùng để kết nối cho hệ thống tổng đài PABX với hệ thống tổng đài trung tâm. Mỗi Board TMCOW chứa 8 mạch điện đường dây trung kế (Analog). Mỗi mạch điện là giao tiếp 2 dây a/b được kết nối đến tổng đài trung tâm.

Tổng đài trung tâm sử dụng giao tiếp a/b (đôi dây thuê bao Analog) để nối với mạch điện trung kế Co của tổng đài HICOM. Như vậy trên một mạch điện trung kế cho phép gọi ra ở mỗi thời điểm một thuê bao. Cuộc gọi ra trên trung kế Co có thể tự động. Nhưng các cuộc gọi vào đều qua bàn điện thoại viên (AC) và chuyển đến thuê bao cần gọi. Báo hiệu trên đường dây bằng phương thức quay số pulse hoặc tone (DP hoặc DTMF). Mặt trước của Board TMCOW chứa 8 đèn LED và 2 khoá. Khoá thứ 1 dùng để chọn mạch điện, khoá thứ 2 dùng để khoá mạch điện. Có 8 đèn LED dùng để hiển thị trạng thái làm việc của mạch điện. Nếu LED sáng nhấp nháy thì mạch điện tương ứng chưa khai báo. Nếu LED tắt thì mạch điện tương ứng đã khai báo nhưng chưa có thuê bao nào chiếm đường truyền. Nếu LED sáng thì mạch điện trung kế tương ứng đang bị chiếm dụng.

5. Board DIUC (PCM30 Digital Interface, Channel Associated Signal: giao tiếp số PCM30/32 sử dụng báo hiệu kênh riêng).

Khối giao tiếp số DIUC được sử dụng để kết nối các hệ thống tổng đài số và các Tổng đài PABX khác thông qua đường truyền PCM30/32. Hoặc kết nối với các hệ thống tổng đài Analog thông qua các bộ chuyển đổi A/D, các bộ ghép kênh PCM30/32

Tín hiệu đồng hồ tham khảo trên đường truyền PCM30/32 khi về đến Board DIUC được tách ra và gởi đến khối LTUC thông qua đường truyền clock gởi về Board PCG. Giúp cho hệ thống tổng đài HICOM hoạt động đồng bộ với mạng.

Lưng sau tại Board DIUC có các hàng chân để đấu nối ra đường truyền bên ngoài bằng đường cáp đồng trục ta có thẻ chuyển đường truyền bằng thiết bị quang hoặc viba.

Bộ khuyếch đại tín hiệu LTC với Board DIUC Q2085 làm tăng khoảng cách dây dẫn lên tới 2km. LTC được cắm phía sau Board DIUC.

Có 2 loại Board DIUC với số lượng đường trung kế khác nhau: Q2085- X: có 1 luồng PCM, Q2185- X: có 2 luồng PCM.

- Board DIUC Q2085- X dùng cho version V32 trở lên được cắm vào các slot (khe): 25, 31, 49, 55, 79, 85, 103, 109.

- Board DIUC Q2185- X được cắm vào các khe: 25,47,79,103.

- Các LED hiển thị trạng thái hoạt động của Board.

Board DIUCQ2085- X có một đèn LED ở mặt trước nếu LED sáng thì Board hoạt động bình thường. Nếu LED sáng nhấp nháy với tốc độ 300ms/900ms thì có sự cố trên đường truyền.

Board DIUC Q2185- X có 4 đèn LED ở mặt trước trong đó LED 1 và LED 2 chỉ thị thông tin về luồng PCM0 và LED3, LED 4 chỉ thị thông tin về trạng thái của luồng PCM1.

6. Board LTUC.

Board DIUC được xem là Board điều khiển vùng cho LTU nó có nhiệm vụ:

phối hợp giao tiếp và đồng bộ giữa phân hệ điều khiển chung với mạng đường truyền bên ngoài, tập trung tải thoại của LTU trước khi đưa vào phân hệ chuyển mạch...

Có 2 loại LTUC đó là: LTUC 2028 có 3 LED báo hiệu trước Board và LTUC Q2128 có 2 LED báo hiệu trước Board.

7. Board RG (Ring Generator: Board cấp chuông).

Board RG được dùng để cấp tín hiệu chuông và hồi âm chuông cho các thuê bao trong hệ thống. Trong đó tín hiệu chuông được đưa trực tiếp đến rơle chuông của mạch điện của đường dây thuê bao và tín hiệu hồi âm chuông được đưa đến mạch điện đường dây thuê bao thông qua trường chuyển mạch Board RG có thể cung cấp tín hiệu chuông với giá trị điện áp và tần số như sau: 65(VAC) 25(Hz), 65(VAC) 50(Hz), 85(VAC) 25(Hz), 85(VAC) 50(Hz).

Các giá trị và điện áp này được khai báo trong thư mục khai báo Board RG bằng lệnh AMO- BCSU. Mỗi Board RG đảm nhiệm cung cấp tín hiệu chuông cho các thuê bao trong 2 LTU. Tín hiệu chuông cung cấp cho thuê bao được kiểm tra, giám sát tại các LTUC tương ứng.

8. Board SIU (Signal Unit: Báo hiệu)

Board SIU dùng để giao tiếp báo hiệu trên đường dây thuê bao và trung kế.

Nó thực hiện các chức năng sau: Cấp âm mời quay số, thu tín hiệu chọn số DTMF, thu tín hiệu chọn số DP, cấp nhạc chờ cho thuê bao, phát âm thông báo, tạo dao động kiểm tra.

Board SIU được gắn ở LTU và ngăn điều khiển chung. Bao gồm các Board mạch sau: SIU Q2031- X1, SIU Q2031- X10, SIU Q2031- X2

Board mạch SIU được khai báo bằng lệnh AMO- BCSU. Khi khai báo hệ thống cho phép ta chọn kiểu báo hiệu cho Board mạch; Ví dụ: R2F: CCITT R2 Forward, R2B:

CCITT R2 Backward, R1: CCITT R1 .

Ta có thể chọn phương án báo hiệu R1 và R2. Trong Board có 8 mạch điện kết nối đến trường chuyển mạch cho phép ta khai báo các hướng đi và về tuỳ chọn.

9. Board MTS (Memory Time Switch: Board chuyển mạch trung tâm).

Board MTS là phần tử cơ bản nhất để xây dựng phân hệ chuyển mạch (SN).

Trong phân hệ chuyển mạch của hệ thống HICOM 372 được xây dựng trên1 Board MTS. Tuy nhiên theo tính chất quan trọng Board này được thiết kế có cấu trúc kép (1 hoạt động và một dự phòng).

+ Board MTS được kết nối đến các Board thuê bao và trung kế Board RG, SIU bằng 32 đường Highway mỗi đường Highway có 32 TS.

+ Việc điều khiển chuyển mạch nhờ giao diện Multibus. Bản tin điều khiển xuất phát từ bộ xử lý trung tâm DP3DM gởi đến khối MIP điều khiển đưa ra thông tin địa chỉ cho bộ nhớ điều khiển của trường chuyển mạch .

+ MTS là trường chuyển mạch đơn tần T có 1024 TS phía trước có bộ ghép kênh và phân kênh cho 32 đường Highway.

+ Có 2 loại Board MTS đó là MTS Q2122 và MTS Q2022 được gắn trong ngăn điều khiển chung.

+ Thông tin thoại được chuyển mạch và truyền dẫn hướng phát riêng và hướng thu riêng.

+ Các âm hiệu được lấy từ khối SIU.

+ Trên Board có gắn một đèn LED để hiển thị trạng thái của Board:

- Nếu đèn nhấp nháy 1s/1lần : khởi động thành công không có lỗi.

- Nếu sáng bình thường: MTS có sử dụng đường truyền tải âm hiệu (SIU).

- Nếu tắt: Không sử dụng âm hiệu.

- Nếu sáng nhấp nháy 5 lần trong 1s: Phát hiện lỗi trong quá trình hoạt động.

10. Board DCL (Digital Communication Link: khối trao đổi số liệu số).

Là Board giao tiếp giữa phân hệ tập trung đường dây thuê bao và trung kế và phân hệ điều khiển chung trên đường truyền HDLC. Ngoài ra Board DCL còn cho phép kết nối giữa các khối chức năng trong phân hệ điều khiển chung.Nó có nhiệm vụ trao đổi thông tin giữa LTUC của các LTU với các khối chức năng trong phân hệ điều khiển. Các bản tin đi và về trên đường truyền HDLC được gởi đến đúng địa chỉ nhờ trường địa chỉ trên bản tin.

dụ: Bản tin từ LTUC mang nội dung thông tin nhắc hoặc đặt tổ hợp dược gởi đến khối DP3DM sau khi truyền đến Board DCL (đường truyền HDLC) sẽ được Board DCL phân tích trường địa chỉ của bản tin và gởi về khối DP3DM. Hoặc các bản tin báo hiệu từ LTUC gởi đến Board DCL sẽ phân tích trường địa chỉ và gởi về khối SIU.

Ngoài ra Board DCL còn điều khiển các bản tin báo hiệu đi theo các đường HDLC để điều khiển LTU.

Mặt trước của DCL có đèn LED 7 đoạn, 1 khoá reset, 1 khoá Monitor và một giao diện V24 (cổng V24). Chức năng của đèn LED và các khoá như sau:

- Khoá reset: dùng để reset (khởi động) lại Board DCL.

- Khoá MON: dùng để khoá hoặc mở dữ liệu qua Monitor (monitor là màn hình hiển thị của máy tính được kết nối qua cổng V24).

- Cổng V24 dùng để kết nối với thiết bị máy tính thực hiện chức năng hiển thị ( monitor) để kiểm tra dữ liệu và chương trình xử lý tại Board DCL.

- Các trạng thái của đèn LED 7 đoạn:

• Nếu LED sáng hình số 8 (tất cả các thanh đều sáng): lúc này Board DCL đang reset chung với tổng đài.

• Nếu sáng số 0 (g:tắt): Board đang chạy chế độ reset riêng (khởi động lại bằng khoá reset)

• Sáng số 1 (b, c:sáng): Board đang test thử lỗi RAM và EPROM.

• Sáng số 2 (a, b, d, e, g: sáng): Nếu sáng chớp nháy thì có lỗi trên mạch in. Nếu sáng bình thường thì việc test đã hoàn thành và không có lỗi.

• Sáng số 3 ( a, b, c, d, g): Bắt đầu làm việc của chuyển mạch DCL sẵn sàng ghi trạng thái của nó vào trong RAM và chờ giá trị thực của nó.

• Sáng số 4 (b, c, f, g): Khởi động bộ xử lý theo tuần tự.

• Sáng số 5 (a, c, d, f): Bắt đầu phân tích lỗi.

• Sáng chữ A (a, b, c, e, f, g): DCL bắt đầu tiền xử lý.

• Sáng chữ P (a, b, e, f, g): DCL bắt đầu loop vòng cứ 12,5 giây 1 lần.

• Sáng chữ C: Chuyển tốc độ loop vòng tới 60 ms 1 lần.

11. Board PCG (Peripheral Clock GENERATOR) Board tạo dao động đồng hồ ngoại vi:

Board PCG chứa bộ tạo dao động đồng hồ ngoại vi bằng tinh thể thạch anh. Nhằm tạo ra dao động nhanh và chính xác cung cấp cho các khối chức năng hoạt động đồng bộ với nhau. Ngoài ra nó còn có thể nhận tín hiệu đồng bộ từ LTU gởi đến để điều chỉnh bộ dao động đồng bộ chung với mạng lưới.

- Tần số làm việc của Board mạch PCG là 75KHz và 1048KHz. Nó có thể tạo ra xung clock có nhiều tần số khác nhau như: 2048MHz, 4096MHZ, 8192MHz và 40KHz.

- Mặt trước Board mạch PCG có 1 đèn LED 7 đoạn. Khi đèn LED hiển thị (c, d, f, g: sáng): Board mạch PCG hoạt động bình thường.

12. Board DP3DM (Dynamic Processor of 386 Data Memory: Board xử lý trung tâm).

Là Board chứa bộ nhớ và bộ xử lý trung tâm của đài, nó được kết nối với phân hệ ngoại vi thông qua Board DCL, kết nối với phân

PHềNG KHOA HỌC Trang 30 Tài liệu tổng đài Hicom b a

f g

e c

d Hình 2.4

b a

f g

e c

b a

f g

e c

d Hình 2.5

hệ chuyển mạch qua đường Multibus, kết nối với phân hệ vận hành và bảo dưỡng thông qua Board IOPAX. Nó nhận các biến cố báo hiệu từ các khối chức năng để xử lý và đưa ra thông tin điều khiển.

- Sử dụng bộ xử lý 80386 và bộ nhớ có dung lượng 16Mbyte.

- Mặt trước của Board có 1 đèn LED 7 đoạn, 2 khoá, 3 đèn LED và một cổng V24ì có 25 chân. Chức năng các đèn khoá và cổng V24 như sau:

 Cổng V24 dùng để kết nối với Computer.

 Khoá MON dùng để khoá hoặc mở chương trình kết nối với Computer qua cổng V24.

 Khoá reset dùng để reset lại Board.

 Đèn RUN sáng: bộ xử lý đang làm việc.

 Đèn ACTIVE sáng: Board đang ở chế độ làm việc.

 Đèn READY sáng: Board đang hoạt động tốt.

 Đèn LED 7 đoạn nếu sáng thanh g: đang cập nhật dữ liệu.

- Sáng chữ A (a, b, c, e, f, g): Board đang ở trạng thái hoạt động.

- Sáng chữ S ( a, c, d, f): Board đang ở trạng thái dự phòng.

13. Board IOPAX (Input/Output Processor for SCSI and Alarm Control: Xử lý vào ra cho bus SCSI và điều khiển cảnh báo).

Board IOPAX có chức năng điều khiển việc truyền dẫn số liệu giữa phân hệ điều khiển chung và các thiết bị lưu trữ ngoại vi.

- Kết nối với bộ xử lý trung tâm DP3DM bằng đường Multibus.

- Kết nối với thiết bị lưu trữ ngoại vi bằng bus SCSI để kết nối với băng từ, ổ đĩa hoặc tới các bộ lưu trữ chương trình ghi sẵn.

- Kết nối với Computer bằng giao diện V24, ngoài ra nó còn cung cấp 1 giao diện Multibus đến bộ xử lý giao tiếp và bộ xử lý tín hiệu của phân hệ vận hành và bảo dưỡng.

Mặt trước của Board có 1 đèn LED 7 đoạn, 2 khoá CT và LD, 1 cổng V24. - Khoá CT cho phép đóng mở giao tiếp với băng từ.

- Khoá LD cho phép đóng mở giao tiếp với ổ đĩa.

- Cổng V24 kết nối với Computer để truy tìm và điều khiển các ứng dụng.

- LED 7 đoạn báo hiệu trạng thái hoạt động của Board.

- Nếu sáng (): hệ thống SCSI đang bận.

- Nếu sáng thanh g: Board đang ở trạng thái hoạt động bình thường.

- Nếu sáng chữ P- 2: cảnh báo không khẩn cấp.

- Sáng C- 3: cảnh báo khẩn cấp về các ứng dụng.

Ngoài ra Board IOPAX được cấp nguồn pin để nuôi sự hoạt động của Board trong suốt thời gian mất nguồn, duy trì hệ thống thời gian thực.

14. Board LBU (điều khiển đường dây).

b a

f g

e c

d h

Hình 2.7

Đây là Board giao tiếp giữa hệ thống tổng đài và computer để truyền dữ liệu trao đổi người máy.

Dữ liệu trao đổi trong thông tin người máy là các lệnh vận hành và bảo dưỡng, các bản tin ra như bản tin lệnh, bản tin hệ thống...

Mặt trước của Board LUB có 3 đèn LED (RUN, H2, H3), 1 khoá INT và 2 cổng V24.

* Khoá INT dùng để khoá hoặc mở cổng V24. Khi ấn khoá INT thì toàn bộ xử lý thông tin vào ra sẽ bị ngắt và khi ấn khoá INT lại một lần nữa thì các cổng V24 được mở trở lại.

* 2 Cổng V24 được kết nối với máy tính bên ngoài trong đó cổng V24 ở trên gọi là Com1 và cổng V24 ở dưới gọi là Com2. Trên cổng V24 là giắc có 25 chân để truyền số liệu (thực tế đấu nối có 9 chân còn 15 chân để trống). Như vậy mỗi Board LBU kết nối được với 2 máy tính để trao đổi thông tin người- máy.

- LED H2 dùng để cảnh báo cho Com1.

- LED H3 dùng để cảnh báo cho cổng Com2.

Nếu LED sáng cổng Com tương ứng đang giao tiếp (có thể đánh lệnh vào và truyền các bản tin ra). Nếu LED tắt cổng V24 tương ứng bị khoá.

- Nếu đèn H2 và H3 sáng nhấp nháy báo hiệu quá trình test RAM đã phát hiện lỗi.

- Nếu H2 và H3 sáng nhấp nháy thì quá trình test bị ngắt.

- Nếu H3 và H2 sáng nhấp nháy thì thực hiện test vòng.

- Đèn RUN báo hiệu trạng thái hoạt động của Board. Nếu RUN tắt Board không làm việc.

Trong thực tế người ta có thể sử dụng các Modem đấu nối để điều khiển từ xa.

15. Board MIP (Memory and Interface Processor)

- Board MIP được kết nối đến Board DP3DM và Board MTS bằng đường Multibus để truyền các bản tin điều khiển chuyển mạch từ bộ xử lý trung tâm đến phân hệ chuyển mạch cho phép kết nối cuộc gọi. Ngoài ra Board MIP tại phân hệ điều khiển chung còn giám sát cuộc gọi tại MTS. Đơn vị bộ nhớ của MIP được cài đặt như bộ nhớ động và được sử dụng 2 bộ nhớ RAM.

- Bộ xử lý giao tiếp nhận bản tin điều khiển xử lý và ghi thông tin địa chỉ cho MTS.

- Xử lý giao tiếp giữa 2 MIP của phân hệ vận hành và bảo dưỡng, phân hệ điều khiển chung trên đường IEC.Bus.

- Có 2 kênh DMA (truy xuất bộ nhớ trực tiếp) của bộ xử lý được sử dụng thay đổi dữ liệu trên IEC.Bus và Multibus.

- Có 2 loại Board MIP đó là:

 MIP Q2130- X : có bộ nhớ 8Mbyte.

 MIP Q2130- 200X : có bộ nhớ 2Mbyte.

- Mặt trước của Board có đèn LED 7 đoạn dùng để hiển thị trạng thái hoạt động của Board.

 Nếu sáng thanh a: dữ liệu đang chuyển trên IEC.Bus.

 Nếu sáng thanh b: cấu hình MIP đang thay đổi.

b a

f g

e c

 Nếu h sáng: MIP đang dừng lại để chờ bản tin đến.

 Nếu sáng số 0 (thanh g tắt): thì MIP đang reset.

16. Đĩa cứng và băng từ.

Đĩa cứng và băng từ là 2 bộ nhớ ngoài của tổng đài, nó có nhiệm vụ lưu trữ các phần mềm điều khiển các hoạt động tổng đài (chương trình SPC). Chương trình này được cập nhật vào đài khi reset.

- Lưu trữ các dữ liệu hệ thống, dữ liệu thuê bao, trung kế và dữ liệu cước...

- Kết nối với Board IOPAX qua đường truyền SCSI có độ dài cáp tối đa là 6m.

- Ổ đĩa cứng trong tổng đài HICOM thường dùng loại Quantum dung lượng từ 200 đến 700Mbyte.

IV- BÀN ĐIỀU KHIỂN AC2. 1. Nhiệm vụ và cấu tạo:

1.1 Nhiệm vụ: Dùng để liên lạc với tất cả các thuê bao trong tổng đài và thuê bao ngoài mạng (khi tổng đài nối mạng). Đồng thời thực hiện nhiệm vụ chuyển các cuộc gọi vào, ra trên đường trung kế TMCOW dưới sự điều khiển của người điều hành.

1.2 Cấu tạo:

Cấu tạo của bàn điều khiển AC2 gồm các khối sau:

* CPU: Được kết nối đến tủ trung tâm thông qua MDF bằng các đường nối:

- Một đường tín hiệu được kết nối vào đường dây thuê bao của Board SLMB và một đường kết nối đến nguồn - 48(v). Nguồn nuôi tổng đài.

- Một đường kết nối đến Moniter để hiển thị trạng thái AC2.

- Một đường kết nối đến bàn phím để thực hiện chức năng điều khiển của người điều hành.

- Một đường kết nối đến khối chuyển nguồn DC sang nguồn AC (converter).

CPU có nhiệm vụ xử lý các cuộc gọi vào, ra và đàm thoại trên đường trung kế TMCOW.

* Monitor: là một màn hình dùng để hiển thị trạng thái hoạt động của CPU. Nó được cấp nguồn AC 220(v) có thể đấu nối trực tiếp đến nguồn điện lưới hoặc qua bộ chuyển đổi converter (nếu sử dụng nguồn tổng đài).

* Bàn phím: gồm các phím chức năng và các đèn báo cho các phím chức năng. Bàn phím được đấu nối vào CPU dùng để đưa tín hiệu điều khiển của người điều hành viên đến CPU.

* Tổ hợp: tổ hợp tai nghe được đấu nối vào bàn phím.

1.3 Kết nối của AC2 đến tổng đài.

MONITOR

CPU Bàn

phím Tổ

hợp SLMB

-48

(V) Converto

Hình 29 : Bàn điều khiển ACr 2.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tổng đài HICOM mới (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w