CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO KHI THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY TNHH ĐỒNG BẰNG
2.2 THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NH TMCP AN BÌNH – CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.2.1 Vài nét về công tác thẩm định tại ngân hàng TMCP An Bình – chi nhánh Hà Nội
2.2.1.1 Mục tiêu của công tác thẩm định
Mục tiêu của công tác thẩm định dự án tại ngân hàng là nhằm đưa ra kết luận về tính khả thi, hiệu quả về mặt tài chính của dự án đầu tư, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra để phục vụ cho việc quyết định cho vay hay từ chối cho vay đầu tư làm cơ sở tham gia góp ý tư vấn cho đầu rư tạo tiền đề để đảm bảo hiệu quả cho vay, thu được nợ gốc và lãi đúng hạn, hạn chế phòng ngừa rủi ro. Làm cơ sở để xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay, dự kiến tiến độ giải ngân, mức thu SV: Cấn Thị Bích Liên Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng tín dụng
Phòng kế toán
Phòng quan hệ khách hàng Phòng
kế hoạch tổng hợp
Phòng dịch vụ khách hàng
Phòng giao dịch
nợ hợp lý, các điều kiện cho vay, tạo tiền đề cho khách hàng hoạt động có hiệu quả và đảm bảo mục tiêu đầu tư của ngân hàng.
2.2.1.2 Phương pháp thẩm định
Có nhiều phương pháp thẩm định khác nhau, ngân hàng không quy định cụ thể các phương pháp thẩm định mà tùy thuộc theo quy mô, tính chất, đặc điểm từng dự án, tùy từng khách hàng, điều kiện thực tế trong từng giai đoạn các phương pháp thẩm định sẽ sử dụng linh hoạt các nội dung theo mức độ hợp lý để đảm bảo hiệu quả thực hiện.
- Các bước thẩm định gồm:
+) Bước 1: Đánh giá tính phù hợp với các quy định có liên quan của pháp luật và hướng dẫn thực hiện của ABBank – CN Hà Nội.
+) Bước 2: Kiểm tra sự phù hợp đối với chính sách quản lý rủi ro hiện hành của ngân hàng.
+) Bước 3: Kiểm tra sự đầy đủ về số lượng các loại giấy tờ, loại giấy tờ phải xuất trình theo quy định và tính phù hợp giữa các loại giấy tờ trong bộ hồ sơ.
+) Bước 4: Cho điểm tín dụng và phân loại khách hàng.
+) Bước 5: Thẩm định rủi ro cụ thể.
+) Bước 6: Lập báo cáo thẩm định rủi ro.
- Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Hà Nội.
Sơ đồ 2.2 Quy trình thẩm định dự án tại ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh HàNội
SV: Cấn Thị Bích Liên
Thẩm định các nội dung liên quan đến hách hàng vay vốn và dự án (chưa bao gồm thẩm định rủi ro của dự án)
Khách hàng
Phòng quan hệ khách hàng tiếp nhận hồ sơ tài liệu về dự án và khách hàng vay vốn
Thẩm định và đánh giá rủi ro của dự án dựa vào kết quả thẩm định ở bước trên Tiếp nhận hồ sơ
Bổ sung hồ sơ
Kết quả thẩm định rủi ro dự án Tiếp nhận kết quả
thẩm định rủi ro dự án từ phòng tín dụng
Đánh giá rủi ro dự án đầu tư và rủi ro tín dụng
Quyết định cho vay
Phòng tín dụng – bộ phận quản lý rủi ro
2.2.1.3 Nội dung thẩm định
Công tác thẩm định tại ngân hàng An Bình sẽ bao gồm có các nội dung sau:
- Đánh giá sơ bộ, xác minh thực tế khách hàng:
+ Tìm hiểu tài liệu trong hồ sơ khách hàng.
+ Thu thập thông tin khách hàng trên CIC và nội bộ ABBank.
+ Tham khảo trên phương tiện thông tin đại chúng.
+ Tham khảo sản phẩm, thị trường của khách hàng, đối thủ của khách hàng.
- Xác minh thực tế tại nơi cư trú của khách hàng, nơi sản xuất kinh doanh và nơi có tài sản đảm bảo:
+ Nghề nghiệp hiện tại, tình hình hoạt động, quy mô sản xuất kinh doanh, cơ sở vật chất, bộ máy tổ chức, cơ cấu quản ký…
+ Năng lực tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng.
+ Vị trí, tình trạng phương án, dự án đầu tư….
+ Vị trí, đặc điểm của tài sản bảo đảm…
SV: Cấn Thị Bích Liên
- Thẩm định tư cách pháp lý của khách hàng:
+ Năng lực chủ thể, nếu khách hàng là đơn vị phụ thuộc của tổ chức, phải có Ủy quyền Bảo lãnh vay vốn của cơ quan chủ quản.
+ Nghề nghiệp, hoạt động kinh doanh…
+ Gia đình, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, điều hành, bộ máy kế toán, khả năng, kinh nghiệm và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý…
+ Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người quản lý doanh nghiệp, đối với các đơn vị, cá nhân khác đã vay vốn tại ABBank để xác định nhóm khách hàng có liên quan theo quy định của Nhà nước.
- Thẩm định năng lực tài chính và hoạt động kinh doanh của khách hàng:
+ Tình hình thu nhập và tài sản. Đối với tổ chức kinh tế, kiểm tra, phân tích bỏo cỏo tài chớnh để làm rừ tỡnh hỡnh nguồn vốn, tài sản, hàng húa, tồn kho, cỏc khoản phải thu, phải trả, lãi lỗ. Các chỉ tiêu tài chính…
+ Các biện pháp chính để triển khai sản xuất kinh doanh.
+ Uy tín, lợi thế kinh doanh và các thông tin tài chính khác.
+ Uy tín tình hình quan hệ tín dụng hiện nay.
+ Thị trường đầu vào, đầu ra.
+ Chính sách bán hàng + Chính sách công nợ + Hệ số nợ…
- Thẩm định nhu cầu vay vốn và nguồn trả nợ khách hàng.
+ Mục đích vay: đánh giá tính hợp pháp của phương án, dự án đầu tư, mục đích vay với chức năng sản suất, kinh doanh, hoạt động, đời sống của khách hàng.
+ So sánh nhu cầu vay vốn với nhu cầu sử dụng vốn, vốn tự có, nguồn vốn và kế hoạch trả nợ.
+ Thị trường, xu hướng tiêu thụ, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo phương án, dự án sản xuất kinh doanh, đầu tư…
+ Hiệu quả và tính khả thi của phương án, dự án đầu tư.
+ Xác định nguồn trả nợ, thời hạn cho vay, kỳ trả nợ…
+ Khả năng quản lý, kiểm soát của ABBank về nguồn trả nợ của khách hàng.
SV: Cấn Thị Bích Liên
Đối với dự án đầu tư cong phải thẩm định: sự cần thiết đầu tư, thị trường đầu vào, đầu ra của dự án, kĩ thuật công nghệ của dự án, tổ chức thực hiện dự án, kế hoạch tài chính của dự án, hiệu quả của dự án và nguồn trả nợ, phân tích độ nhạy của dự án để dự kiến những thay đổi ảnh hưởng đến doanh thu, chi phí, lợi nhuận, thời gian hoàn vốn, dự báo và đề xuất các biện pháp phòng ngừa rủi ro.
- Thẩm định tài sản đảm bảo và lập biên bản định giá.