CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO KHI THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY TNHH ĐỒNG BẰNG
2.2 THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NH TMCP AN BÌNH – CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.2.2 Công tác đánh giá rủi ro khi thẩm định dự án tại ngân hàng
2.2.2.1 Phương pháp đánh giá rủi ro tại ngân hàng.
Công tác quản lý rủi ro tại ngân hàng ABBank chi nhánh Hà Nội là quá trình bao gồm nhận diện rủi ro, phân tích định lượng và đánh giá rủi ro từ đó đưa ra các biện pháp nhằm kiểm soát chất lượng của dự án cho vay, hạn chế các hậu quả xấu có thể xảy ra nhằm giảm thiểu sự tốn thất, không để cho ngân hàng rơi vào tình trạng xấu. trong đó đánh giá rủi ro là khâu quan trọng nhất, sau khi đã xác định được các loại rủi ro mà dự án có thể gặp, các cán bộ thẩm định sẽ tiến hành tính toán theo các chỉ tiêu hoặc căn cứ vào các yếu tố liên quan để xác định được mức độ nghiêm trọng của từng loại rủi ro để từ đó có thể đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục, hạn chế rủi ro và có quyết định cho vay với dự án. Công tác đánh giá rủi ro tại ngân hàng có thể được tiến hành bằng một số phương pháp như sau:
• Phương pháp định tính: Ở phương pháp này ngân hàng sẽ sử dụng các tài liệu mà khách hàng cung cấp, các tài liệu mà khách hàng cung cấp, các tài liệu liên quan mà ngân hàng thu thập được cùng với kinh nghiệm của cán bộ thẩm định dự án. Từ đó các cán bộ sẽ đưa ra các câu hỏi nhằm xác định các loại rủi ro có thể xảy ra đối với dự án, xem xét mức độ nguy hiểm của rủi ro và khả năng chống chọi với các rủi ro của dự án để đánh giá dự án khả thi hay không từ đó đưa ra quyết định cho vay. Phương pháp này thường được sử dụng với những rủi ro mà ngân hàng khó lường trước được như:
- Rủi ro cơ chế chính sách - Rủi ro thị trường
- Rủi ro về khả năng cung cấp đầu vào - Rủi ro kinh tế vĩ mô
- Rủi ro trong quá trình xây dựng, hoàn tất dự án
SV: Cấn Thị Bích Liên
- Rủi ro về môi trường, xã hội
Phương pháp định lượng: Phương pháp định lượng được sử dụng ở ngân hàng chính là phương pháp phân tích độ nhạy, phương pháp này thường được áp dụng cho các dự án lớn, phức tạp. Là phương pháp hiện đại được áp dụng trong đánh giá hiệu quả tài chính dự án đầu tư.
Mục đích khi sử dụng phương pháp này là nhằm tìm ra những yếu tố nhạy cảm, có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu của dự án chủ yếu là các chỉ tiêu tài chính hay những bất trắc có thể xảy ra trong tương lai đối với dự án như vượt chi phí đầu tư, sản lượng đạt thấp, giá cả các nguyên liệu đầu vào tăng, sản phẩm khó tiêu thụ, nhu cầu thị trường giảm hoặc có thể thay đổi chính sách của Nhà nước theo hướng bất lợi cho dự án. Sử dụng phương pháp này để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án khi có những tình huống bất lợi có thể xảy ra. Sau đó, khảo sát sự thay đổi hiệu quả của dự án thông qua các chỉ tiêu chủ yếu như NPV (giá trị hiện tại ròng), hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR), thời gian hoàng vốn (T), khả năng hòa vốn…so với phương pháp tính thì phương pháp này sẽ giúp cho cán bộ thẩm định có thể lượng hóa được các rủi ro xảy ra từ đó đánh giá được mức độ nghiêm trọng của rủi ro để có biện pháp quản lý. Từ các chỉ tiêu này ngân hàng có thể đưa ra được đề kết luận về tính vững chắc và ổn định của dự án, làm cơ sở cho việc đề xuất những biện pháp quản lý và phòng ngừa rủi ro nhằm đảm bảo tính khả thi của dự án.
Việc đánh giá rủi ro có thể phát hiện ra vô số các loại rủi ro cho dự án. Một số rủi ro có thể nguy hiểm hơn so với các rủi ro khác, tức là khả năng gây tổn thất của chúng sẽ cao hơn. Do đó có hai yếu tố liên quan đến rủi ro mà cán bộ thẩm định phải xem xét chính là khả năng xảy ra của rủi ro. Từ đó xác định được mức độ ưu tiên trong danh sách các rủi ro.
Phương pháp này nên được áp dụng đối với các dự án có hiệu quả cao hơn mức bình thường nhưng có nhiều yếu tố thay đổi do khách quan.
Ngoài ra, có một số dự án sẽ phải sử dụng phương pháp phân tích kịch bản &
xác suất (sử dụng giá trị kỳ vọng của dự án (EV) và độ lệch chuẩn) để xác định những rủi ro có thể gặp
SV: Cấn Thị Bích Liên
• Phương pháp theo trình tự: Phương pháp này sẽ đi đánh giá rủi ro của dự án theo trình tự của quy trình thẩm định, từ chi tiết đến tổng hợp mà trước hết là xác định các rủi ro có thể xảy ra trong từng giai đoạn sau đó sẽ tổng hợp lại các rủi ro đã xác định trong các bước thẩm định để xem xét các rủi ro được đánh giá đảm bảo tính chính xác trong các bước thẩm định để xem các rủi ro được đánh giá đảm bảo tính chính xác chưa, và rà soát lại để đảm bảo các rủi ro đã được xác định đầy đủ.
• Phương pháp dự báo: Phương pháp này sẽ sử dụng các số liệu điều tra thống kê, vận dụng các phương pháp dự báo thích hợp để kiểm tra cung cầu về sản phẩm của dự án, giá cả sản phẩm, thiết bị, nguyên vật liệu ảnh hưởng đến tính khả thi của dự án.
Tùy thuộc vào từng dự án cụ thể mà các cán bộ thẩm định có thể sử dụng các phương pháp khác nhau để đánh giá rủi ro, nhưng nhìn chung các rủi ro xảy ra đối với một dự án bất kỳ thường rất lớn, do đó nếu chỉ sử dụng một phương pháp để đánh giá sẽ dẫn đến việc có nhiều rủi ro không thể xác định được làm ảnh hưởng xấu đến dự án dẫn đến việc hạn chế khả năng trả nợ của chủ đầu tư cho ngân hàng gây thiệt hại về tài chính cũng như sự tăng trưởng của ngân hàng do đó khi quản lý rủi ro các dự án, các cán bộ thẩm định của ngân hàng thường sử dụng kết hợp các phương pháp với nhau để đánh giá rủi ro một cách tốt nhất, chính xác nhất, từ đó đưa ra biện pháp quản lý rủi ro thích hợp.
2.2.2.2 Quy trình quản lý rủi ro trong thẩm định.
Sơ đồ 2.3: Quy trình quản lý rủi ro tại ngân hàng tại hàng An Bình chi nhánh Hà Nội:
SV: Cấn Thị Bích Liên TIếp nhận hồ sơ
Thẩm định tính pháp lý
Thẩm định dự án (kỹ thuật, tài chính, thị
trường…)
Thẩm định điều kiện an toàn vốn vay
Xác định các rủi ro về chủ
đầu tư
Xác định rủi ro của dự án
Xác định rủi ro trong bảo
đảm tiền vay Nhận diện rủi ro
Đưa ra các biện pháp nhằm ngăn ngừa và hạn
chế rủi ro xảy ra
Phân tích và đánh giá các rủi ro
Nhìn vào sơ đồ ta thấy được quá trình quả lý rủi ro sẽ gồm có ba công việc quan trọng, việc đầu tiên là phải nhận diện được rủi ro có thể xả ra với dự án, phân tích và đánh giá các loại rủi ro. Và cuối cùng từ việc nhận diện, phân tích và đánh giá rủi ro các bộ phận tín dụng sẽ đưa ra các biện pháp, giải pháp nhằm hạn chế, khắc phục rủi ro.
Khi khách hàng đến làm thủ tục vay vốn, các cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng hoàn thành các thủ tục cần thiết. Sau khi đã tiếp nhận được hồ sơ vay vốn của khách hàng, các cán bộ bắt đầu tiến hành việc thẩm định về mặt kỹ thuật, tài chính, thị trường… và thẩm định điều kiện an toàn vốn vay. Trong quá trình thẩm định cán bộ ngân hàng sẽ tiến hành xác định, nhận diện các loại rủi ro có thể xảy ra. từ đó phân tích và đánh giá rủi ro để đưa ra biện pháp nhằm ngăn ngừa và hạn chế các loại rủi ro có thể xảy ra, đảm bảo tính an toàn cho dự án đồng thời cũng là dảm bảo tính an toàn trong việc cho vay vốn tại ngân hàng, đảm bảo tính hiệu quả của công tác cho vay vốn tại ngân hàng.
2.2.2.3 Nội dung quản lý rủi ro tại ngân hàng An Bình – CN Hà Nội.
Đánh giá rủi ro trong ABBank – CN Hà nội gồm các đánh giá rủi ro đối với chủ đầu tư (khách hàng); rủi ro đối với dự án đầu tư; rủi ro cho vay của ngân hàng.
Rủi ro đối với chủ đầu tư: Trong công tác quản lý rủi ro về chủ đầu tư, có thể gặp một số loại rủi ro như:
+) Rủi ro về năng lực pháp lý;
+) Rủi ro về năng lực quản lý điều hành;
+) Rủi ro về năng lực tài chính;
SV: Cấn Thị Bích Liên
Rủi ro về dự án đầu tư: Việc đánh giá, phân tích, dự đoán các rủi ro là rất quan trọng nhằm tăng tính khả thi của phương án tính toán dự kiến cũng như chủ động có biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu hoặc né tránh. Một số phân tích rủi ro chủ yếu như:
+) Rủi ro về cơ chế chính sách (thuế, hạn ngạch thuế quan, giới hạn thương mại, kiểm soát ngoại hối, chính sách về lao động….)
+) Rủi ro trong xây dựng (chi phí xây dựng, công trình không đảm bảo yêu cầu của dự án, thời gian hoàn thành không đúng tiến độ, khả năng giải phóng mặt bằng…)
+) Rủi ro thị trường, thu nhập, thanh toán
+) Rủi ro về cung cấp (giá đầu vào của nguyên vật liệu, số lượng nguyên vật liệu, chất lượng của nguyên vật liệu)
+) Rủi ro về kỹ thuật, vận hành bảo trì +) Rủi ro về mô trường, xã hội
+) Rủi ro về kinh tế vĩ mô (lãi suất, tỷ giá hối đoái, lạm phát) Rủi ro về cho vay
Tính đến khả năng trả nợ của khách hàng, đánh giá tài sản đảm bảo, các tài sản thế chấp, xem xét quan hệ của khách hàng với các đơn vị tín dụng khác… cán bộ phải đánh giá được thu nhập của khách hàng, thường xuyên cập nhật CIC của khách hàng.
- Xem xét khả năng trả nợ của khách hàng dự vào các chỉ số tài chính như tỷ lệ lợi nhuận ròng; thời gian thu hồi vốn vay, thời gian thu hồi vốn đầu tư, điểm hòa vốn (doanh thu, chi phí, điểm hòa vốn tiền tệ, vốn trả nợ…)
- Tính thu nhập thuần (NPV): Đối với 1 dự án thì khi NPV = 0 thì thu nhập vừa đủ bù đắp chi phí đầu tư, khi NPV < 0 thì dự án lỗ, dự án chỉ có thể chấp nhận khi NPV > 0, dự án có NPV càng lớn thì càng tốt. Khi so sánh hai hay nhiều dự án thì ta chọn dự án có NPV lớn hơn.
- Hệ số thu hồi vốn nội tại: Để đánhgiá hiệu quả của dự án đầu tư, ta có thể kết hợp tính hệ số IRR, đây là mức lãi suất chiết khấu mà tại đó giá trị hiện tại của các khoản thu dự án bằng giá trị hiện tại của chi phí đầu tư. Nếu IRR bằng lãi suất tiền vay và việc đầu tư chủ yếu bằng vốn vay thì lợi nhuận của dự án chỉ đủ trả lãi SV: Cấn Thị Bích Liên
suất. Do vậy IRR phải lớn hơn lãi suất cho vay thì việc đầu tư vào dự án mới có ý nghĩa kinh tế.
- Khả năng thanh toán tức thời (tỷ lệ lưu hoạt của dự án). Căn cứ vào các báo cáo tài chính do đơn vị cung cấp để tính các chỉ số: Chỉ số thanh toán ngắn hạn, chỉ số thanh toán nhanh.
Rủi ro về điều kiện an toàn vốn vay
- Trong trường hợp thế chấp bằng chính dự án về nguyên tắc NHTMCP ABBank chi nhỏnh Hà Nội cú thể chấp nhận, nhưng cần xỏc định rừ giỏ trị tài sản và cơ sở pháp lý.
- Xác định giá trị tài sản thể chấp: giá trị tài sản bao gồm hai phần là phần vật chất và phần phi vật chất. Phần vật chất gồm tổng giá trị mua các thiết bị lẻ, giá phụ tùng thay thế đính kèm, giá trị tài sản vật chất tính theo giá CIF. Phần phi vật chất như chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ, chi phí hoa hồng, lãi vay…không được tính là giá trị bảo đảm vay vốn vì khi sau khi phát mại thì phần phi vật chất không bán được.
- Yêu cầu cơ sở pháp lý: Đối với doanh nghiệp Nhà nước, phải có văn bản cam kết thế chấp các tài sản của doanh nghiệp bao gồm các tài sản đã và sẽ đầu tư vào công trình. Có các loại giấy tờ, văn bản cần thiết chứng minh quyền sở hữu hợp pháp tài sản thể chấp như giấy giao đất, giấy phép xây dựng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Với việc xác định các chỉ tiêu, đưa ra các đánh giá khách quan, các bộ tín dụng sẽ xác định được mức độ mạnh yếu của các loại rủi ro trong dự án để đưa ra được biện pháp hợp lý. Khi xác định các chỉ tiêu trên có thể xem xét được rủi ro về việc trả nợ vốn vay, nếu các chỉ số đo càng tốt thì mức độ rủi ro càng thấp và cán bộ tín dụng có thể xem xét với những rủi ro mà có các chỉ số phản ánh không tốt thì cán bộ tín dụng cần xem xét kĩ hơn để đưa ra kết luận chính xác.
2.2.2.4 Tình hình thẩm định tại ngân hàng
Trọng tâm hoạt động của ABBank chi nhánh Hà Nội là phục vụ đầu tư phát triển các dự án thực hiện các chương trình phát triển kinh tế then chốt của đất nước.
Ngân hàng cũng đã thực hiện rất thành công nghiệp vụ này. Trong những năm gần đây, hoạt động cho vay theo dự án tại NH là một hoạt động mang lại nguồn lợi lớn của NH.
SV: Cấn Thị Bích Liên
Bảng 2.2 Số lượng và quy mô các dự án được thẩm định tại ABBank – CN Hà Nội 2010 – 2014.
(Nguồn: Ngân hàng ABBank chi nhánh Hà Nội) Như vậy, các dự án đưa đến ngân hàng xin vay vốn không phải được chấp thuận dễ dàng, NH sẽ tiến hành thẩm định kĩ càng trước khi quyết đinh cho vay. Ta thấy rừ tỷ lệ % số tiền được xét duyệt cho vay không phải là cao. Những dự án đưa đến xin vay vốn đã bị bỏ khá nhiều với những lí do khác nhau, có thể do doanh nghiệp hoặc bản thân dự án có vấn đề khó khăn nên không được NH chấp nhận cho vay. Có những dự án bị từ chối cho vay ngay tại phòng giao dịch khách hàng, có những dự án thì bị từ chối khi tái thẩm định tại phòng tín dụng, điều này cho thấy công tác thẩm định được phối hợp rất chặt chẽ và có hệ thống.
2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH