Khả năng cho năng suất của giống cỏ VA06 qua các thời vụ trong năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khẩu phần ăn của ngựa bạch để xác định diện tích trồng cỏ VA06 tại chi nhánh nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa (Trang 55 - 60)

Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Khả năng cho năng suất của giống cỏ VA06 qua các thời vụ trong năm

Sau một thời gian chăm súc và theo dừi khả năng sinh trưởng về chiều cao của giống cỏ VA06 qua 3 thời vụ khác nhau. Tôi đã thu được bảng số liệu như bảng 4.1 dưới đây:

Qua số liệu bảng 4.1 cho thấy: Thời vụ cú ảnh hưởng rừ rệt đến sự sinh trưởng của cỏ VA06. Các vụ 1, 2, 3 trong bảng trên được thể hiện qua các mùa vụ khác nhau. Về chỉ tiêu sinh trưởng chiều cao, ta có thể thấy sự chêch lệch khá lớn giữa 3 lứa cắt khác khau. Ở vụ 1 tốc độ tăng trưởng chiều cao qua các độ tuổi là thấp nhất (233,6cm ở 41-50 ngày tuổi) và đạt tối đa ở vụ thứ 3. Sở dĩ có sự khác biệt đó là do Lứa 1 là vụ đông tháng 12 đến tháng 2 ở lứa này cỏ phát triển rất chậm còi cọc, thân nhỏ và cứng. Chính vì vậy chiều cao của cỏ thấp hơn hẳn so với 2 lứa còn lại.

Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của cỏ VA06 qua các thời vụ Chỉ

tiêu

Thời vụ

Chiều cao (cm) Số lá/thân Số nhánh/khóm

0-10 ngày

11-20 ngày

21-30 ngày

31-40 ngày

41-50 ngày

0-10 ngày

11-20 ngày

21-30 ngày

31-40 ngày

41-50 ngày

0-10 ngày

11-20 ngày

21-30 ngày

31-40 ngày

41-50 ngày

Lưa 1 26,6 78 107,8 180,8 233,6 5 8 12 15 16 3 6 8 9 11

Lứa 2 35,0 89,4 120,6 211,4 248 7 9 12 15 17 9 11 18 25 26

Lứa 3 35,9 95,6 142,7 208,4 254,1 7 10 13 16 17 9 15 20 26 28

Trung

bình 3 lứa 32,5 87,6 123,7 200,2 245,2 6,3 9 12,3 15,3 16,6 7 10,6 15,3 16,6 21,6

Ở vụ 2 là vào cuối tháng 2 đến tháng 4 lứa này thời tiết ấm áp hơn nên cỏ phát triển khá nhanh, chiều cao thân của cỏ trội hơn hẳn so với cỏ vụ đông (248cm so với 233,6 cm ở độ tuổi 41-50 ngày).Còn ở lứa thứ 3 là vào thời gian mà cỏ phát triển mạnh mẽ nhất, nóng ẩm mưa nhiều, cường độ quang hợp cao vì vậy chiều cao cỏ ở thời gian này so với 2 vụ trước đạt được ở mức tối đa (254,1cm ở độ tuổi 41-50 ngày). Qua đó, có thể thấy được thời vụ có ảnh hưởng khá lớn về chiều cao của cỏ VA06.

Về chỉ tiêu số lá/thân: qua bảng ta có thể thấy ở vụ 1 (vụ đông) số lá trên thân là thấp nhất còn ở vụ 2 và vụ 3 không có sự chêch lệch quá lớn về chỉ tiêu này. Tuy nhiên, nếu so sánh vụ 1 với vụ 3 thì có thể thấy được sự chêch lệch giữa 2 lứa này là khá lớn. Ở thời vụ 1 do thời tiết lạnh nên cỏ phát triển chậm và còi cọc,vì vậy số lá trên thân cũng thấp hơn vụ 2 và 3. Ở vụ 2, thời tiết trong giai đoạn này đã ấm áp hơn nên cỏ phát triển nhanh hơn hẳn so với vụ đông, số lá trên thân ở vụ này cũng cao hơn ( trung bình đạt 16,4 lá). Còn ở vụ 3 là giai đoạn mà cỏ phát triển mạnh nhất, số lá trên cây có thể đạt 16-18 lá ở độ tuổi 41-50 ngày.

Về chỉ tiêu số nhánh/khóm: Ở vụ 1 ta có thể thấy số nhánh là ít nhất,ở vụ 2 thì chỉ tiêu này ở mức trung bình so với vụ 1 và 3. Sở dĩ có sự chênh lệch lớn như vậy là do điều kiện thời tiết giữa 2 thời vụ này có sự sự khác biệt. Vụ 1 là vụ đông nên khả năng sinh trưởng của cỏ kém hơn và tốc độ mọc mầm cũng rất chậm vì vậy số lượng nhánh/khóm cũng không cao do vậy mật độ cỏ ở vụ này thấp. Còn vụ 3 là giai đoạn mà điều kiện thời tiết có lợi nhất, mưa nhiều số giờ nắng cao, ẩm độ cũng cao cỏ sinh trưởng phát triển mạnh, từ khi vừa cắt đến giai đoạn 10 ngày tuổi số mầm đã rất cao .Chính vì vậy số nhánh/khóm cao hơn hẳn so với 2 vụ còn lại, mật độ cỏ ở thời vụ này cũng đạt mức tối đa.

Qua các chỉ tiêu về sinh trưởng của cỏ VA06 ở 3 lứa khác nhau, có thể dự đoán được rằng năng suất của cỏ ở vụ 1 sẽ là thấp nhất, vụ 2 sẽ cho năng suất trung bình và vụ 3 sẽ cho năng suất tối đa.

Tuy nhiên nếu xét về một số chỉ tiêu trung bình của 3 lứa cắt này thì giống cỏ VA06 vẫn sẽ cho năng suất và chất lượng cao hơn so với một số giống cỏ tại nước ta hiện nay ( như cỏ voi, cỏ ghi-nê...). Từ đó có thể thấy rằng, các lứa cắt này tuy có phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết nhưng về khả năng cho năng suất của giống cỏ này trong năm là cao hơn rất nhiều so với các giống cỏ khác.

4.2.2. Năng suất của cỏ VA06 qua các thời vụ khác nhau

Sau mỗi lứa cỏ thí nghiệm ta tiến hành cắt và tính năng suất chất xanh từ đó tính được năng suất của cỏ tấn/ha/vụ. Kết quả được trình bày ở bảng 4.2 dưới đây:

Bảng 4.2. Năng suất của cỏ VA06 qua các thời vụ (tấn/ha/vụ) Năng suất (tấn/ha/vụ)

Vụ 1 Vụ 2 Vụ 3

76,5 130,2 153,1

(Nguồn: Số liệu thừa kế và điều tra tại Chi nhánh 2020)

Số liệu bảng 4.2 cho thấy: Năng suất của cỏ VA06 ở các thời vụ khác nhau cũng khác nhau. Ở lứa 1 là vào tháng 12 đến tháng 2 vài vụ đông nên năng suất cỏ không cao như các lứa khác, lứa 2 là vào cuối tháng 2 đến tháng 4 nên cỏ phỏt triển khỏ mạnh năng suất chất xanh tăng lờn khỏ rừ rệt được thể hiện rừ trong bảng 4.2. Ở lứa 3 thỡ cho ta thấy kờt quả rất rừ, năng suất chất xanh ở lứa này có thể tăng gấp đôi so với lứa cỏ vụ đông.

Do tình hình thời tiết vào mùa đông năm nay có sự bất thường so với các năm trước, mưa nhiều, ẩm độ cao vì vậy năng suất cỏ ở thời vụ 1 so với 2 vụ còn lại không có sự chênh lệch quá lớn. Nếu điều kiện thời tiết vào vụ này khô lạnh và độ ẩm thấp như mọi năm thì năng suất của cỏ qua 3 thời vụ sẽ cho sự chờnh lệch rừ nột hơn.

4.2.3. Ảnh hưởng của thời vụ đến hiệu suất sử dụng cỏ VA06

Trong quá trình nghiên cứu giống cỏ VA06 qua 3 lứa cắt khác nhau cho sản lượng và năng suất khác nhau. Dưới đây là bảng so sánh hiệu quả sử dụng cỏ VA06 trong 50 ngày tuổi.

Bảng 4.3. Ảnh hưởng của thời vụ đến hiệu suất sử dụng cỏ VA06 (kg/ngày)

Nội dung

Thời vụ

Sản lượng cỏ sử dụng (kg/ngày)

Số cỏ dư thừa (kg/ngày)

Tỷ lệ cỏ dư thừa/ngày

(%)

Lứa 1 200 12,40 6,2

Lứa 2 200 8,14 4,07

Lứa 3 200 5,35 2,67

Trung Bình 200 8,63 4,31

(Nguồn: Số liệu thừa kế và điều tra tại Chi nhánh 2020)

Qua bảng trên ta có thể thấy hiệu suất sử dụng cỏ ở các lứa cắt khác nhau cũng khác nhau. Ở vụ đông hiệu suất sử dụng cỏ là thấp nhất vì cỏ ở vụ này cho thời gian thu hoạch lâu, cỏ phát triển chậm, thân bé và cứng, ngựa không ăn được hết nên số lượng cỏ dư thừa nhiều dẫn đến hiệu suất sử dụng cỏ thấp,số lượng cỏ thừa phải bỏ đi là rất cao (6,2%).Vì vậy số lượng cỏ cho gia súc vào thời điểm này sẽ nhiều hơn so với 2 vụ còn lại để đảm bảo đủ khẩu phần ăn cho ngựa trong ngày nên có thể dẫn đến tình trạng thiếu cỏ vào vụ đông. Ở lứa thứ 2, do thời tiết ấm áp, cỏ sinh trưởng phát triển nhanh nên hiệu suất sử dụng cỏ ở lứa này tăng lờn rừ rệt so với cỏ vụ đụng. Cũn ở lứa thứ 3, hiệu suất sử dụng cỏ là tối đa nhất do cỏ sinh trưởng phát triển mạnh, thân mềm, nhiều dinh dưỡng nên số lượng cỏ dư thừa là ít nhất (số cỏ phải bỏ đi chỉ chiếm 2,67%).

Tuy nhiên, số cỏ phải bỏ đi trung bình của cả 3 lứa cắt này chỉ là 4,31%

đây là một con số khá là thấp so với một số giống cỏ hiện nay như cỏ voi, cây ngô...Từ đó có thể cho thấy ràng mức độ ưu thích của ngựa bạch với giống cỏ này là rất cao. Qua đó, chúng ta có thể suy ra rằng cỏ VA06 rất phù hợp cho nhiều loại vật nuôi khác như trâu, bò, dê...

4.3. Xác định khẩu phần ăn của 01 Ngựa bạch (kg/con/năm) tại Trại chăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khẩu phần ăn của ngựa bạch để xác định diện tích trồng cỏ VA06 tại chi nhánh nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)