a) Phương pháp bố trí thí nghiệm
Được bố trí theo các lứa cỏ và tiến hành chăm sóc như nhau ở cả 3 lứa cắt khác nhau, sau đó theo dõi các chỉ tiêu đánh giá.
-Lứa 1: Là vụ đông ( từ 5/12/2013-24/01/2014) -Lứa 2: Là vụ đông- xuân (từ 29/01-21/03/2014)
-Lứa 3: Là vụ xuân-hè (từ 26/03 -13/5/2014)
3.3.2.4 Phương pháp theo dõi
*Tốc độ tái sinh (cm/ngày ): Tốc độ tái sinh của cỏ cho biết tốc độ mọc lại của cỏ từ lứa cắt trước cho tới lứa cắt sau. (Viện chăn nuôi,1977).[17].
+ Xác định bằng cách: Sau khi cắt lứa trước định kỳ cứ 10 ngày đo 1 lần bằng thước gậy cho tới khi cắt lứa tiếp theo (50 ngày một lứa cắt). Tốc độ tái sinh của cỏ trong 1 lần đo được tính bằng tốc độ tái sinh trung bình của tổng số cây thí nghiệm (ứng với 1 vụ nghiên cứu), cứ tiếp tục như vậy cho đến khi được cắt (50 ngày).
L (cm/ngày) = L - L
T Trong đó: L: Tốc độ tái sinh
L : Chiều cao cỏ đo lần trước L : Chiều cao cỏ đo lần sau
T: Khoảng cách giữa 2 lần đo (10 ngày)
2 1
1
2
* Độ cao thảm cỏ khi thu hoạch (cm)
Đánh giá sự sinh trưởng và phát triển của cỏ, đồng thời có thể dự đoán được năng suất chất xanh của giống cỏ. Đo tất cả các lứa cắt trong năm, cách đo tương tự như như phần đo tốc độ sinh trưởng. Mỗi ô đo 5 điểm theo phương pháp đường chéo lập lại 3 lần và lấy số liệu trung bình (Viện chăn nuôi, 1977) [17].
* Đo chiều cao cỏ thí nghiệm.
Cách theo dõi: Sử dụng phương pháp đường chéo hình chữ nhật, lấy ngẫu nhiên 5 điểm trên đường chéo (như hình vẽ).
Cắm cọc đánh dấu và đo trong suốt thời gian thí nghiệm. Sau khi cắt cỏ thì cứ 10 ngày ta đo một lần, định kỳ 10, 20, 30 , 40, 50 ngày thì đo.
Cách đo: Dùng thước thẳng có chia độ chính xác đến từng mm để đo chiều cao cây. Khi đo đặt thước sát vào gốc cây sao cho thước vuông góc với mặt đất, rồi đo từ mặt đất đến lá dài nhất. Đo vào buổi sáng sớm khi cỏ đã khô sương, lá cỏ không bị héo và rủ xuống.
* Năng suất chất xanh (tấn/ha)
Được theo dõi qua các lứa cắt trong năm. đó là toàn bộ khối lượng cỏ ngay sau khi cắt, không có nước tự do trên mặt sản phẩm.
Năng suất chất xanh được tính trên toàn bộ diện tích thí nghiệm rồi tính ra sản lượng đạt được/ha/lứa.
b) Phương pháp xử lý cho xác định sản lượng cỏ VA06
Số liệu thu được đem xử lý theo phương pháp:
Xử lý thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện, 2000 [12], trên phần mền Excel 2003.
- Số trung bình ( )
(i=1,2,...,n) Trong đó: - X: là số trung bình
- : là tổng giá trị mẫu - x1,x2,....xn: là mẫu
- n: là dung lượng mẫu
* Năng suất chất xanh: là khối lượng chất xanh tính trên một đơn vị diện tích là mét vuông.
Để tính dược chất xanh của cỏ chúng tôi tiến hành cắt và cân từng giống cỏ. Mỗi ô cỏ chúng tôi lấy ngẫu nhiên 5 điểm theo phương pháp đường chéo, mỗi điểm cắt 1 m2, cắt vào buổi sáng, cân và tính năng suất bình quân /1 m2/ lứa như sau:
- Năng suất bình quân/1 m2 = =
- Năng suất cỏ (kg/1ha/lứa) = Năng suất cỏ bình quân/1 m2 (kg) 10.000 m2 Trong đó: : Năng suất bình quân (kg/ 1 m2/1 lứa cắt) x1, x2,…,xn : Khối lượng của từng mẫu cắt
n : Dung lượng mẫu
* Sản lượng chất xanh của cỏ: Là tổng khối lượng của cỏ sau khi cắt mỗi lứa tính cho đơn vị diện tích là một ha/ năm.
Sau khi tính được năng suất cỏ/1 m2 sẽ tính được năng suất xanh/ 1 ha/ lứa. Sản lượng chất xanh/1 ha trong 01 năm được tính bằng cách cộng năng suất của tất cả các lứa cỏ trên 1 ha trong 1 năm. Sản lượng cỏ (tấn/ha/năm) =ns lứa 1 + ns lứa 2 +…+ns lứa n = năng suất cỏ các lứa/ năm.
c) Xử lý số liệu cho khẩu phần ăn của Ngựa Bạch
Ngựa nói chung, Ngưa bạch nói riêng thường tiêu thụ lượng thực phẩm tương đương 1,5 đến 3% khối lượng cơ thể, trung bình 2,5%. Trung bình, ngựa
X 1 2 .... n x x x xi X n n xi n x x x1 2 ... n (2.2)
cần uống 20-60 lít nước mỗi ngày, nước chiếm khoảng 63% khối lượng con vật. Ở một số bộ phận tỷ lệ nước chiếm 70-80%. Trong một ngày đêm, ngựa lớn cần khoảng 50-60 lít nước, trong đó 12-15 lít từ thức ăn, 40-45 lít từ nước uống. Ngựa nặng khoảng 450 kg (990 lb) nó sẽ ăn từ 7–11 kg (15-24 lb) thức ăn thô mỗi ngàyvà uống 38 lít nước (8.4 imp gal; 10 US gal) đến 45 lít (9,9 imp gal, 12 US gal).
Có thể tính tổng nhu cầu trong chế độ ăn uống hằng ngày của ngựa (thức ăn gia súc và bột) để xác định lượng thức ăn cung cấp cho ngựa hằng ngày bằng công thức.
Cân nặng của ngựa/100 x 2,5 = Tổng số nhu cầu thức ăn thô hằng ngày
Thường cho Ngựa bạch ăn cỏ vào lúc 10 giờ sáng và 17 giờ chiều, khoảng từ 4 – 10 kg cỏ/con/ngày; lúc 14 giờ cho thức ăn tinh (cám gạo hoặc cám ngô…) khoảng 1,0 - 1,5kg/ngày/con.
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN