a. Tình hình vệ sinh phòng bệnh
Để phòng tránh và hạn chế do dịch bệnh gây ra. Hàng năm trang trại đã thực hiện nghiêm ngặt phòng bệnh trên đàn gia súc. Thường xuyên tiêu độc, vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi. Vì vậy mà từ trước đến nay chưa xảy ra dịch bệnh trên đàn gia súc, của trang trại.
Chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh phòng bệnh là việc làm hết sức quan trọng nhằm đảm bảo sức khoẻ và khả năng chống đỡ bệnh tật ở mức cao nhất. Do đó, vấn đề vệ sinh phòng bệnh luôn được đề cao và quan tâm hàng đầu.
Trong khu vực trại chăn nuôi, chuồng nuôi được thiết kế theo kiểu chuồng kín có rèm che, có hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống nước sạch luôn được đảm bảo. Nền chuồng luôn khô ráo và được vệ sinh sạch sẽ. Cống rãnh xung quanh khu vực chuồng nuôi luôn được khơi thông thoáng, trước cửa chuồng có hố sát trùng bằng vôi bột.
* Phòng bệnh:
Với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, trang trại đã thực hiện triệt để quy trình vệ sinh thú y nhằm ngăn chặn dịch bệnh xảy ra. Tất cả đàn gia súc, đều được tiêm phòng đầy đủ, theo lịch phòng bệnh của trang trại thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi - Viện Chăn Nuôi. Đồng thời, định kỳ cho uống thuốc phòng một số bệnh truyền nhiễm đường tiêu hoá và hô hấp, bổ sung Vitamin, tăng cường sức đề kháng cho đần gia súc.
- Hàng năm trang trại tiêm phòng định kỳ vào 2 đợt: đợt 1 vào tháng 3,4; đợt 2 vào tháng 9,10.
- Tiêm phòng ký sinh trùng đường máu cho ngựa 2 lần/năm.
b. Công tác điều trị bệnh
Hằng ngày các bộ phận quản lý luôn kiểm tra theo dõi sát sao đàn gia súc để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời mang lại kết quả cao.
* Những bệnh thường xảy ra ở trang trại:
- Đối với ngựa thường mắc các bệnh: đau bụng ngựa, táo bón, đau mắt, tiên mao trùng...
- Đối với lợn thường mắc các bệnh : ỉa chảy, viêm phổi... - Đối với hươu thường mắc bệnh chướng hơi.
* Công tác điều trị và kết quả điều trị:
- Bệnh nội khoa đạt tỷ lệ khỏi 94-97% như: Chướng bụng đầy hơi, tắc nghẽn thực quản, cảm nắng…
- Bệnh sản khoa tỷ lệ khỏi đạt 100% như: Viêm tử cung, sát nhau…