Tình hình nghiên cứu cỏ và Ngựa bạch ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khẩu phần ăn của ngựa bạch để xác định diện tích trồng cỏ VA06 tại chi nhánh nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa (Trang 32 - 40)

2.2.2.1 Tình hình nghiên cứu cỏ ở Việt Nam

Trong những năm gần đây, nhờ chủ trương chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp và trước nhu cầu về thực phẩm protein có chất lượng cao đã thúc đẩy ngành chăn nuôi có những bước phát triển mạnh. Mặt khác, chính sách giao đất cho người sản xuất đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển những mô hình chăn nuôi tập trung theo kiểu trang trại trong các hộ gia đình. Để đạt hiệu quả cao trong chăn nuôi đại gia súc, cần đảm bảo đủ nguồn thức ăn đáp ứng nhu cầu của chúng. Từ năm 1960 chỉ có 46 ha cỏ trồng thì năm 1961 và 1962 thì diện

tích này đã tăng lên tương ứng là 323 và 687 ha, năm 1976 đã có 5000-6000 ha. Để phát triển đồng cỏ, năm 1976 Bộ Nông Nghiệp đã phát hành “Qui phạm, xây dựng, dự trữ và quản lý đồng cỏ”, từ đó đến nay cả nước đã phát triển được hàng nghìn ha đồng cỏ, cụ thể trong mấy năm trở lại như sau: 2003 là 10.897ha, năm 2004 là 17.292 ha, năm 2005 là 27.563 ha (Cục chăn nuôi,2006) [8] , trên cơ sở đó mà hàng năm giống cỏ đã được nhập và bước đầu nghiên cứu ở nước ta. Hiện nay, có nhiều trung tâm nghiên cứu, khảo sát các giống cỏ như:

- Viện chăn nuôi Quốc Gia.

- Trung tâm nghiên cứu dê và thỏ sơn tây Hà Nội. - Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì Hà Nội.

- Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi Sông Công Thái Nguyên.

Qua quá trình khảo nghiện và nghiên cứu, người ta thấy rằng giống cỏ VA06 sinh trưởng nhanh, năng suất cao, có khả năng thích nghi với đất cằn cỗi và acid. Đặc biệt đây là giống cỏ cho sinh khối lớn và giá trị dinh dưỡng cao.

Giống cỏ VA06 là giống cỏ được các trang trại cũng như nghành chăn nuôi đại gia súc đặt là mục tiêu cho sự phát triển của nghành chăn nuôi ở nước ta. 2.2.2.2 Tình hình nghiên cứu Ngựa bạch ở Việt Nam

a) Sơ lược về Ngựa bạch

Chữ “bạch” theo tiếng Hán-Việt nghĩa là trắng và vô tình hiểu ngựa bạch nghĩa là ngựa màu trắng. Tuy nhiên thực tế không phải như vậy. Ngựa bạch khác ngựa trắng.

Ngựa bạch thực tế là những con ngựa bị bệnh bạch tạng, độ biến gen. Do đó ngựa bạch khác ngựa trắng như các lỗ tự nhiên có màu hồng đỏ, bốn chân có móng sừng, màu cước ánh bạc.

Ngựa bạch tương đối quý hiếm do tỷ lệ xuất hiện thấp, chúng thường được chọn giống và nhân nuôi ngựa để lấy xương làm cao ngựa bạch. Ở một số nơi, các đàn ngựa bạch tạng này được nhân nuôi thành quần thể để bảo tồn. Giống ngựa này ít bệnh tật, không mất nhiều công chăm sóc.

Trong khi đó ngựa lông trắng đơn thuần còn được gọi là ngựa kim, có vành mắt đen. Giá trị kinh tế của loại ngựa này thấp hơn ngựa bạch tạng!

Nghiên cứu về thức ăn dinh dưỡng cho gia súc nói chung và Ngựa bạch, Hươu nói riêng có lịch sử lâu đời. Ngày nay với sự phát triển của chăn nuôi, khoa học về dinh dưỡng ngày càng đạt đến trình độ chuyên sâu cao.

Ngựa Bạch có đặc điểm toàn thân ngựa có lông màu trắng, da trắng hồng, viền mắt màu hồng, con ngươi màu đỏ hồng. Nếu soi đèn vào mắt ngựa ban đêm có màu đỏ rực. Mũi, miệng và bộ phận sinh dục của ngựa có màu hồng đỏ, bộ móng màu trắng ngà. Ngựa Bạch là giống ngựa quý hiếm, thịt Ngựa Bạch có giá trị dinh dưỡng rất cao, xương nấu cao để bồi bổ sức khỏe.

Kết quả điều tra đàn ngựa bạch cho thấy Ngựa Bạch là loại hiện có số lượng rất ít ở nước ta hiện nay, được phân bố rải rác ở một số tỉnh miền núi phía Bắc như: Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Bắc Giang,...., chỉ có khoảng 400 – 500 con, chiếm 0,3 – 0,5%0 trong tổng đàn ngựa hiện nay (Nguyễn Văn Thiện và cs, 1998), (Nguyễn Hữu Trà và cs, 2007). Trong nhân dân, ngựa Bạch được coi là tài sản quý của mỗi gia đình. Ngựa Bạch chịu kham khổ tốt, có thể phát triển tốt ở các tỉnh miền núi. Ngựa Bạch còn được coi là dược liệu quý hiếm (hay còn gọi là thần dược) dùng vào việc bồi bổ, nâng cao thể lực, chữa trị một số chứng bệnh nan y cho con người. Kích thước ngoại hình, đặc điểm nhận dạng ngựa Bạch có nhiều đặc điểm khác với ngựa mầu: Toàn thân mầu trắng, các lỗ tự nhiên mầu hồng, đặc biệt 12 giờ trưa ngựa Bạch có hiện tượng mù mầu trong khoảng 30 phút.

Nhìn chung, cho đến hiện nay ở nước ta rất ít công trình nghiên cứu về ngựa Bạch. Theo thời gian giống ngựa Bạch càng trở nên hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng cao bởi khả năng sinh sản thấp với lại giá trị dược liệu quý nên ngựa Bạch bị khai thác rất mạnh. Nếu ngay từ lúc này mà chúng ta không có biện pháp bảo tồn cũng như một chiến lược phát triển thì giống ngựa bạch này sẽ tuyệt chủng trong một ngày gần đây.

b) Chế độ dinh dưỡng khi nuôi dưỡng Ngựa bạch

Một con ngựa bạch hàng ngày có thể ăn lượng cỏ khô nặng hơn 1% trọng lượng cơ thể của nó. Nếu bạn chỉ sở hữu những con ngựa bạch trẻ và khỏe và nếu cánh đồng của bạn có thể có đủ cỏ quanh năm, bạn có thể chủ yếu cho ngựa của mình ăn cỏ tươi và cỏ khô trên đồng và không phải chi hàng trăm đô la cho những người cung cấp thức ăn công nghiệp. Với thuật ngữ cỏ, chúng ta xác định một loạt các loài thực vật: Cỏ VA06; cỏ, cỏ ba lá, cỏ linh lăng (Medicago sativa), cỏ lolium, cây họ đậu, cây cải bắp, v.v. Cỏ Timothy, cỏ linh lăng và Trifolium alexandrinum (tươi hoặc khô) là các loại cỏ cơ bản tốt đem đến dinh dưỡng tốt ngựa. Loài lúa miến gây ra độc hại đối với ngựa và phải tránh. Người nuôi ngựa trong tương lai sẽ thực hiện một nghiên cứu về các loài thực vật được tìm thấy tại địa phương có thể gây độc cho ngựa.

Các quy tắc đề cập ở trên được nói chung và áp dụng cho phần lớn ngựa bạch khỏe mạnh. Tuy nhiên, không con ngựa nào giống với con ngựa khác, chúng cũng không có khả năng và nhu cầu thể chất như nhau. Ví dụ, ngựa bạch già thường gặp vấn đề về răng và/hoặc di chuyển. Vì vậy, chúng không thể đi gặm cỏ 15 giờ mỗi ngày để tìm thức ăn. Do đó, chúng ta phải luôn có sẵn các loại thức ăn công nghiệp khác nhau. Cám, củ cải đường, hỗn hợp viên (viên thức ăn, bột, ngô, sồi), yến mạch, lúa mạch, rơm rạ (cỏ khô xắt nhỏ) và Vitamin được sử dụng để bổ sung dinh dưỡng cho ngựa bạch. Các loại ngũ cốc chủ yếu được sử dụng khi chúng ta dự đoán ngựa tăng trưởng trọng lượng. Mặc dù lượng ngũ cốc nhỏ có tác dụng tuyệt vời, chúng ta phải rất cẩn thận, bởi vì lượng thực phẩm này quá nhiều sẽ dẫn đến các tình huống đe dọa tính mạng. Theo nguyên tắc thông thường, những con ngựa bạch trưởng thành, khỏe và mạnh mẽ có thể tiêu thụ nhiều cỏ khô và cỏ hơn, trong khi những con ngựa bạch già, bị thương và làm việc nặng nhọc cần nhiều protein và có thể là vitamin hơn.

Nhìn chung, dạ dày của ngựa bạch nhỏ so với kích thước to lớn của nó. Do đó, lý tưởng là ngựa có thể tiếp cận liên tục nhưng có kiểm soát với một

lượng thức ăn nhỏ, để chúng có thể thưởng thức theo bữa ăn nhỏ và thường xuyên thay vì 2-3 bữa lớn hơn mỗi ngày.

Cuối cùng, người nuôi ngựa thường đặt khối muối bên trong chuồng ngựa. Bằng cách này, ngựa sẽ tự do liếm khối muối và chúng sẽ đáp ứng nhu cầu về natri và clorua. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng nhiều loại khối muối được khoáng hóa. Chúng cũng chứa các khoáng chất khác. Phần lớn ngựa đã có đủ các khoáng chất đó từ thức ăn công nghiệp hoặc vitamin được thêm vào. Vì thế bạn có thể thảo luận với bác sĩ thú y được cấp phép tại địa phương về chế độ ăn cho ngựa để quyết định có cho ngựa ăn khối muối khoáng hay không.

Người mới nuôi ngựa lần đầu tiên phải tham khảo ý kiến các chuyên gia địa phương, bác sĩ thú y địa phương và/hoặc nhà nông nghiệp học để tạo ra chương trình ăn uống hàng năm hợp lý và hiểu biết về các loại cây và cây bụi độc hại thường gặp trong khu vực. Trong nhiều trường hợp, hệ thực vật của khu vực và điều kiện thời tiết là các thông số quan trọng của phương trình cuối cùng. Bác sĩ thú y và ngươi nuôi ngựa cũng nên kiểm tra tình trạng thể chất và răng miệng của ngựa. Dưới sự giám sát của bác sĩ thú y được cấp phép, nông dân có thể bổ sung một số vitamin cho chương trình cho ngựa ăn cụ thể.

Cho ngựa ăn hàng ngày là một vấn đề rất phức tạp, đặc biệt là nếu bạn có hơn 3-4 con ngựa ở các độ tuổi khác nhau, tình trạng khác nhau, nhu cầu khác nhau, một số trong đó có vấn đề về răng miệng, v.v … Nếu bạn chỉ dựa vào trí nhớ tốt và bạn nuôi chúng bằng cách học thuộc lòng không ghi chú lại, bạn sẽ sớm bối rối về mỗi chương trình ăn uống hàng ngày của mỗi chú ngựa. Chúng tôi khuyên bạn nên đặt một chiếc bảng đen trong phòng chuẩn bị thức ăn và bạn trộn từng loại thức ăn cho ngựa. Viết một bảng ghi tên của tất cả ngựa và các cột ghi số lượng mỗi chương trình cho ăn khác nhau đảm bảo rằng bạn sẽ luôn theo dõi từng chương trình cho ngựa ăn hàng ngày và hàng tuần.

c) Giá trị kinh tế và y học của Ngựa bạch

Giá của một con ngựa bạch ngựa trưởng thành vào khoảng50 đến 70 triệu đồng 1 con. Cứ mỗi một năm rưỡi, mỗi chú ngựa cái lại cho ra một lứa ngựa bạch mới có giá trị rất cao. Giá ngựa bạch giống khoảng 20 đến 25 triệu đồng 1 con.

Y học cổ truyền (Đông y) xưa và nay coi thịt ngựa, cao ngựa và các sản phẩm từ ngựa là một vị thuốc quý. Trong sách Tuệ Tĩnh “Nam dược thần hiệu” đã ghi: Mã Nhục (thịt ngựa) làm lớn mạnh gân xương, khí nóng, tỳ liệt, tóc hói lở; Mã Xỉ (răng ngựa) vị ngọt, tính bình, chủ trị kinh giản, đinh sang, đau răng; Mã Nhũ (sữa ngựa) vị ngọt, tính mát công năng bổ huyết, nhuận táo, thanh nhiệt; Mã Cất (xương ngựa) chủ trị lở đầu, âm sang, móng né; Mã Can (gan ngựa) chủ trị kinh nguyệt không thông, ngực, bụng đầy trướng; Mã Bì (da ngựa) vị cay, tính nóng, chủ trị thấp nhiệt, tê bại, lở đầu rụng tóc; Sỏi ở Dạ dày và ruột ngựa vị mặn tác dụng trấn kinh, hóa đờm, chữa co giật, điên cuồng, động kinh; Mã Pin (dương vật ngựa) kết hợp với Nhục Dung chữa liệt dương.

Y học hiện đại (Tây y) có quan niệm thịt ngựa, cao ngựa là một loại “thực phẩm chức năng” hay là một “Nguồn đạm cô đặc”.

Theo Dược sĩ Đỗ Huy Ích (Viện Dược liệu) thì: Cao xương ngựa có chứa 75 - 82% protein, 7 axit amin thiết yếu cho cơ thể, không có vi khuẩn Ecoli và dư lượng kim loại nặng (Chì, Cadimi, Thủy ngân) trong sản phẩm chế biến có xử lý nhiệt. Cao xương ngựa có chứa canxi photphat, Keratin, oscein, có vị ngọt tính mát, tính mát, tác dụng bổ dưỡng, ích khí, mạnh gân - xương - cơ.

Theo Bác sĩ Nguyễn Lân Đính chuyên gia dinh dưỡng - TP HCM thì cứ 100gram thịt ngựa cung cấp 180 cao, 66gam nước, 21,5 gam đạm, 10 gam chất béo, 5 - 7 gam mỡ, các muối khoáng, Vitamin A, B, C, D, E, PP và các axit amin; thịt ngựa có vị ngọt, tác dụng bổ gân, cường cơ do có nhánh Leucine, Isoleucine, Valine, Đây là những vi lượng cần thiết để duy trì khối lượng cơ bắp và bảo vệ nguồn vốn Glycogen dự trữ trong cơ bắp; ngoài ra hàm lượng Arginie cao cũng có thể giúp cho quá trình làm cho sơ bắp cường tráng có hiệu quả; Thịt ngựa còn có các chất cần thiết cho việc mọc tóc chắc khỏe gồm Vitamin A; 1 số Vitamin nhóm B (Biotin, axit Pantothenie…); Vitamin C và các vi chất như đồng, kẽm, sắt; Protein; Thịt ngựa giúp cho trẻ em cứng cáp, nhanh nhẹn, thanh niên cường tráng, người già sống lâu; Cao xương ngựa giúp nâng đỡ cơ thể suy nhược đau nhức gân xương ở người mới ốm dậy và phụ nữ sau sinh nở, kinh

nguyệt không đều; người suy kiệt sức khỏe và chống loãng xương ở người cao tuổi suy dinh dưỡng, biếng ăn, còi xương, da tái xanh xao, táo bón ở trẻ em; Bệnh viêm tá tràng kinh niên, kém ăn mất ngủ, dễ tiêu chảy, đi kiết ở người lao động nặng.

Theo Phan Ngọc Minh - chuyên gia huyết học (Học viện Quân y - 103) thì trong máu huyết thanh ngựa chửa (HTNC) có thể tách chiết được thuốc kích dục tố Gravohormon - PMSG làm giảm tỷ lệ vô sinh, chậm sinh sản ở lợn, châu bò, làm tăng tỷ lệ sinh sản của lợn, trâu bò, làm tăng tỷ lệ thụ thai, gây động dục đồng loạt và gây rụng trứng, thuốc PMSG có thể dùng trong chương trình cấp gép hợp tử trên động vật.

Gamalobulin tách chiết từ HTNC có tác dụng làm tăng sức miễn dịch cho gia súc non sau khi đẻ 24 giờ, có thể sản xuất Gamaglobulin đặc hiệu dùng cho người.

Viên Polyamin (viên đạm thủy ngân) sản xuất từ bột hồng cầu ngựa (Sau khi đã tách PMSG và Gamaglobulin) có chứa 15 axit amin và các nguyên tố đa, vi lượng rất cần thiết (Na, K, Mg, Ca, P, Zn, Ni, Fe…) giúp tăng cường hồi phục sức khỏe, ăn ngủ tốt, tăng nhanh hồng cầu và huyết sắc tố, tăng tỷ lệ Protein trong huyết thanh, tăng sức đề kháng cơ thể, làm cho tổ chức hạt phát triển nhanh, giúp các ca phẫu thuật ghép da do bỏng nặng rất tốt.

Huyết thanh kháng trực khuẩn mủ xanh (TKMX) được bào chế từ HTNC có tác dụng điều trị tại chỗ vết bỏng nhiễm TKMX, thuốc có hiệu lực sau 5 ngày điều trị.

Huyết thanh kháng Leptospirosis (LTS) được bào chế từ HTNC có hiệu giá kháng thể cao Iri 5.000 - 1/80.000. Tỷ lệ Chữa bệnh đạt kết quả cao 95 - 98%.

Huyết thanh kháng nọc độc rắn và huyết thanh kháng dại được bào chế từ HTNC đã được nghiên cứu thành công ở Việt Nam góp phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Theo Đặng Đình Hanh (Chuyên gia nghiên cứu ngựa - Viện Chăn nuôi) cho biết thịt ngựa bạch có chứa 74 - 78% nước, 19 - 21% protein, 0,8 -

2,2% Lipit, 1,24 - 1,27% khoáng tổng số và có 17 axit amin trong đó có các axit amin thiết yếu cho cơ thể, hàm lượng cao nhất là: axit Glutamic, Argrine, Lisine, aspartri, Methionine… 100 gam cao ngựa mầu có chứa 15,3 gam nước, 70,6 gam Protein, 2,6 gam mỡ, 3,5 gam khoáng tổng số, 0,41 gam Canxi, 0,42 gam Phosphos và 5,96 gam chất xơ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khẩu phần ăn của ngựa bạch để xác định diện tích trồng cỏ VA06 tại chi nhánh nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa (Trang 32 - 40)