Ảnh hưởng của thời vụ đến hiệu suất sử dụng cỏ VA06

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khẩu phần ăn của ngựa bạch để xác định diện tích trồng cỏ VA06 tại chi nhánh nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa (Trang 58 - 60)

Trong quá trình nghiên cứu giống cỏ VA06 qua 3 lứa cắt khác nhau cho sản lượng và năng suất khác nhau. Dưới đây là bảng so sánh hiệu quả sử dụng cỏ VA06 trong 50 ngày tuổi.

Bảng 4.3. Ảnh hưởng của thời vụ đến hiệu suất sử dụng cỏ VA06 (kg/ngày) Nội dung Thời vụ Sản lượng cỏ sử dụng (kg/ngày) Số cỏ dư thừa (kg/ngày) Tỷ lệ cỏ dư thừa/ngày (%) Lứa 1 200 12,40 6,2 Lứa 2 200 8,14 4,07 Lứa 3 200 5,35 2,67 Trung Bình 200 8,63 4,31

(Nguồn: Số liệu thừa kế và điều tra tại Chi nhánh 2020)

Qua bảng trên ta có thể thấy hiệu suất sử dụng cỏ ở các lứa cắt khác nhau cũng khác nhau. Ở vụ đông hiệu suất sử dụng cỏ là thấp nhất vì cỏ ở vụ này cho thời gian thu hoạch lâu, cỏ phát triển chậm, thân bé và cứng, ngựa không ăn được hết nên số lượng cỏ dư thừa nhiều dẫn đến hiệu suất sử dụng cỏ thấp,số lượng cỏ thừa phải bỏ đi là rất cao (6,2%).Vì vậy số lượng cỏ cho gia súc vào thời điểm này sẽ nhiều hơn so với 2 vụ còn lại để đảm bảo đủ khẩu phần ăn cho ngựa trong ngày nên có thể dẫn đến tình trạng thiếu cỏ vào vụ đông. Ở lứa thứ 2, do thời tiết ấm áp, cỏ sinh trưởng phát triển nhanh nên hiệu suất sử dụng cỏ ở lứa này tăng lên rõ rệt so với cỏ vụ đông. Còn ở lứa thứ 3, hiệu suất sử dụng cỏ là tối đa nhất do cỏ sinh trưởng phát triển mạnh, thân mềm, nhiều dinh dưỡng nên số lượng cỏ dư thừa là ít nhất (số cỏ phải bỏ đi chỉ chiếm 2,67%).

Tuy nhiên, số cỏ phải bỏ đi trung bình của cả 3 lứa cắt này chỉ là 4,31% đây là một con số khá là thấp so với một số giống cỏ hiện nay như cỏ voi, cây ngô...Từ đó có thể cho thấy ràng mức độ ưu thích của ngựa bạch với giống cỏ này là rất cao. Qua đó, chúng ta có thể suy ra rằng cỏ VA06 rất phù hợp cho nhiều loại vật nuôi khác như trâu, bò, dê...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khẩu phần ăn của ngựa bạch để xác định diện tích trồng cỏ VA06 tại chi nhánh nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)