Phương pháp điều tra thực địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khẩu phần ăn của ngựa bạch để xác định diện tích trồng cỏ VA06 tại chi nhánh nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa (Trang 47 - 49)

a) Phương pháp điều tra khẩu phần ăn của Ngựa bạch tại Trại chăn nuôi động vật bán hoang dã ở xã Tức Tranh, huyện Phú Lương

Sử dụng phương pháp chuyên gia, tham khảo ý kiến của lãnh đạo địa phương (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chi cục kiểm lâm hai tỉnh, Phòng NN&PTNT và Hạt kiểm lâm các huyện, các xã, các nông hộ) nơi có người dân nuôi Ngựa bạch để tìm hiểu về các loại cỏ dùng làm thức ăn cho Ngựa bạch....

+ Điều tra theo mẫu: Cả 3 lứa cỏ trên đều được cắt cùng độ tuổi. Ở các lứa cỏ số lượng cỏ cho ngựa bạch ăn mỗi ngày là 200kg, chọn ra 10 con ở các

lứa tuổi nhốt 2 con vào 1 máng tối nay cho ăn công thức này thì ngày mai lại đổi cho ăn công thức khác cứ như thế cho hết 10 ngày, được cắt vào buổi chiều tối cỏ tươi không ướt. Số cỏ dư thừa được cân vào buổi sáng bằng cách nhạt toàn bộ những cành nhỏ rơi xuống chuồng lên, dùng chổi rẽ quét sạch máng ngựa đựng toàn bộ số cỏ dư thừa vào bao tải rồi cân lên (đã cân vỏ bao trước khi cho cỏ vào bao). Khẩu phần ăn về cỏ (kg/con/ngày); Khẩu phần các loài dinh dưỡng khác/con/ngày; Quy đổi ra khẩu phần ăn/con/năm

+ Tìm hiểu kinh nghiệm chăn nuôi của trại…

b) Phương pháp điều tra về kỹ thuật trồng cỏ VA06 và sản lượng chất xanh/ha/năm

+ Phương pháp điều tra kiến thức bản địa kỹ thuật gây trồng và giá trị sử dụng cỏ VA06: Tìm hiểukỹ thuật trồng (trồng, chăm sóc, bón phân), sinh trưởng, đặc điểm hình thái, đặc điểm tái sinh, ra hoa và giá trị sử dụng giống cỏ VA06 tại Trại chăn nuôi động vật bán hoang dã ở xã Tức Tranh, huyện Phú Lương.

+ Điều tra nguồn cây giống cỏ VA06: Tại trại tiến hành điều tra đo đếm những nội dung sau:

- Diện tích, mật độ, lịch sử nhân giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc,… - Điều tra đặc điểm hình thái: Chiều cao, đường kính trung bình thân cây; Số lá (kích thước lá); thời kỳ và đặc điểm ra chồi (chồi gốc, chồi ngọn); sản lượng chất xanh/ha/năm

- Xác định một số đặc điểm sinh thái: Độ cao so với mực nước biển, vị trí phân bố hoặc gây trồng (chân, sườn, đỉnh, khe), độ dốc, hướng dốc.

- Điều tra tái sinh: Đo đếm thống kê tái sinh hạt (nếu có), nhân giống bằng phương pháp giâm hom...

Mỗi hộ đào 01 phẫu diện đất, mô tả ngoài thực địa, lấy 3 mẫu tại độ sâu (0-30 cm; 30-60 cm) xác định các chỉ tiêu thành phần cơ giới, pH, Chất hữu cơ, Đạm, P2O5, K2O, Ca, Mg, độ ẩm, dung trọng theo phương pháp thông dụng, dự kiến đào 60 phẫu diện. Cụ thể như sau:

+ Độ ẩm, Dung trọng đất: TCVN 6860: 2001 + Thành phần cơ giới: TCVN 8567: 2010.

+ Chất hữu cơ: TCVN 4050-85 + Đạm tổng số: TCVN 6498 + Đạm dễ tiêu: TCVN 5255: 2009 + pH của đất: TCVN 5979: 2007 + Ca, Mg trao đổi: TCVN 6646: 2000 + P2O5 dễ tiêu: 10TCN 373-1999 + K2O dễ tiêu: TCVN 8662: 2011

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khẩu phần ăn của ngựa bạch để xác định diện tích trồng cỏ VA06 tại chi nhánh nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa (Trang 47 - 49)