CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.5 THỰC TRẠNG THU HOẠCH, BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN LẠC
100% diện tích trồng lạc của hai huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa được nhổ, đập và bứt hạt thủ công theo cách: Nhổ lạc - gom - đập và bứt quả đều bằng tay. Qua điều tra khảo sát cho thấy, thu hoạch (nhổ lạc, đập và bứt hạt) thủ công 1 sào mất 2 ngày/công, chi phí 130.000-150.000 đồng/công. Theo đánh giá của Chiến lược quốc gia sau thu hoạch, đây là khâu tổn thất về số lượng ở lạc nhiều nhất, tỷ lệ từ 7,5-13,5%.
Hiện nay, sản xuất lạc chủ yếu là để thu hoạch làm thực phẩm, chế biến dầu ăn và chế biến thức ăn cho gia súc. Đặc điểm của cây lạc là ra hoa thụ phấn rồi đâm xuống đất để hình thành củ (quả), do đó việc thu hoạch lạc chủ yếu tập trung giải quyết khâu đào nhổ và bứt (đập) tách lấy củ từ cây. Trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay đang thu hoạch lạc theo công nghệ thu hoạch củ tươi và thu hoạch củ khô (hình 1.1).
Hình 1.3. Sơ đồ công nghệ và phương pháp thu hoạch lạc [7]
- Công nghệ thu hoạch củ tươi: Vào thời điểm khi củ đã chín trên 90% thì tiến hành đào nhổ và bứt củ ngay trên đồng, sau đó vận chuyển về phơi sấy và bảo quản.
Thu hoạch theo công nghệ này có ưu điểm là rút ngắn thời gian thu hoạch, giảm chi phí vận chuyển, bốc dỡ; tuy nhiên nó có hạn chế là phải xác định chính xác thời điểm
Công nghệ thu hoạch củ tươi
Thu hoạch một giai đoạn
Thu hoạch nhiều giai đoạn
LHM đào, nhổ, bứt củ
Đào, nhổ cây
Thu gom
Vận chuyển
Bứt củ
Công nghệ thu hoạch củ khô
Thu hoạch hai giai đoạn
Thu hoạch nhiều giai đoạn
LHM đào, nhổ, phơi cây
Đào, nhổ cây
Phơi cây
Thu gom
Vận chuyển LHM gom,
bứt củ
Bứt củ
thu hoạch, nếu thu hoạch sớm sẽ giảm chất lượng củ, thu hoạch muộn thì cuống sẽ già, gây tổn thất cao [7].
- Công nghệ thu hoạch củ khô: Cây lạc sau khi được đào nhổ vẫn còn tiếp tục trao đổi chất để hoàn thiện quá trình chín, tạo cho củ có chất lượng cao hơn. Do đó, có thể nhổ lạc sớm khi củ còn tươi chắc khó đứt, giảm được tổn thất trong quá trình nhổ.
Cây lạc khi đào nhổ có độ ẩm 60-80%, độ ẩm củ khoảng 30%; sau khi phơi 2-3 nắng thì độ ẩm của cây và củ còn 20-25% thì tiến hành bứt củ, phơi sấy và bảo quản. Nhược điểm của công nghệ này là kéo dài thời gian thu hoạch, chi phí phơi, vận chuyển và bốc dỡ cao, phụ thuộc vào điều kiện thời tiết [3], [7].
Thu hoạch là khâu cuối cùng trong quá trình sản xuất lạc và là khâu chuẩn bị cho các khâu của công nghệ sau thu hoạch, nó ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Do diện tích, giống, điều kiện tự nhiên và tập quán canh tác ở nhiều nước trên thế giới khác nhau nên yêu cầu kỹ thuật đối với công cụ và máy được sử dụng để cơ giới hóa khâu thu hoạch cũng khác nhau. Thu hoạch lạc bao gồm các công đoạn: Đào nhổ, giũ đất, thu gom, bứt củ, làm sạch sơ bộ và đóng bao. Tùy theo việc tiến hành các công đoạn này mà có các phương pháp thu hoạch lạc khác nhau. [4], [6].
- Phương pháp thu hoạch lạc một giai đoạn: Đây là phương pháp được sử dụng trong công nghệ thu hoạch củ tươi, với phương pháp này thì các công đoạn: đào nhổ cây, giũ đất, bứt củ, làm sạch và đóng bao (hoặc gom vào thùng chứa) ngay trên đồng được thực hiện chỉ trên một liên hợp máy. Ưu điểm của phương pháp này là một lần có thể hoàn thành toàn bộ các công việc trong khâu thu hoạch nên năng suất lao động cao, cường độ lao động giảm thấp, sử dụng rất ít lao động, độ hao hụt giảm, rút ngắn thời gian thu hoạch và đảm bảo tính mùa vụ. Tuy nhiên, nó có nhược điểm là máy thường có kích thước lớn, cấu tạo phức tạp, chế tạo và sử dụng khó khăn, giá thành đầu tư máy cao, đòi hỏi về cơ giới hóa phải đồng bộ từ các khâu trong sản xuất lạc và yêu cầu về đồng ruộng và cây lạc trong thu hoạch phức tạp.
- Phương pháp thu hoạch lạc hai giai đoạn: Phương pháp này được sử dụng trong công nghệ thu hoạch lạc củ khô. Lạc đến thời điểm thu hoạch thì tiến hành đào nhổ, giũ đất và phơi trên đồng, sau đó sử dụng máy thu gom, bứt và làm sạch sơ bộ củ.
Ưu điểm của phương pháp này là có thể đào nhổ lạc sớm vì trong quá trình phơi, lạc tiếp tục chín nên không ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm; năng suất lao động cao, độ hao hụt thấp. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là chịu ảnh hưởng của thời tiết khi thu hoạch, đặc biệt là những nước có khí hậu thời tiết phức tạp, mưa bão nhiều, ruộng ẩm ướt không thể đào nhổ và phơi được. Các máy được sử dụng trong phương pháp này cũng nhiều và kích thước máy lớn, cấu tạo phức tạp, giá thành đầu tư lớn, đòi hỏi cơ giới hóa các khâu trong sản xuất cao.
- Phương pháp thu hoạch lạc nhiều giai đoạn
Với phương pháp này, những công việc trong quá trình thu hoạch được tiến hành riêng biệt với nhau. Khi đến thời điểm thu hoạch có thể nhổ bằng tay hoặc dùng máy để đào và giũ đất, sau đó bứt củ bằng tay hoặc dùng các công cụ thủ công, guồng bứt hay máy tuốt để bứt củ, làm sạch sơ bộ ngay tại đồng; tại một số địa phương, cây lạc sau khi nhổ thì cắt ngắn thân, vận chuyển về nhà để bứt củ bằng tay và làm sạch sơ bộ.
Ưu điểm của phương pháp này là công cụ, máy móc dùng trong các công việc đơn giản, gọn nhẹ, dễ sử dụng. Giữa các công việc ít phụ thuộc vào nhau, có thể tiến hành bằng các công cụ thủ công hoặc có thể kết hợp lao động thủ công với bán cơ giới hoặc cơ giới hoàn toàn; phù hợp với những nơi sản có diện tích sản xuất lạc không tập trung, quy mô hộ gia đình,…Nhưng nhìn chung, phương pháp này có năng suất lao động thấp, sử dụng nhiều lao động, cường độ lao động rất cao đặc biệt là vào thời vụ, độ hao hụt tương đối lớn.
Ở Việt Nam, do trình độ cơ giới hóa còn thấp, điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, điều kiện đồng ruộng chưa được quy hoạch, không thuận tiện cho các máy di chuyển, trồng lạc không tập trung, kích thước lô thửa nhỏ, thời tiết diễn biến phức tạp, tập quán canh tác của nông dân trong sản xuất lạc chủ yếu là thủ công nên chỉ phù hợp với phương pháp thu hoạch lạc nhiều giai đoạn.
1.5.2 Phương pháp tách vỏ lạc
Hiện nay có 92,4% số hộ tách vỏ lạc thủ công bằng tay; chỉ có 7,6% hộ sử dụng máy để tách vỏ lạc như vậy qua đó cho thấy công tác chế biến lạc ở nước ta.
1.5.3 Phơi sấy
Qua đánh giá cho thấy 100% sản lượng lạc được phơi hoàn toàn bằng ánh nắng mặt trời theo phương pháp truyền thống. Trong đó: Có 90% số hộ phơi lạc trực tiếp trên sân, đường; 6% số hộ phơi trên sân, đường có lót bạt; 4% số hộ là phơi trên các dụng cụ khác. Trên địa bàn hai huyện chưa có hộ nào sử dụng máy sấy để sấy lạc.
1.5.4 Bảo quản
Có 50% hộ bảo quản lạc bằng bao PP, trong có lồng bao PE và buộc kín; 45%
hộ bảo quản bằng thùng phi, bên trong có lót giấy báo, bao bóng, phía trên đậy kín;
5% hộ còn lại bảo quản trong chum, vại, lọ... Theo Chiến lược quốc gia sau thu hoạch, tổn thất khâu bảo quản lạc là 1-2%; mức tổn thất bình chung sau thu hoạch lạc là 8,5- 15,5%. Kết quả phân tích được thể hiện ở bảng 1.6.
Bảng 1.6 Kết quả phân tích mẫu lạc
Chỉ tiêu phân tích Giới hạn quy định
Tỷ lệ mẫu nhiễm (%)
Tỷ lệ mẫu đạt theo giới hạn quy định (%)
Đợt 1 (n=4)
Đợt 2
(n=4) Đợt 1 (n=4) Đợt 2 (n=4)
Độ ẩm 13-14 % - - 100 100
Aflatoxin B1 5 àg/kg 0 0 100 100
Tổng số VSV hiếu khí
106
CFU/g 100 100 100 100
Tổng số bào tử nấm men, nấm mốc
103
CFU/g 100 100 75 75
(Nguồn: Kết quả phân tích mẫu tại trung tâm Quastest 2) Kết quả phân tích mẫu ở bảng 1.6 cho thấy, với phương pháp bảo quản lạc trong các dụng cụ của hộ dân đến bảo quản 6 tháng có 75% mẫu kiểm tra đồng thời đạt các giới hạn quy định về độ ẩm, hàm lượng nấm Aflatoxin B1, tổng số vi sinh vật hiếu khí, tổng số bào tử nấm men nấm mốc; 25% mẫu không đạt ở chỉ tiêu tổng số bào tử nấm men, nấm mốc, nhưng vượt với tỷ lệ thấp.
- Công nghệ thu hoạch củ tươi: Vào thời điểm khi củ đã chín trên 90% thì tiến hành đào nhổ và bứt củ ngay trên đồng, sau đó vận chuyển về phơi sấy và bảo quản.
Thu hoạch theo công nghệ này có ưu điểm là rút ngắn thời gian thu hoạch, giảm chi phí vận chuyển, bốc dỡ; tuy nhiên nó có hạn chế là phải xác định chính xác thời điểm thu hoạch, nếu thu hoạch sớm sẽ giảm chất lượng củ, thu hoạch muộn thì cuống sẽ già, gây tổn thất cao [7].
- Công nghệ thu hoạch củ khô: Cây lạc sau khi được đào nhổ vẫn còn tiếp tục trao đổi chất để hoàn thiện quá trình chín, tạo cho củ có chất lượng cao hơn. Do đó, có thể nhổ lạc sớm khi củ còn tươi chắc khó đứt, giảm được tổn thất trong quá trình nhổ.
Cây lạc khi đào nhổ có độ ẩm 60-80%, độ ẩm củ khoảng 30%; sau khi phơi 2-3 nắng thì độ ẩm của cây và củ còn 20-25% thì tiến hành bứt củ, phơi sấy và bảo quản. Nhược điểm của công nghệ này là kéo dài thời gian thu hoạch, chi phí phơi, vận chuyển và bốc dỡ cao, phụ thuộc vào điều kiện thời tiết [3], [7].