4. Luận điểm khoa học
3.4 MÔ HÌNH THỬ NGHIỆM BUỒNG BÓC
Để đánh giá khả năng bóc vỏ lụa hạt lạc rang của máy theo nguyên lý bóc vỏ
lụa hạt lạc rang sử dụng không khí nén dựa trên nguyên lý khí động lực học. Mô hình thử nghiệm khả năng bóc vỏ thông qua các tác động trực tiếp của dòng khí vào hạt lạc
làm cho lớp vỏ lụa hạt lạc rang được tách ra dưới tác dụng va đập giữa các hạt lạc và tác dụng giữa các hạt lạc với thành của ống bóc. Thông qua đó hiệu suất bóc vỏ phụ
thuộc vào các yếu tố chính như góc nghiêng đầu phun so với thành buồng bóc, vận tốc
hay áp suất dòng khí và thời gian bóc. Với kết quả thí nghiệm như trong mục 3.2 để
tiến hành thử nghiệm hiệu suất bóc giới hạn các thông số kỹ thuật chính của buồng bóc như trong bảng 3.8
Bảng 3.8. Thông số kỹ thuật về mô hình thử nghiệm bóc vỏ lụa hạt lạc rang Bộ phận Điều kiện kỹ thuật Buồng bóc vỏ - Kích thước: Ø218 x 250 (mm) - Ống thoát: Ø49 (mm) Đầu phun khí
4 đầu phun để làm cho không khí xoay vòng Góc nghiêng đầu phun: 300, 45o, 600
Khoảng cách đặt 4 đầu phun cách mép dưới buồng
bóc: h= 8mm
Áp suất khí nén 5 - 8 bar
Thời gian 20 giây
Khối lượng bóc 300g
Hình 3.7. Mô hình thử nghiệm buồng bóc
Như vậy với các thông số cố định cho thời gian bóc 20 giây, áp suất dòng khí cốđịnh 5 - 8 bar. Tuy nhiên ngoài hai yếu tốkích thước buồng bóc và áp suất dòng khí việc bốtrí các đầu phun có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả bóc vỏ
lụa của máy. Để các hạt lạc được bóc trong buồng bóc vỏ và đồng thời các vỏ lụa sau
khi bóc được thoát ra ngoài, các đầu phun được bốtrí đối xứng xung quanh buồng bóc
để bảo đảm lượng khí thoát ra đi theo đường xoắn ốc, tạo ra vòng xoáy lớn nâng cao hiệu suất bóc và khảnăng thoát vỏ ra khỏi buồng bóc. Đểđánh có cơ sở cho việc chế
tạo mẫu máy thí nghiệm thăm dò về góc đặt đầu phun dòng khí cung cấp vào buồng bóc ở 3 giá trị cụ thể là 300, 450 và 600.