4. Luận điểm khoa học
2.3.4 Bố trí thí nghiệm và xử lý số liệu
Đối tượng của quy hoạch thực nghiệm là một quá trình hoặc hiện tượng nào đó
có những tính chất, đặc điểm chưa biết cần được nghiên cứuđể phát hiện trong nghiên cứu đó. Người nghiên cứu có thể chưa hiểu biết đầy đủ về đối tượng, nhưng đã có một
số thông tin được tiên nghiệm ban đầu dù chỉ là sự liệt kê sơ lược những thông tin về
biến đổi, ảnh hưởng đến tính chất của đối tượng. Có thể hình dung chúng như một
“hộp đen” trong hệ thống điều khiển gồm các tín hiệu đầu vào và đầu ra thể hiện như
trong hình 2.3. Máy bóc vỏ lụa hạt lạc rang Góc đặt đầu phun Áp suất phun Tỷ lệ sót Tỷ lệ vỡ hạt Khả năng thoát vỏ lụa
Hình 2.3. Sơ đồđối tượng nghiên cứu
Các biến kiểm tra được và điều khiển được, mà người nghiên cứu có thể điều chỉnh theo dựđịnh, biểu diễn bằng vectơ: Z = [Z1, Z2, ..., Zk]
Các biến kiểm tra được nhưng không điều khiển được, biểu diễn bằng vectơ: T = [T1, T2, ..., Th]
Các biến không kiểm tra được và không điều khiển được, biểu diễn bằng vectơ: E = [E1, E2, ..., Ef]
- Các tín hiệu đầu ra dùng để đánh giá đối tượng là vectơ Y = (y1, y2,..., yq).
Chúng thường được gọi là các hàm mục tiêu. Biểu diễn hình học của hàm mục tiêu
được gọi là mặt đáp ứng (bề mặt biểu diễn). Lựa chọn chỉ tiêu (mục tiêu) đánh giá đối tượng, sao cho các chỉ tiêu này vừa đáp ứng các yêu cầu của phương pháp quy hoạch
thực nghiệm, vừa đại diện nhất cho các điều kiện tối ưu của đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên với phạm vi nghiên cứu của đề tài các thí nghiệm được bố trí trên các biến độc lập để sàng lọc dựa trên kết quả phân tích so sánh thống kê One-Way ANOVA với mức ý nghĩa 95% cho hai biến chính là góc đặt đầu phun và áp suất
phun. Bên cạnh đó để xác định miền thí nghiệm cho áp suất phun bằng phương pháp
bố trí thí nghiệm cho áp suất tăng dần từ 3 đến 8 bar để loại bỏ mức áp suất khi hiệu
suất bóc vỏ lụa không đảm bảo yêu cầu. Mỗi thí nghiệm được tiến hành lặp lại 3 lần từ đó phân tích thống kê so sánh giá trị trung bình về hiệu suất (tỷ lệ) bóc vỏ của mỗi yếu
tố để lựa chọn giá trị khi đạt hiệu suất bóc vỏ cao nhất cũng như chất lượng hạt lạc sau
khi bóc tốt nhất. Z T E Y
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN