CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2 THỬ NGHIỆM KHẢ NĂNG BểC VỎ LỤA HẠT LẠC RANG
Để kiểm tra khả năng bóc vỏ lụa hạt lạc rang trước khi tiến hành chế tạo, quá trình thử nghiệm thực hiện nhằm thăm dò các yếu tố như sau:
3.2.1 Khảo sát hạt lạc rang.
Hạt lạc rang tiến hành thử nghiệm được mua trên thị trường tại các cơ sở rang lạc trên địa bàn tỉnh Bình Định. Kích thước hạt lạc có chiều rộng (8 -10 mm), chiều cao (10 - 15mm), độ ẩm vỏ lụa dưới 10% . Hạt lạc rang được thể hiện như trong hình 3.2:
Hình 3.2. Kích cỡ hạt lạc Máy nén khí và đồng hồ bấm thời gian để thực nghiệm:
Đây là những thiết bị và dụng cụ để hỗ trợ cho quá trình thử nghiệm khả năng bóc vỏ lụa hạt lạc.
- Máy nén khí Jucai AV808
Hình 3.3. Máy nén khí Jucai AV808 Bảng 3.2. Thông số máy nén khí Jucai AV808
Công suất (HP) 1,0
Lưu lượng (L/phút) 80
Điện áp sử dụng (V) 220
Kích thước 95 x 40 x 72 mm
Số xi lanh đầu nén 2
Áp lực làm việc (kg/cm2) 8 Áp lực tối đa (kg/cm2) 10
Dung tích bình chứa (L) 70
- Đồng hồ bấm thời gian như trong hình 3.4
Hình 3.4. Đồng hồ bấm thời gian
3.2.2 Xác định các thông số để bóc vỏ lụa hạt lạc rang
Dụng cụ tiến hành thử nghiệm là chai nhựa PET 500 mL, có gắn đầu phun như hình 3.5 để tiến hành xác định các thông số của buồng bóc về khả năng bóc được vỏ lụa. Hạt lạc được cho vào trong chai nhựa PET có đục lỗ ở đáy chai, trên miệng chai có gắn đầu phun. Các thông số được chọn: áp suất (3 – 6 bar), thời gian (3 - 5 giây).
Hình 3.5. Mô hình thử nghiệm khả năng bóc vỏ 3.2.3 Kết quả thử nghiệm
- Kết quả thử nghiệm 1: Tiến hành làm thử nghiệm với áp suất 3 bar, thời gian (3 – 5) giây.
Bảng 3.3. Kết quả thử nghiệm 1
Số lần thử nghiệm
Thời gian (giây)
5 4 3
1 Không đạt Không đạt Không đạt 2 Không đạt Không đạt Không đạt 3 Không đạt Không đạt Không đạt
Với áp suất 3 bar, được trình bày ở bảng 3.3 trong thời gian từ 3-5 giây không bóc được vỏ lụa của hạt lạc rang.
- Kết quả thử nghiệm 2: Tiến hành làm thử nghiệm với áp suất 4 bar, thời gian (3 – 5) giây.
Bảng 3.4 . Kết quả thử nghiệm 2
Số lần thử nghiệm
Thời gian (giây)
5 4 3
1 Đạt Không đạt Không đạt
2 Đạt Không đạt Không đạt
3 Đạt Không đạt Không đạt
Với áp suất 4 bar, được trình bày ở bảng 3.4, hạt lạc rang được bóc sạch vỏ ở thời gian 5 giây và không bóc được vỏ ở thời gian (3 – 4) giây.
- Kết quả thử nghiệm 3: Tiến hành làm thử nghiệm với áp suất 5 bar, thời gian (3 – 5) giây.
Bảng 3.5. Kết quả thử nghiệm 3
Số lần thử nghiệm
Thời gian (giây)
5 4 3
1 Đạt Đạt Không đạt
2 Đạt Đạt Không đạt
3 Đạt Đạt Không đạt
Với áp suất 5 bar, được trình bày ở bảng 3.5, hạt lạc rang được bóc sạch vỏ ở thời gian (4 – 5) giây và không bóc được vỏ ở thời gian 3 giây.
- Kết quả thử nghiệm 4: Tiến hành làm thử nghiệm với áp suất 6 bar, thời gian không thay đổi.
Bảng 3.6. Kết quả thử nghiệm 4
Số lần thử nghiệm
Thời gian (giây)
5 4 3
1 Đạt Đạt Đạt
2 Đạt Đạt Đạt
3 Đạt Đạt Đạt
Với áp suất 6 bar, được trình bày ở bảng 3.6, hạt lạc rang được bóc sạch vỏ ở tất cả các lần thử nghiệm.
3.2.4 So sánh các kết quả thử nghiệm
Bảng 3.7. So sánh kết quả thí nghiệm 1-4
Áp suất đầu phun
(bar)
Thời gian ( giây)
5 4 3
3 Không đạt Không đạt Không đạt
4 Đạt Không đạt Không đạt
5 Đạt Đạt Không đạt
6 Đạt Đạt Đạt
Như vậy dựa trên kết quả thí nghiệm được tổng hợp trong bảng 3.7 cho thấy rằng với áp suất 3 bar khả năng bóc vỏ không đạt yêu cầu. Với áp suất 4 bar chỉ đạt yêu cầu khi thời gian bóc vỏ là 5 giây trong khi ở thời gian 3 và 4 giây không đạt yêu cầu cho quá trình bóc vỏ. Trong khi đó nếu bóc vỏ lụa của lạc ở áp suất dòng khí là 5 bar thì khả năng bóc vỏ đạt yêu cầu trong thời gian 4-5 giây và tăng lên 6 bar thì trong thời gian 5 -3 giây đều bóc sạch vỏ. Với năng suất lý thuyết của mẫu máy có giá trị từ 40-60 kg/h, với mỗi mẻ bóc khoảng 0,3 kg thì thời gian bóc không quá 20 giây/mẻ. Do đó căn cứ vào thí nghiệm trên việc sử dụng áp suất khí trong quá trình bóc vỏ lụa của máy phải duy trì áp suất dòng khí cung cấp ≥ 5 bar trong khoảng thời gian 20giây là phù hợp với điều kiện và yêu cầu về năng suất của máy.