Chương 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên cây thuốc
3.5.1. Kết quả điều tra về nguồn tài nguyên cây thuốc dùng để chữa bệnh của người Xê Đăng
Bảng 3.9. Nguồn cây thuốc dùng để chữa bệnh cho người Xê Đăng
STT Nguồn cây thuốc Số người Tỷ lệ %
1 Trong vườn nhà 20 28,6
2 Thu hái từ rừng 39 55,7
3 Mua ở tiệm thuốc Nam, thuốc Bắc 0 0
4 Ý kiến khác 11 15,7
Hình 3.5. Biểu đồ nguồn cây thuốc dùng để chữa bệnh của người Xê Đăng
55.7%
28.6%
0.0%
15.7% Thu hái từ rừng
Trong vườn nhà Mua ở tiệm thuốc Nam, thuốc Bắc Ý kiến khác
Qua bảng và biểu đồ nhận thấy nguồn tài nguyên cây thuốc người Xê Đăng sử dụng thu hái từ rừng là chủ yếu chiếm đến 55,7%, một phần sẵn có trong vườn (28,6%), và 15,7% có ý kiến khác nhƣ đƣợc cho tặng, đƣợc cấp của cơ quan xã,…
Do đời sống kinh tế thấp, điều kiện đi lại khó khăn trong khi đó nguồn thuốc men dự phòng của cơ quan Y tế xã không đủ cung cấp. Vì thế, đa số người dân ở đây đều lên rừng để tìm kiếm cây thuốc. Đó chính là nguyên nhân gây áp lực lớn đối với nguồn tài nguyên trời phú này.
3.5.2. Kết quả điều tra về mục đích sử dụng tài nguyên cây thuốc của người dân
Qua kết quả điều tra về mục đích sử dụng của 70 hộ dân ở xã Trà Linh chúng tôi nhận thấy người dân nơi đây đã từ lâu biết đến việc sử dụng cây thuốc bản địa trong những mục đích khác nhau. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra chúng tôi thống kê thành kết quả nhƣ bảng 3.10
Bảng 3.10. Mục đích sử dụng nguồn tài nguyên cây thuốc của người Xê Đăng
STT Mục đích sử dụng Số người Tỷ lệ %
1 Để chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe 42 60
2 Bán lại cho người khác làm thuốc 11 15,7
3 Nghiên cứu dƣợc tính của nó 2 2,9
4 Một phần chữa bệnh, một phần để trồng
9 12,9
5 Đem về nhà trồng 6 8.5
6 Mục đích khác 0 0
Qua kết quả phân tích ở bảng nhận thấy đa số người dân trong xã đều sử dụng với mục đích chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe. Theo thống kê thì có đến 60% người sử dụng. Bên cạnh đó, còn một số hộ dân, đặt biệt là những thầy lang, bà mế vào rừng hái thuốc để bán lại cho người khác chữa bệnh (chiếm 15,7%). Hoặc cũng có một số người ngoài mục đích dùng để chữa bệnh còn đem trồng với những cây thuốc không sẵn có ở rừng nhƣ: Rẻ quạt, Địa liền, Bạch đồng tử, Ngải cứu,…(chiếm 12,9%). Mặt khác, thiên nhiên ban tặng và điều kiện khí hậu thuận lợi cho sự phát triển của một số loài như: sâm Ngọc Linh (Sâm K5), Đương quy (Sâm Quy) là
những cây thuốc quý hiếm, nên một số người đã nghiên cứu dược tính của nó (chiếm 2,9%).
Như vậy, người dân ở đây hầu như chỉ khai thác nguồn tài nguyên cây thuốc mà không trồng lại. Vấn đề đặt ra ở đây là liệu trong một tương lại không xa thì nguồn tài nguyên tái sinh này có thể cạn kiệt hay không, có đủ cung cấp cho người dân ở đây hay không chƣa nói đến ở những nơi khác. Cũng chính vì lí do đó mà một số loài trở nên khan hiếm như Nữ lang, Thạch xương bồ,.. và trong tương lai sẽ là những loài Cà gai leo, Thiên niên kiện,…
3.5.3. Kết quả điều tra về thái độ của người dân đối với nguồn tài nguyên cây thuốc
Bảng 3.11. Thái độ của người Xê Đăng đối với nguồn tài nguyên cây thuốc
STT Thái độ của người dân
Số người
Độ tuổi (đơn vị: tuổi)
20 - 40 41 – 50 51 – 70 71 trở lên
1 Có quan tâm nhƣng ít 18 5 7 3 3
2 Quan tâm nhiều 32 5 7 11 9
3 Quan tâm rất nhiều 11 0 3 6 2
4 Không quan tâm 9 7 2 0 0
Từ bảng 3.11 chúng tôi nhận thấy rằng, tỷ lệ người dân quan tâm đến cây thuốc rất cao 61 trong tổng số 70 người điều tra (chiếm 87,1%). Điều này rất thuận lợi cho công tác bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc. Trong quá trình điều tra chúng tôi đi sâu hơn về thái độ của người dân trong từng độ tuổi khác nhau. Kết quả điều tra thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
- Trong 100% ý kiến “Có quan tâm nhƣng ít” thì độ tuổi từ 20 – 40 chiếm 27,8%, độ tuổi 41 – 50 chiếm 38,9% còn lại 16,5% rơi vào độ tuổi 50 trở lên.
- Trong ý kiến “Quan tâm nhiều” thì độ tuổi từ 20 – 40 chiếm 15,6%, độ tuổi 41 – 50 chiếm 21,9% còn lại 62,5% rơi vào độ tuổi 50 trở lên.
- Đối với ý kiến “Quan tâm rất nhiều” thì độ tuổi từ 20 – 40 chiếm 0%, độ tuổi 41 – 50 chiếm 27,3% còn lại 72,7% rơi vào độ tuổi 50 trở lên.
- Trong khi đó, những người không quan tâm đến cây thuốc hầu hết đều là những người trẻ tuổi từ 20 – 40 tuổi chiếm 77,8% và 22,2% ở độ tuổi 41-50.
Như vậy mặc dù người dân bản địa quan tâm đến nguồn tài nguyên cây thuốc nhưng hầu hết kiến thức và sự quan tâm này đều tập trung chủ yếu ở những người cao tuổi. Với phong tục tập quán bảo thủ và lạc hậu đa số những người có vốn tri thức này đều “Giấu nghề” họ cho rằng đó là nghề “Gia truyền” của tổ tông. Vì thế, họ chỉ truyền đạt những hiểu biết này cho con cháu trong nhà. Do đƣợc truyền miệng nên có khi nguồn kiến thức này bị thay đổi đi chút ít. Trong khi đó, sự tràn lan của thuốc tây trên thị trường với ưu điểm nhanh, tiện lợi làm cho giới trẻ ngày nay phần lớn đều sử dụng. Họ không muốn học cách sử dụng, chế biến thuốc nam.
Đây chính là nguyên nhân làm cho nguồn kiến thức về cây thuốc bị xuyên tạc, mai một dần theo thời gian.
Do đó việc ghi chép, lưu trữ, bảo vệ và phát triển nguồn kiến thức về tài nguyên cây thuốc bản địa để truyền đạt cho con cháu đời sau là điều cần thiết.
3.5.4. Một số nguyên nhân khác
Bên cạnh những nguyên nhân trên thì do người dân nơi đây còn nghèo, cùng với những tác động do thiên tai và việc phát triển nông nghiệp, phát rừng, đốt rừng làm rẫy đã tác động đến nguồn dược liệu nơi đây. Bởi cái nghèo ấy người ta đã khai thác quá mức ở tự nhiên, khai thác không hợp lí. Người dân khai thác nguồn dược liệu ở đây chủ yếu khai thác bộ phận thân, rễ trong khi đó lại không có mục đích trồng lại là nguyên nhân dẫn đến nguồn tài nguyên cây thuốc cạn kiệt một cách nhanh chóng.
Hơn nữa tri thức bản địa của người dân sẽ ngày càng bị mai một, nhiều bài thuốc sẽ bị biến mất khi tầng lớp thanh thiếu niên ngày càng lười học, không quan tâm về cây thuốc và những người có kinh nghiệm vẫn tiếp tục bảo thủ, giấu nghề.
3.6. Đề xuất biện pháp bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc