Đa dạng về sự phân bố các loài cây thuốc theo sinh cảnh

Một phần của tài liệu Điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc qua tri thức bản địa của cộng đồng người Xê Đăng tại xã Trà Linh huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam. (Trang 48 - 50)

Chƣơng 3 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.2. Phân tích sự đa dạng của cây thuốc do ngƣời Xê Đăng sử dụng tại xã Trà Linh,

3.2.3. Đa dạng về sự phân bố các loài cây thuốc theo sinh cảnh

Mỗi loại cây thuốc khác nhau thích nghi với điều kiện sống khác nhau. Chúng có điều kiện sống rất phong phú và phức tạp: có những cây sống ở trên đá, ven suối, ven ruộng, trên núi cao, trong vách núi, rừng tự nhiên, rừng trồng hay có những cây có lối sống thích nghi khắp nơi.

Căn cứ vào thảm thực vật và địa hình, chúng tơi tạm chia khu vực nghiên cứu thành 6 kiểu sinh cảnh với sự kí hiệu nhƣ sau:

R : Sinh cảnh rừng tự nhiên Rt: Sinh cảnh rừng trồng

B : Sinh cảnh trảng cây bụi, trảng cỏ V : Sinh cảnh vƣờn nhà

S : Sinh cảnh ven suối D: Sinh cảnh đồng ruộng

Kết quả điều tra sự phân bố của cây thuốc ở xã Trà Linh đƣợc tổng hợp ở bảng 3.5 và hình 3.3

Bảng 3.5. Sự phân bố các loài cây thuốc theo sinh cảnh

STT Sinh cảnh Số loài Tỷ lệ % so với tổng số loài

1 Sinh cảnh rừng tự nhiên 49 54,4

2 Sinh cảnh rừng trồng 15 16,7

3 Sinh cảnh trảng cây bụi, trảng cỏ 30 33,3

4 Sinh cảnh vƣờn nhà 42 46,7

5 Sinh cảnh ven suối 7 7,8

Hình 3.3. Biểu đồ sự phân bố cây thuốc theo sinh cảnh

Qua số liệu chúng tôi nhận thấy sự phân bố khơng đều của các lồi cây thuốc khác nhau trên các sinh cảnh khác nhau. Cây thuốc tập trung nhiều nhất ở sinh cảnh rừng tự nhiên với 49 loài (chiếm 54,4%). Đây cũng là một thuận lợi nhƣng cũng là một khó khăn rất lớn do hiện nay diện tích rừng ngày càng thu hẹp bởi nhiều nguyên nhân. Vì thế cần phải có biện pháp hữu hiệu để bảo tồn và phát triển nguồn dƣợc liệu này. Thứ 2 là sinh cảnh vƣờn nhà với 42 loài (chiếm 46,7%). Tiếp đến thứ 3 là sinh cảnh trảng cây bụi, trảng cỏ với 30 loài (chiếm 33,3%). Sinh cảnh rừng trồng chiếm 16,7% với 15 loài, sinh cảnh ven suối với 7 loài (chiếm 7,8 %). Cuối là sinh cảnh đồng ruộng với 2 loài (chiếm 2,2% ).

Đặc biệt, đối với các lồi cây thuốc có trong sinh cảnh rừng trồng có tuổi thọ rất ngắn bởi sau khi khai thác ngƣời dân sẽ đốt trồng vụ khác. Do đó cần phải nghiên cứu, lập kế hoạch để bảo tồn và phát triển các loài cây thuốc này tại nhà hoặc vƣờn thuốc nam của xã. Đối với các lồi cây thuốc trong vƣờn nhà thì đa số các lồi này là các cây mọc hoang ngƣời dân thì lại khơng có ý thức chăm sóc mà chỉ khai thác. Vì thế, cần quán triệt công tác bảo tồn để tránh làm mất đi nguồn dƣợc liệu tự nhiên này.

Một phần của tài liệu Điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc qua tri thức bản địa của cộng đồng người Xê Đăng tại xã Trà Linh huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam. (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)