Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc qua tri thức bản địa của cộng đồng người Xê Đăng tại xã Trà Linh huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam. (Trang 26 - 29)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.5.1. Phƣơng pháp phỏng vấn

a. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp

Đối tƣợng chúng tôi chọn phỏng vấn là những ngƣời già, ngƣời lớn tuổi có kinh nghiệm trong sử dụng cây thuốc , những ngƣời đi rừng nhiều.

b. Phương pháp phỏng vấn bằng phiếu

Ngoài phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp chúng tơi cịn sử dụng phiếu điều tra để phỏng vấn. Đối tƣợng phỏng vấn cũng chính những ngƣời dân ở xã Trà Linh. Mà đặc biệt

hơn đó là những ngƣời đi hái thuốc, ông lang bà mế để điều tra thành phần lồi, bộ phận sử dụng, cơng dụng và vùng phân bố cây thuốc ở đây.

2.5.2. Phƣơng pháp khảo sát thực địa

a. Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa

- Khảo sát tổng thể để xác định các tuyến nghiên cứu và tiến hành thu mẫu theo các tuyến đó.

- Các tuyến nghiên cứu:

+ Tuyến 1: Tuyến trạm y tế xã Trà Linh và dân cƣ xung quanh (Thôn1) + Tuyến 2: Tuyến đƣờng vào rừng của thôn 2

+ Tuyến 3: Tuyến đƣờng vào rừng của thôn 4

- Dụng cụ thu mẫu: Cặp thực địa, sổ ghi chép, bút chì, thƣớc (nếu có), nhãn ghi số hiệu, kéo cắt dây, máy ảnh, miếng vải màu đen hoặc trắng.

- Nguyên tắc thu mẫu:

+ Chọn mẫu thật đẹp. Mỗi mẫu đều phải có đầy đủ bộ phận, nhất là cành, lá, cùng hoa, quả hay cả cây đối với các loài cây thảo.

+ Có thể lấy nhiều mẫu của cùng một cây để thuận tiện cho việc phân loại. + Các mẫu thu trên cùng một loại cây thì đánh cùng một số hiệu.

+ Ghi chép ngay các đặc điểm dễ nhận biết ngoài thiên nhiên, nhất là các đặc điểm dễ mất khi khô (đặc điểm hoa, quả…). Đồng thời ghi chép tên cây theo tiếng địa phƣơng mà ngƣời dân đã gọi và nơi phân bố của chúng.

+ Đặt mẫu vào giữa một tờ báo rồi xếp vào cặp gỗ sau đó đem đi xử lí.

b. Phương pháp xử lí và bảo quản mẫu

- Mang mẫu về chúng tôi tiến hành xử lý ngay. Rửa sạch, cắt tỉa lại cho đẹp và phù hợp kích thƣớc, rồi kẹp vào giữa tờ báo gấp đơi, sao cho có thể thấy tất cả các bộ phận, đặc điểm có ở trên mẫu cây, đối với lá thì phải xếp để quan sát đƣợc cả 2 mặt.

- Xếp khoảng 10 – 15 mẫu lại với nhau rồi dùng cặp gỗ buộc lại, lấy vật nặng ép xuống.

- Phơi nắng các bó mẫu, thay báo 2 giờ 1 lần cho đến khi khô. Những ngày đầu tiên phải thƣờng xuyên thay giấy báo để mẫu không bị hƣ hại.Và cần tránh những nguyên

nhân làm hƣ mẫu nhƣ thời tiết hoặc sâu mọt. Nếu mẫu khơng tốt thì phải tiến hành đi nhiều lần để lấy thêm mẫu khác.

- Để bảo quản mẫu đƣợc lâu, sau khi mẫu khô sẽ đƣợc xử lí bằng cồn 900 và đồng sunphat để ngăn ngừa nấm mốc. Đổ cồn 900 vào một chậu men rộng, hòa tan CuSO4 vào cho đến khi dung dịch bão hòa.Cho mẫu cây vào ngâm trong thời gian 5 – 10 phút rồi đem sấy lại cho đến khô.

- Lên tiêu bản: Mẫu đƣợc đính trên giấy Croqui cỡ 29 x 41 cm, chú ý cách sắp xếp mẫu cho đẹp và có dán nhãn ở một góc phía bên dƣới về bên tay phải.

c. Phương pháp giám định tên cây thuốc

- Phƣơng pháp so sánh hình thái.

- Trong quá trình giám định, sử dụng khóa phân loại của Phạm Hoàng Hộ (1991, 1992, 1993), “Từ điển cây thuốc Việt Nam” – Võ Văn Chi, “Danh mục các loài thực vật

Việt Nam” ( 2003, 2005). Ngồi ra cịn tra cứu tham khảo thêm: “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi (2006)

d. Phương pháp lập danh mục

- Danh mục đƣợc sắp theo từng chi, từng họ theo cách sắp xếp của Brummitt (1992)

- Trật tự các loài thực vật trong phạm vi từng chi, các chi trong từng họ đƣợc sắp xếp theo trật tự A, B, C …

- Danh mục lập theo cơ sở mẫu vật thu thập đƣợc đồng thời tham khảo đối chiếu với tài liệu sau:

+ Phạm Hoàng Hộ (1991 – 1993) trong tập “Cây cỏ Việt Nam” gồm 6 tập. + “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi (2006).

2.5.3. Phƣơng pháp xử lí số liệu

Một phần của tài liệu Điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc qua tri thức bản địa của cộng đồng người Xê Đăng tại xã Trà Linh huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam. (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)