CAO TRÌNH SAN NỀN CHO CÁC MỤC ĐÍCH KHÁC NHAU CỦA ĐÔ THỊ

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự ảnh hưởng của hồ điều hòa nước mưa đến cao độ san nền hợp lý của đô thị thanh trì (Trang 35 - 38)

1.4.1. Quy hoạch chiều cao khu đất dân dụng

Khu đất dân dụng bao gồm khu trung tâm, khu nhà ở và công trình công cộng.

Thông thường khu nhà ở và khu các công trình công cộng đan xen vào nhau. Khu trung tâm, khu công cộng có yêu cầu cao hơn khu dân dụng về sự thuận lợi của nền xây dựng nhưng trong cuốn sách này chỉ nêu nguyên tắc chung quy hoạch chiều cao khu dân dụng.

a. Nhiệm vụ quy hoạch chiều cao khu dân dụng

Khu ở là bộ phận chức năng quan trọng của đô thị. Trong khu ở còn có các công trình công cộng nhằm phục vụ dân cư đô thị có đường nội bộ, có sân chơi….Khu dân dụng có những đặc điểm và yêu cầu thiết kế riêng cho nên công tác quy hoạch chiều cao cũng cần có giải pháp thích hợp làm cho bề mặt địa hình thiết kế thỏa mãn yêu cầu sinh hoạt của dân cư, đó là một trong những tiện nghi của khu dân dụng.

Nhiệm vụ cơ bản của công tác thiết kế quy hoạch chiều cao khu đất dân dụng là tạo bề mặt địa hình thiết kế thuận lợi cho mọi sinh hoạt (ăn ở, đi lại) của dân cư, không bị ngập lụt, có độ cao và hướng dốc hợp lý (bảo đảm thoát nước tốt), thỏa mãn yêu cầu bố trí kiến trúc, hệ thống kỹ thuật đô thị với chất lượng cao nhất trong điều kiện có thể.

b. Nguyên tắc thiết kế quy hoạch chiều cao khu dân dụng

Khi thiết kế quy hoạch chiều cao khu ở cần chú ý một số nguyên tắc sau:

- Bảo đảm thuận lợi, an toàn cho sự đi lại của người và xe cộ.

- Bám sát địa hình tự nhiên

Bản thân địa hình tự nhiên ở trạng thái cân bằng, do vậy nên tránh sự mất cân bằng tự nhiên hoặc chỉ can thiệp khi thấy thật sự cần thiết. Nguyên tắc này chỉ ra một số ưu điểm là:

+ Cho phép đặt móng công trình là nền đất tự nhiên (nguyên thổ) nhằm tăng cường sự ổn định của nền móng công trình và giảm giá thành xây dựng.

+ Khối lượng công tác đất (đào, đắp, vận chuyển) là ít và dễ đảm bảo cân bằng đào đắp.

+ Giữ lại lớp đất màu tự nhiên để trồng cây xanh cho khu dân dụng.

- Cao độ và độ dốc thiết kế hợp lý để thoát nước mặt nhanh chóng theo nguyên tắc tự chảy.

- Giai đoạn thiết kế trước chỉ đạo và khống chế giai đoạn thiết kế sau.

c. Hình thức thiết kế quy hoạch chiều cao khu dân dụng

Quy hoạch chiều cao khu dân dụng bao gồm các bộ phận cơ bản như: mạng lưới đường, nền khu xây dựng và sân bãi.

1.4.2. Quy hoạch chiều cao khu đất cây xanh

Khu đất cây xanh là một bộ phận của đô thị. Cây xanh tạo cảnh quan môi trường, cải tạo điều kiện vi khí hậu, nối liền môi trường nhân tạo và môi trường tự nhiên… Ngoài cây xanh được trồng xen lẫn trong khu ở, khu công trình công cộng, khu công nghiệp, đường phố thì khu cây xanh tập trung (vườn hoa, công viên, lâm viên…) có vai trò quan trọng trong đô thị. Vì vậy, cần có giải pháp thích hợp khi quy hoạch chiều cao khu đất cây xanh tập trung.

1.4.3. Quy hoạch chiều cao khu đất xây dựng cải tạo

Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, ngoài việc xây dựng những đô thị mới, người ta còn cải tạo và phát triển đô thị cũ. Thiết kế quy hoạch chiều cao đô thị cải tạo là một nhiệm vụ thường xuất hiện trong thực tế. Với đô thị cải tạo thì có 2 trường hợp thường gặp: khu mở rộng đô thị và khu đô thị cũ.

a. Thiết kế quy hoạch chiều cao khu mở rộng đô thị

Khu đô thị mở rộng được thiết kế giống như khi thiết kế quy hoạch chiều cao những đô thị mới nhằm đáp ứng những yêu cầu mới. Tuy vậy khi thiết kế cần chú ý giải quyết mối liên hệ về mặt địa hình thiết kế giữa khu đô thị cũ và khu đô thị mở rộng. Đó là:

- Địa hình thiết kế khu mở rộng không làm ảnh hưởng xấu (về mặt thoát nước, giao thông, môi trường…) đến khu vực đô thị cũ và vùng lân cận.

- Độ dốc, độ cao đường khu mới mở rộng và khu đô thị cũ phải đảm bảo liên tục và êm thuận. Nếu giữa 2 khu này có sự chuyển đổi cao độ, chuyển đổi độ dốc, hướng dốc thì cần có vùng quá độ để tạo sự uyển chuyển, hài hào giữa địa hình khu

đô thị cũ và địa hình (thiết kế) khu đô thị mới.

b. Thiết kế quy hoạch chiều cao khu đô thị cũ cải tạo

Căn cứ vào nhiệm vụ cải tạo đô thị mà quy hoạch chiều cao lựa chọn giải pháp thích hợp. Thông thường ở đô thị cũ không thể tiến hành san lấp như khu chưa xây dựng bởi vì ở đây đã có các công trình xây dựng. Việc thiết kế quy hoạch chiều cao khu đô thị cũ chủ yếu là chọn giải pháp san lấp cục bộ (vi chỉnh địa hình) ở một số công trình có thể như: đường, sân bãi, vườn, công viên… nhưng không ảnh hưởng xấu đến khu vực phụ cận.

Trường hợp khu đô thị cũ hay bị úng ngập thì nên chọn giải pháp cải tạo hệ thống thoát nước và không nên chọn phương án quy hoạch chiều cao. Chỉ nên cải tạo địa hình trong trường hợp bức xúc, trường hợp địa hình cũ gây cản trở lớn cho các hoạt động đô thị.

Tóm lại: thiết kế quy hoạch chiều cao khu đất xây dựng các khu chức năng đô thị (nhà ở, công trình công cộng, công nghiệp, kho tàng, cây xanh…) cần thỏa mãn các yêu cầu về kỹ thuật xây dựng (chống ngập lụt, đi lại thuận tiện, thoát nước mưa nhanh…) và cần thỏa mãn yêu cầu kiến trúc, cảnh quan, môi trường đô thị.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự ảnh hưởng của hồ điều hòa nước mưa đến cao độ san nền hợp lý của đô thị thanh trì (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)