Để biểu diễn địa hình người ta có thể dùng phương pháp mặt cắt bao gồm: mặt cắt dọc và mặt cắt ngang.
Phương pháp thiết kế quy hoạch chiều cao dựa vào mặt cắt thực chất là biểu diễn địa hình tự nhiên và địa hình thiết kế trên mặt cắt. Điều đó có nghĩa là trên mỗi mặt cắt có biểu diễn cả địa hình tự nhiên và địa hình thiết kế
Các bước tiến hành như sau: - Bố trí các mặt cắt.
Vị trí của mặt cắt dọc thường được chọn song song với trục chính (trên mặt bằng) của cơng trình. Mỗi cơng trình có thể có nhiều mặt cắt dọc. Trong các mặt cắt dọc nên bố trí một mặt cắt trùng với trục chính của cơng trình. Khoảng cách các mặt cắt dọc phụ thuộc vào độ phức tạp của địa hình, u cầu độ chính xác thiết kế và phụ thuộc đặc điểm của cơng trình.
Vị trí của mặt cắt ngang thường chọn vng góc với mặt cắt dọc (trên mặt bằng). Khoảng cách các mặt cắt ngang cũng phụ thuộc vào mức độ phức tạp của địa hình, độ chính xác u cầu trong thiết kế và đặc điểm của cơng trình.
Vị trí các mặt cắt dọc và mặt cắt ngang thường tạo thành lưới ô vuông (hay chữ nhật) với cạnh ô vuông là L (m).
Giai đoạn thiết kế quy hoạch chung: thường ít sử dụng phương pháp này. Giai đoạn quy hoạch chi tiết: có thể sử dụng phương pháp này. Khi địa hình khơng phức tạp thì L = 100m ÷ 200m. Với địa hình phức tạp thì L = 50m hay 40m.
10m. Bởi vì ở giai đoạn này yêu cầu độ chính xác cao hơn các giai đoạn trước. - Xác định vị trí các mặt cắt.
Vị trí mỗi mặt cắt được xác định bởi các điểm chi tiết (các cọc). Vị trí của các cọc này cần đặc trưng cho địa hình tự nhiên và địa hình thiết kế. Điều đó có nghĩa là tại những điểm địa hình tự nhiên và địa hình thiết kế thay đổi (chuyển hướng dốc, chuyển độ dốc) thì cần có điểm chi tiết. Trong trường hợp địa hình khơng phức tạp (dốc đều) thì các cọc cách đều nhau một khoảng là L (m) và thêm các cọc phụ khi có địa hình thay đổi.
Hình 1-6: Thiết kế quy hoạch chiều cao bằng phương pháp mặt cắt
a) Mặt cắt dọc đường phố; b) Mặt cắt ngang tại cọc D3; c) Khu đất xây dựng được thiết kế quy hoạch chiều cao theo các mặt cắt 1,2,3,4,5,6,7 và a,b,c,d,e,f
Vị trí các cọc chính và phụ của mặt cắt được xác định bằng hai phương pháp: trên bản đồ địa hình và ngồi thực địa.
+ Xác định mặt cắt trên bản đồ địa hình (ứng dụng khi quy hoạch ơ đất xây dựng, khi yêu cầu độ chính xác khơng cao).
Xác định vị trí tim mặt cắt (trùng với tim cơng trình, song song hay vng góc với trục chính…). Trên mặt cắt này đo và xác định vị trí các cọc chính cách đều nhau một khoảng L (m) và các điểm đặc biệt của cơng trình (điểm chuyển hướng của cơng trình trên mặt bằng, trên mặt đường…).
Ngồi ra trên mặt cắt, tìm những điểm có địa hình thay đổi, những điểm có khe cạn, sơng, suối, gị cao… để làm cọc phụ. Tóm lại, các yếu tố về tọa độ (một cực), độ cao của các điểm chi tiết được xác định trên bản đồ.
+ Xác định mặt cắt trên mặt đất (ứng dụng khi thiết kế đường sá) khi yêu cầu độ chính xác cao. Xem hình 1-25.
Hình 1-7: Cắm cọc phụ khi địa hình đi qua có những điểm đặc biệt
Vị trí các cọc chính và cọc phụ cũng biểu diễn những điểm có đặc tính như trên nhưng để xác định nó người ta tiến hành xác định sơ bộ trên bản đồ, sau đó đo đạc và cắm cọc chính phụ ở thực địa và cuối cùng là đo lại vị trí, cao độ các điểm đó ở mặt cắt để biểu diễn địa hình tự nhiên trên các mặt cắt.
- Vẽ mặt cắt:
Trên lưới mặt cắt thể hiện: cao độ thiên nhiên, cao độ thiết kế và cao độ thi công của từng cọc, khoảng cách, độ dốc của tuyến thiết kế, tên cọc…
- Tính khối lượng đào đắp đất.
+ Tại mỗi mặt cắt ngang tính diện tích tiết diện đào và đắp dựa vào cao độ thi công và khoảng cách các cọc.
FRiR = hRtcR.LRiR (3-3) Trong đó:
hRtcR – cao độ thi cơng (đào hoặc đắp đất) trung bình trên mặt cắt ngang. LRiR – chiều rộng mặt cắt ngang thứ i
+ Khối lượng đào đắp đất nằm ở giữa 2 mặt cắt ngang liên tiếp được tính như sau: VRnR = i i i L F F 2 1 + + (3-4) Trong đó:
FRiR – diện tích đào hoặc đắp ở mặt cắt ngang thứ i FRi+1 R – diện tích đào hoặc đắp ở mặt cắt ngang thứ i + 1 LRiR – khoảng cách giữa 2 mặt cắt ngang i và i +1
VRnR – khối lượng đất đào hoặc đắp ở khoảng giữa 2 mặt cắt ngang i và i + 1.