PHÂN TÍCH ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG HỒ 1. Trường hợp không xây dựng hồ

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự ảnh hưởng của hồ điều hòa nước mưa đến cao độ san nền hợp lý của đô thị thanh trì (Trang 129 - 132)

Với trường hợp này tình trạng ngập úng xảy ra trên diện rộng với thời gian ngập lớn nên để khắc phục cần mở rộng thêm kích thước hệ thống kênh, trạm bơm và công trình trên kênh. Để đảm bảo đúng tiêu chuẩn tiêu đô thị là mưa đến đâu tiêu hết đến đó thì quy mô hệ thống kênh và trạm bơm rất lớn, kinh phí tăng thêm sẽ lớn hơn so với xây dựng hồ điều hòa rất nhiều.

Mặc dù không mất đất xây dựng hồ nhưng phải mất nhiều diện tích để mở rộng hệ thống kênh, đường cống và trạm bơm.

Như vậy phương án không xây dựng hồ chỉ nên áp dụng cho đô thị có diện tích nhỏ, việc giải phóng mặt bằng phức tạp. VD: Tokyo của Nhật bản…

3.7.2. Trường hợp diện tích hồ 25ha

Diện tích hồ điều hoà 25ha đã được phê duyệt trong quy hoạch sử dụng đất huyện Thanh Trì. Phương án này có tính khả thi cao nhất vì đã được cấp, các ngành xem xét và tính toán. Nhưng kết quả tính toán cho thấy còn nhiều điểm ngập cần phải nâng cao độ san nền để đảm bảo chống ngập. Phương án này chỉ phù hợp khi lưu vực của Yên Sở không chuyển nước sang lưu vực của trạm bơm Đông Mỹ, khi đáp ứng đủ lưu lượng trạm bơm và hệ thống kênh như số liệu đầu vào, mưa tiêu 10%. Khi lượng mưa lớn hơn thì chắc chắn không đảm bảo, trong điều kiện biến đổi như hiện nay thì việc chọn phương án này sẽ không đáp ứng được trong tương lai.

3.7.3. Trường hợp diện tích hồ 50ha

Với phương án này tỷ lệ hồ điều hòa mới chỉ chiếm 2,5% trên tổng diện tích đô thị nghiên cứu, theo kết quả tính toán cần nâng cao trình san nền trung bình thêm 1,825m so với hiện trạng. Kết quả tính toán cho thấy số điểm ngập 35 nút trên tổng số 238 nút, thời gian ngập của các nút từ 4 đến 6giờ.

Xét tính khả thi để xây dựng hồ: Vùng nghiên cứu còn nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp, vùng trũng nuôi trồng thủy sản và một loạt các hồ dọc đê sông Hồng,

tổng diện tích trên khoảng 100ha. Việc xây dựng hồ sẽ gặp thuận lợi do không phải đền bù nhà cửa, không tái định cư…

3.7.4. Trường hợp diện tích hồ lớn hơn 100ha

Để xây dựng tổng diện tích hồ trên 100ha với vùng đất đang đô thị hóa thì kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng lớn, nhưng đổi lại kinh phí xây dựng hệ thống kênh và công trình đầu mối sẽ giảm xuống. Khi diện tích hồ lớn có thể tăng các nguồn thu từ các dịch vụ liên quan đến hồ: thủy sản, du lịch, dịch vụ vui chơi giải trí…

Hơn nữa có thể hỗ trợ tiêu cho vùng nội thành bằng việc liên thông với hồ Yên Sở, trong điều kiện biến đổi khí hậu khiến các trận mưa với cường độ lớn xuất hiện ngày càng nhiều thì diện tích hồ lớn sẽ điều tiết một lượng lớn nước mưa và hạn chế ngập úng cho khu vực.

3.7.5 Đề xuất lựa chon diện tích hồ cho vùng nghiên cứu

Từ 5 phương án hồ điều hòa đã xem xét kể trên cho thấy, diện tích hồ điều hòa lớn sẽ có lợi về mặt thoát nước, cao trình san nền sẽ giảm từ đó làm giảm chi phí để xây dựng các khu đô thị. Tuy nhiên nếu diện tích hồ lớn quá thi chi phí xây dựng hồ lớn trong khi chi phí để san nền lại giảm không nhiều, hoạc không giảm, do không có ngập nên không phải san nền. Dự vào biểu đồ quan hệ ở trên đồng thời xét đến các yếu tố khách quan như diện tích đất để xây dựng hồ, chi phí giải phóng mặt bằng, tác giả đề xuất chọn phương án xây dựng hồ với quy mô là từ 50-100ha.

Chương IV

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. KẾT LUẬN

Xác định cao độ san nền cho đô thị là một vấn đề phức tạp mang tính thời sự.

Đất nước đang trong quá trình phát triển thì nhu cầu về mở rộng, xây dựng mới đô thị là rất cao, thêm vào đó biến đổi khi hậu khiến thời tiết có những thay đổi theo chiều hướng cực đoan đòi hỏi phải xác định cao trình san nền để đảm bảo đồng thời điều kiện kinh tế và kỹ thuật. Tác giả xem xét vấn đề cao độ san nền trong lưu vực tiêu của trạm bơm Đông Mỹ vói lý do đây là vùng có tốc độ đô thị hóa cao, cao độ mặt đất hiện trạng thấp và thường xuyên úng ngập nên vấn đề xác định cao độ san nền là cấp thiết và mang tính thiết thực.

Các vấn đề lý thuyết và thực hành tính toán trong luận văn, có thể rút ra một số kết luận, đồng thời cũng là những đóng góp của luận án như sau:

1. Cao độ san nền phụ thuộc vào mực nước lớn nhất ứng với tần suất thiết kế xuất hiện tại vị trí tính toán. Mực nước tại các nút phụ thuộc vào lượng mưa rơi tại lưu vực nút phụ trách, lượng nước từ lưu vực khác chảy vào và khả năng thoát ra khỏi nút đó. Luận án đã sử dụng mô hình SWMM là phù hợp được áp dụng cho tiêu đô thị ở Việt Nam, có thể phân tích kỹ xác định xác định quá trình diễn biến mực nước trên hệ thống ứng với các kịch bản diện tích hồ điều hòa từ đó chọn được mực nước lớn nhất đề xác định cao độ san nền. Đây là phương pháp tiên tiến được chính phủ Mỹ thực hiện trong việc vận hành hệ thống tiêu trong thành phố, mô hình xem xét đầy đủ đặc trưng vật lý của dòng chảy đô thị.

2. Kết quả tớnh toỏn thể hiện rừ quan hệ giữa quy mụ diện tớch của hồ điều hũa và cao độ san nền là quan hệ nghịch biến, các cơ quan chức năng có thể tham khảo kết quả tính toán trong việc đưa ra những chính sách phù hợp về quy hoạch đô thị, quy hoạch sử dụng đất.

3. Bài toán phù hợp cho công việc thiết kế, quy hoạch nhưng cũng có thể sử dụng trong khâu dự báo ngập lụt đô thị với những hệ thống tiêu đã có.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự ảnh hưởng của hồ điều hòa nước mưa đến cao độ san nền hợp lý của đô thị thanh trì (Trang 129 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)