KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự ảnh hưởng của hồ điều hòa nước mưa đến cao độ san nền hợp lý của đô thị thanh trì (Trang 131 - 133)

- Chiều dài sông từ Hà Nội đến Đông Mỹ LR HNĐM R= 15.70 0m Độ dốc đường mặt nước trung bình i = 6,25×10P

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 KẾT LUẬN

4.1. KẾT LUẬN

Xác định cao độ san nền cho đơ thị là một vấn đề phức tạp mang tính thời sự. Đất nước đang trong quá trình phát triển thì nhu cầu về mở rộng, xây dựng mới đơ thị là rất cao, thêm vào đó biến đổi khi hậu khiến thời tiết có những thay đổi theo chiều hướng cực đoan địi hỏi phải xác định cao trình san nền để đảm bảo đồng thời điều kiện kinh tế và kỹ thuật. Tác giả xem xét vấn đề cao độ san nền trong lưu vực tiêu của trạm bơm Đơng Mỹ vói lý do đây là vùng có tốc độ đơ thị hóa cao, cao độ mặt đất hiện trạng thấp và thường xuyên úng ngập nên vấn đề xác định cao độ san nền là cấp thiết và mang tính thiết thực.

Các vấn đề lý thuyết và thực hành tính tốn trong luận văn, có thể rút ra một số kết luận, đồng thời cũng là những đóng góp của luận án như sau:

1. Cao độ san nền phụ thuộc vào mực nước lớn nhất ứng với tần suất thiết kế xuất hiện tại vị trí tính tốn. Mực nước tại các nút phụ thuộc vào lượng mưa rơi tại lưu vực nút phụ trách, lượng nước từ lưu vực khác chảy vào và khả năng thốt ra khỏi nút đó. Luận án đã sử dụng mơ hình SWMM là phù hợp được áp dụng cho tiêu đơ thị ở Việt Nam, có thể phân tích kỹ xác định xác định q trình diễn biến mực nước trên hệ thống ứng với các kịch bản diện tích hồ điều hịa từ đó chọn được mực nước lớn nhất đề xác định cao độ san nền. Đây là phương pháp tiên tiến được chính phủ Mỹ thực hiện trong việc vận hành hệ thống tiêu trong thành phố, mơ hình xem xét đầy đủ đặc trưng vật lý của dịng chảy đơ thị.

2. Kết quả tính tốn thể hiện rõ quan hệ giữa quy mơ diện tích của hồ điều hịa và cao độ san nền là quan hệ nghịch biến, các cơ quan chức năng có thể tham khảo kết quả tính tốn trong việc đưa ra những chính sách phù hợp về quy hoạch đô thị, quy hoạch sử dụng đất.

3. Bài tốn phù hợp cho cơng việc thiết kế, quy hoạch nhưng cũng có thể sử dụng trong khâu dự báo ngập lụt đô thị với những hệ thống tiêu đã có.

4.2. KIẾN NGHỊ

Trên cơ sở các công việc đã thực hiện trong thời gian làm luận văn, tác giả mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau:

1. Để đảm bảo chính xác trong tính tốn cần xác định lại một số thơng số tính tốn như hệ số nhám, hệ số thấm, tỷ lệ diện tích thấm và khơng thấm, mức độ chịu ngập cho diện tích thấm và khơng thấm… Việc làm này cần rất nhiều thời gian và cơng sức.

2. Diện tích hồ càng lớn thì khả năng điều tiết nước càng tốt và cao độ san nền càng thấp nhưng trong tính tốn cụ thể cần xem xét tính khả thi của phương án, về kinh tế, môi trường và mỹ quan, tầm nhìn lâu dài khi đơ thị mở rộng hơn và biến đổi khí hậu.

3. Có thể áp dụng phần mềm SWMM để tính tốn cao độ san nềncho các đơ thị khác, có thể tính tốn dự báo hoặc kiểm tra sự làm việc của hệ thống tiêu đã có để đưa ra phương án nâng cấp, cải tạo hệ thống.

Với trình độ và thời gian có hạn, tác giả nghiên cứu một vùng rộng với nhiều số liệu tính tốn nên khó tránh khỏi những sai sót. Tác giả mong muốn được đóng góp được một phần rất nhỏ vào việc nghiên cứu tính tốn cao độ san nền cho vùng đang phát triển đơ thị của huyện Thanh Trì và các vùng đang phát triển đô thị khác trên cả nước.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự ảnh hưởng của hồ điều hòa nước mưa đến cao độ san nền hợp lý của đô thị thanh trì (Trang 131 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)