Sông Hồng là sông lớn, có tổng diện tích lưu vực 155.000 km² (phần lưu vực trong lãnh thổ Việt Nam là 72.800 km²). Sông dài 1.126 km, trong đó đoạn qua Hà Nội dài 100 km. Sông Hồng không chỉ là nguồn cung cấp nước chính cho hệ thống mà còn là nơi một trong những nơi nhận nước tiêu chính của vùng. Khả năng chuyển nước của sông rất lớn. Lưu lượng bình quân tháng trung bình nhiều năm thời đoạn 1956-1985 tại Sơn Tây đạt khoảng 3.560 m³/s và Hà Nội 2.710 m³/s
Mùa kiệt dài 7 tháng (tháng XI÷V). Mực nước sông trong các tháng III và IV thường xuống đến mức thấp nhất. Tại trạm Hà Nội mực nước thấp nhất xảy ra trước khi có hồ Hòa Bình là 1,73 m (3/1956), sau khi có hồ Hòa Bình là 1,47 m (20/2/2006). Lưu lượng đo được vào ngày 09/5/1960 chỉ có 350 m³/s.
Bảng 3.9. Mực nước thấp nhất sông Hồng tại Hà Nội (cm)
Năm Mực
nước Ngày Năm Mực
nước Ngày Năm Mực
nước Ngày 1961 254 2/IV 1981 239 1/III 2001 238 30/II 1962 238 25/III 1982 252 23/III 2002 257 17/II 1963 188 25/IV 1983 234 21/IV 2003 234 25/XI 1964 230 25/III 1984 246 23/III 2004 186 6/IV 1965 225 5/IV 1985 276 12/II 2005 158 8/III 1966 195 15/V 1986 217 26/III 2006 136 20/II 1967 215 11/IV 1987 219 31/III 2007 112 23/II 1968 237 2/IV 1988 207 05/IV 2008 80 12/II 1969 205 13/IV 1989 212 23/II 2009 92 16/III 1970 221 9/IV 1990 260 13/II 2010 10 24/II 1971 235 28/III 1991 286 4/V 1972 238 13/V 1992 278 28/IV 1973 264 8/IV 1993 242 28/XI 1974 215 21/IV 1994 284 16/III 1975 225 17/III 1995 282 31/XII 1976 248 18/III 1996 240 23/II 1977 249 22/III 1997 286 3/I 1978 223 4/IV 1998 222 31/XII 1979 247 10/IV 1999 200 20/II 1980 221 25/IV 2000 255 29/II
Mùa lũ dài 5 tháng, bắt đầu từ tháng VI. Đỉnh lũ thường xuất hiện vào các tháng tháng VII, VIII. Lưu lượng trung bình các tháng mùa lũ đạt tới 8.000 ÷ 10.000 m³/s. Trận lũ lịch sử năm 1971 với giá trị thực đo chưa hoàn nguyên do vỡ đê, tràn đê và phân chậm lũ của đỉnh lũ đo ngày 20/8/1971 là HRmaxR=14,43 m, QRmaxR=25.000 m³/s.
Bảng 3.10. Các mực nước Sông Hồng tại Đông Mỹ ứng với các tần suất tính toán
Tần suất
Mực nước 1% 5% 10% 20%
HRmaxR 11,87 11,41 11,15 10,81
HR1ngày maxR 11,80 11,35 11,09 10,76
HR3ngày maxR 11,56 11,13 10,89 10,56
HR5ngày max 11,23 10,85 10,62 10,32
HRvụ 7,04
Nội suy mực nước với:
- Chiều dài sông từ Hà Nội đến Đông Mỹ LRHN-ĐMR = 15.700 m - Độ dốc đường mặt nước trung bỡnh i = 6,25ì10P–5
Bảng 3.11. Mực nước báo động mùa lũ tại một số vị trí trên sông Hồng
Cấp báo động
Vị trí 1 2 3 Phân lũ
Liên Mạc 10,50 11,50 12,50 13,3
Hà Nội 9,50 10,50 11,50
Mộc Nam 5,80 6,60 7,40 8,27
3.2.5. Tình hình dân sinh, kinh tế, xã hội 1. Dân cư
Theo số liệu thống kê đến năm 2006 dân số của huyện Thanh Trì có 167.370 người, chiếm 5,02% dân số của toàn thành phố (là huyện có dân số đứng thứ 13 trong tổng số 14 quận, huyện). Mật độ dân số của huyện đạt 2.658 người/km2 (bằng 73,47% mật độ dân số chung của cả thành phố).
Đến năm 2006 toàn huyện có khoảng 85.982 người trong độ tuổi lao động (chiếm khoảng 51,4% tổng dân số), trong đó có 35.442 người làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp (chiếm 32,5% tổng số lao động trên địa bàn). Từ năm 2001 đến năm 2006, nguồn lao động của huyện tăng bình quân 2,90% năm, tốc độ tăng lao động chủ yếu là do mức sinh cao của những năm trước đây, ngoài ra cũng do lao động từ các tỉnh khác di cư tự do đến.
Bảng 3.12. Tình hình dân cư vùng nghiên cứu (năm 2008)
TT Đơn vị quận huyện
Diện tích (kmP2P)
Dân số (nghìn người)
Mật độ dân số (ng/kmP2P)
Số đơn vị hành chính Phường xã Thị trấn
1 Thanh Trì 62,93 198,2 3.150 15 1
2. Tình hình sử dụng đất
Diện tích đất nông nghiệp trong hệ thống không ngừng thay đổi. Đến nay (2008), diện tích của huyện Thanh Trì trong hệ thống là 6.292,8 ha, trong đó đất nông nghiệp là 3.500,9 ha, đất phi nông nghiệp là 2.760,3 ha.
Bảng 3.13. Diện tích đất nông nghiệp của huyện Thanh Trì
TT Đơn vị quận huyện Tổng số
Chia ra Đất nông
nghiệp
Đất phi nông nghiệp
Đất chưa sử dụng
1 Thanh Trì 6.292,8 3.500,9 2.760,3 31,6
3.Tình hình sản xuất nông nghiệp
Mặc dù tốc độ đô công nghiệp hóa - hiện đại hóa khá nhanh, song nông nghiệp vẫn là một ngành kinh tế quan trọng. Với mức bình quân chung của cả miền Bắc và đồng bằng sông Hồng thì năng suất lúa bình quân của vùng nghiên cứu khá cao.
Bảng 3.14. Diện tích, năng suất một số cây trồng
TT Quận, huyện
Lúa Chiêm Xuân Lúa Mùa Màu
DT (ha) NS (T/ha) DT (ha) NS (T/ha) DT (ha) NS (T/ha) 1 H. Thanh Trì 3.419 3,83 3.147 3,47 631 2,47 4. Các khu dân cư, khu đô thị mới và khu công nghiệp thuộc vùng dự án
Toàn bộ diện tích đất huyện Thanh Trì là 6.292,73 ha, theo quy hoạch có khoảng 2.870 ha dùng để phát triển đô thị còn lại 3.422,73 ha là đất ngoài đô thị.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 49/2009/QĐ-UBND, về việc quy hoạch chung xây dựng huyện Thanh Trì. Theo quy hoạch này, 2.870 ha đất để phát triển đô thị, trong đó có 79,76 ha phát triển các trung tâm như trung tâm hành chính huyện được giữ nguyên và nâng cấp tại Văn Điển.
Trung tâm công cộng và khu ở dự kiến phát triển 2 khu lớn nằm ở Liên Ninh (xây dựng nhà cao tầng không dưới 9 tầng mật độ không quá 40%, trục không gian chính là nối quốc lộ 1A và KCN Ngọc Hồi) và phía Bắc đường 70 xã Tam Hiệp (xây dựng nhà cao tầng không dưới 7 tầng, mật độ xây dựng không quá 35%).
Khu đất nhà máy Pin Văn Điển và phân lân Văn Điển định hướng chuyển đổi thành trung tâm thương mại, dịch vụ văn phòng, hai bên đường 70 tầng cao không dưới 11 tầng và mật độ xây dựng không quá 30%. Đất khu ở khoảng 856,6 ha chủ yếu phát triển các khu đô thị mới như Tây Nam Kim Giang, Hạ Đình, Cầu Bươu, Tứ Hiệp, chú trọng phát triển các công trình cao tầng phía giáp trục đường thành phố.
Ngoài ra, trong quỹ đất nằm trong đô thị còn có đất cây xanh, thể dục thể thao khoảng 506 ha. Đất cơ quan, đào tạo nghề khoảng 176 ha, đất lịch sử, văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng khoảng 20,77 ha. Đất công nghiệp kho bãi 214 ha chủ yếu là khu Liên Ninh, Ngọc Hồi. Đất an ninh, quốc phòng 63,48 ha…
Khu vực đất quy hoạch ngoài vùng phát triển đô thị 3.422,73 ha chủ yếu là hình thành các tiểu vùng xã Hữu Hòa, Vĩnh Quỳnh. Các xã nằm ngoài đê sông Hồng như Yên Mỹ, Duyên Hà, Vạn Phúc, khu trung tâm thị tứ Đại Áng…
3.3. DÙNG MÔ HÌNH SWMM MÔ PHỎNG HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC ĐỂ