5. Các sản phẩm được sản xuất từ bí đỏ
1.2.2. Giới thiệu về dứa
Tên thông thường: Pineapple, ananas, Nanas, pina
Tên khoa học :Ananas comosus
Cùng giống : Ananas ananassoides, Ananas bracteatus 1. Nguồn gốc, đặc điểm, phân loại
Nguồn gốc
Dứa có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Châu Mỹ- Brazil và Paraguay, đư ợc người da đỏ trồng, lan rộng từ Trung và Nam Mỹ đến miền tây trước khi Christopher Columbus tìm thấy trái thơm trên đảo Guadaloupe (1493) rồi đưa về Tây Ban Nha.
Sau đó người Tây Ban Nha mang trái th ơm theo tàu để thủy thủ khỏi bị bệnh Scorbut, thành ra
trái thơm được phổ biến khắp thế giới.
Hình 1.5. Quả dứa
Họ nhập trái thơm vô Phi Luật Tân và có thể qua tới Hawa i và Guam những thập niên đầu thế kỷ XVI. Trái th ơm được nhập qua nước Anh năm 1660 và được trồng trong nhà kính khoảng năm 1720. Vào năm 1800, ngư ời ta bắt đầu trồng và bán ở Austraylia, ở Hawai và Nam Châu Phi.
Ngày nay, thơm đư ợc trồng ở hầu hết các vùng nhiệt đới, không những Nam Mỹ, Trung Mỹ, Caraibes mà còn ở Úc, các đảo của Thái Bình D ương và những nước Châu Á và Châu Phi.
Người Pháp gọi là “Ananas” từ chữ “nana nana”của ng ười da đỏ và thổ dân Paraguay, có nghĩa là “thơm”. Người Tây Ban Nha đặt tên là “Pina” vì nó giống trái thông. Người Anh lấy ý nghĩa này và đặt tên là Pineapple.
Theo tài liệu của Nguyễn Công Hoan (1939) thì giống dứa ta có ở Việt Nam rất sớm, cách đây hơn 100 năm. Còn dứa tây người Pháp đã đem đến trồng đầu tiên tại trại Canh Nông Thanh Ba n ăm 1913, sau đó được trồng ở các trại phú hộ ở Tuyên Quang, Âu Lâu. Giống dứa Cayen không gai được trồng đầu tiên ở Sơn Tây năm 1939, về sau phát triển ra nhiều vùng khác ở N ghệ An (các xã ven đường từ Phủ Quỳ đến Quỳ Châu), xã Châu Mộng (Vĩnh Phú), xã Giới Thiên (Yên Bái), xã Nhật Tiến và nông trường Hữu Lũng (Lạng S ơn), nông trường Hữu Nghị (Quảng Ninh), trạm cây đặc sản Nghệ An, trại thí nghiệm Phú Hộ (Vĩnh Phú). Những n ăm sau, dứa được trồng phổ biến ở Việt Nam và là loại trái cây quan trọng trong xuất khẩu, đặc biệt giống Cayen và giống Queen.
Đặc điểm
Dứa là trái cây nhiệt đới, là một trong những cây ăn trái quan trọng trên thế giới, đứng thứ 3 sau chuối và cây có m úi. Dứa là loại trồng cạn, có khả n ăng chịu hạn và chịu phèn rất tốt, nói chung là không kén đất. Nhiệt độ thích hợp để trồng dứa là 20oC - 30oC, pH là 4,4 - 4,5. Dứa có thể chịu đựng được tới nhiệt độ 28oF (-2oC) nhưng ở nhiệt độ lạnh cây lớn chậm và trái chua.
Dứa là loại quả ngon, được ăn tươi hay chế biến, đóng hộp, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Thịt quả có màu vàng đẹp, có nhiều vitamin (trừ vitamin D). Dứa có mùi thơm mạnh, có vị ngọt, hơi chua nên được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng.
Trồng dứa nhanh cho thu hoạch. Sau 1- 9 tháng có thể đạt 10- 20 tấn/ha, năng suất cao là 30- 35 tấn/ha. Đặc biệt có thể xử lý cho dứa ra hoa trái vụ, kéo dài thời gian thu hoạch và cung cấp sản phẩm là điều mà cây ăn quả khác khó hoặc chưa làm được. Theo FAO, năm 2004 sản lượng cả nước Việt Nam đạt 337.500 tấn dứa tươi, chiếm 2% tổng sản lượng toàn thế giới, đứng vị trí thứ 11 về sản l ượng dứa thế giới.
Đặc điểm thực vật học
Bộ rễ: rễ phân bố tùy thuộc và giống và điều kiện trồng trọt. Trong n ăm rễ hoạt động mạnh từ tháng 3-9, từ tháng 9-11 rễ hoạt động chậm và ngừng hoạt động từ tháng 12-2. Rễ chủ yếu tập trung ở tầng đất mặt.
Thân: Hình chùy, trên thân là các b ộ phận được sinh ra như rễ, lá, hoa, quả, chồi…Thân to hay nhỏ biểu hiện sức sinh t rưởng của cây.
Lá: Lá hình lòng máng , có gai ho ặc không. Số lá tùy thuộc vào giống và điều kiện trồng trọt.
Cayen: 60-70 lá
Queen: 30-40 lá
Hoa và quả: Hoa kép với 100-150 hoa đơn trên trục quả. Thời gian nở hoa khoảng 8-20 ngày. Dứa thuộc loại hoa kép, m ỗi mắt dứa là một quả đơn.
Chồi: Có 4 loại chồi, thường sử dụng chồi nách để nhân giống.
Yêu cầu sinh thái
Nhiệt độ: Là cây ưa khí hậu nóng. Cây sinh trưởng tốt trong điều kiện từ 21- 270C, tốt nhất ở 250C, có biên độ ngày đêm là 120C.
Lượng mưa: Lượng mưa thích hợp là 1200 - 1500 lít / năm. Áp dụng các biện pháp giữ ẩm như dải nilon, tủ gốc.
Ánh sáng: Là cây ưa sáng. N ếu giảm 20% ánh sáng thì n ăng suất giảm 10%.
Đất đai, dinh dưỡng: Dứa thích hợp với các loại đất trừ đất có nước ngầm.
Dứa ưa đất hơi chua và thoát nước.
Phân loại
Dứa được trồng trên thế giới có nhiều loại. Mặc dù đã qua nhiều lần nghiên cứu ( Munrol 1935, hume và Miler 1904, Bertoni 1919 ) nhưng vi ệc phân loại dứa vẫn còn chưa ổn định. Hiện nay người ta tạm chia thành 3 nhóm ( theo Miler và Hume).
Nhóm Queen
Nhóm Spanish
Nhóm Cayen
Dứa có tất cả khoảng 6070 giống.
Nhóm Queen ( Hoàng h ậu )
Đặc điểm : Bản lá hẹp, cứng, Lá ngắn, dày, màu xanh ửng tím, nhiều gai ở mép lá. Mặt trong của phiến lá có đường vân trắng chạy son g song theo chiều dài lá. Hoa có màu xanh hồng, quả có nhiều mắt, hố mắt sâu, vỏ cứng dễ vận chuyển. Thịt qu ả màu vàng, ít nước và có hương vị hấp dẫn.
Loại dứa này có phẩm chất cao nhất đang được trồng phổ biến ở nước ta, thường rộ vào cuối tháng 5 đầu tháng 6. Dứa hoa, dứa thơm hay dứa tây đều thuộc loại này.
Ưu điểm: Không kén đất, hệ số nhân giống tự nhiên cao (nhiều chồi nách), phổ thích nghi rộng, khả n ăng chống chịu tốt, thịt quả giòn, màu sắc đẹp và thích hợp cho ăn tươi. Trung bình quả nặng từ 500 – 900 gr.
Dạng quả hơi bầu dục, hố mắt sâu nên không thích hợp cho chế biến đồ hộp.
Đại diện là các giống: Hoa Phú Thọ, Khó m Kiên Giang, Na Hoa, Thần Loan, Cốc Lếu, Tây Phủ Quỳ.
Các giống tiêu biểu được trồng trên thế giới là: Golden Queen Ruby, Singapore, Canning, Green Riplay…
Nhóm Cayen
Đặc điểm: Lá dài, không có gai hoặc có 1 ít ở gốc hoặc chóp lá, lòng máng sâu, hoa có màu xanh nh ạt, hơi đỏ, quả có dạng hình trụ lớn, hố mắt nông, rất phù hợp cho chế biến đồ hộp, vỏ quả khi chín có màu vàng da cam, thịt quả màu vàng sáng. Vị ngọt h ơi chua, ít xơ, nhiều nước, mềm, thích hợp cho ăn tươi, vị kém ngọt hơn dứa hoa. Quả rất to nên gọi là dứa độc bình. Loại này được trồng nhiều ở các n ước Thái Bình Dương, xuất hiện ở Việt Nam năm 1939. Loại này không ngon bằn g dứa Queen, tuy chất lượng không cao lắm nh ưng được trồng để chế biến do quả to dễ cơ giới hóa, cho hiệu quả kinh tế cao. Thời vụ kéo dài từ 15/7 đến 15/8. Trọng lượng trung bình 1,5 - 2 kg/quả.
Hạn chế: Hệ số nhân giống tự nhiên thấp, quả nhiều n ước nên dễ bị dập nát khi vận chuyến đi xa.
Đại diện là các giống: Chân Mộng, Đức Trọng, Trung Quốc, Cayen có gai, Sala Việt….
Một số giống dứa thuộc nhóm Cayen đang được trồng ở các tỉnh phía Bắc: Phú Hộ, Đức Trọng, Thái Lan.
Nhóm Spanish ( Tây Ban Nha )
Đặc điểm: lá mềm, mép lá cong ngả nhiều về phía l ưng, mật độ gai phân bố không đều trên mép lá,hoa tự có màu đỏ nhạt, quả có khối lượng trung bình từ 700 – 1000 gr. Khi chín vỏ quả màu vàng cam, hố mắt sâu, thịt quả vàng, phớt trắng, vị chua, hương kém thơm hơn v à nhiều nước hơn dứa hoa, nhiều xơ không thích hợp cho ăn tươi. Các giống Spanish thường có nhiều chồi
ngọn và chồi cuống, dễ trồng, chịu được bóng nhưng phẩm chất kém nên chủ yếu trồng xen dưới tán cây lâm nghiệp, không tập trung thành vùng lớn.
Giống này trồng được ở mọi miền đất nước kể cả vùng đất khô cằn, đất phèn chua. Dứa mật, dứa ta thuộc loại này.
Dứa ta lá mềm, mép dài, mép lá cong ngả l ưng về lá, hoa màu đỏ nhạt, quả nặng từ 0,81,2 kg, độ đường thấp, phẩm chất kém h ơn dứa hoa. Tuy nhiên loại này được đánh giá là rất phù hợp để chế biến dứa khoanh. Thời vụ thu hoạch khoảng 15/6 đến 15/8 và độ chín từ 15/7 đến 30/7.
Dứa mật lá mềm mại hơn, to bản hơn, ít gai, cuống quả nhỏ, hàm lượng đường cao nên ngọt hơn dứa ta. Đây là loại có nhiều triển vọng để chế biến xuất khẩu.
Thời vụ thu hoạch vào khoảng tháng 3 đến tháng 10, dứa trái vụ thu hoạch thường từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Dứa trái vụ là kết quả của việc xử lý cây dứa bằng hóa chất (Acetylen) kích thích sinh tr ưởng. Khi ngọn dứa cao từ 10 lá trở lên, người ta cho Acetylen dạng bột hay dung dịch vào noãn dứa. Sau 6 tháng dứa sẽ ra hoa. Dùng cách này có thể rải vụ dứa để thu hoạch quanh năm đáp ứng sản xuất. Tuy nhiên, chất lượng dứa trái vụ của Việt Nam còn thấp h ơn dứa chính vụ.
Đại diện là các giống : Nếp, Kỳ Anh, Than Uyên, Tam D ương, Red Spanish, gai xanh Nam Bộ…
Ở Việt Nam hiện biết có trồng 4 giống sau:
Dứa ta (Ananas comosus spanish hayAnanas comosus sousvar red spanish) là cây chịu bóng tốt, có thể trồng ở dưới tán cây khác. Quả to nh ưng vị ít ngọt.
Dứa mật (Ananas comosus sousvar Singapor spanish) có quả to, thơm, ngon, trồng nhiều ở Nghệ An.
Dứa tây hay dứa hoa (Ananas comosus queen) được nhập nội từ 1931, trồng nhiều ở các đồi vùng trung du. Quả bé nh ưng thơm, ngọt.
Dứa không gai (Ananas comosus cayenne) được trồng ở Nghệ An, Quảng Trị, Lạng Sơn. Cây không ưa bóng. Qu ả to hơn các giống trên.
Bảng 1.2. Kích thước và trọng lượng của một số giống dứa (loại 1)
Giống dứa Khối
lượng quả (g)
Chiều cao(cm)
Đường kính(cm)
Chiều dày vỏ(cm)
Chiều sâu mắt (cm)
Đường kớnh lừi (cm)
Dứa hoa Vĩnh Phú 500 10 8,5 1 1,2 2
Dứa hoa Tuyên Quang
490 10,5 8,7 1 1 2,35
Dứa độc bình Nghệ An
3450 24 15 0,3 1 4,5
Dứa độc bình Vĩnh Phú
1050 17,5 13 0,25 1 2,5
Dứa ta Hà Tĩnh 750 13 10 1 1,9 2
Dứa mật Vĩnh Phú 1300 15 11 0,15 0,15 1,6
Khóm Long An 900 15 10,5 - - 2,1
Loài dứa có giá trị kinh tế nhất là loài thuộc chi Ananas với danh pháp khoa học Ananas comosus (Merr.) với nhiều giống khác nhau. Loài dứa này là loại cây ăn quả nhiệt đới nổi tiếng. Hoa tập hợp quanh một trục lớn thành bông ngắn, mỗi hoa mọc ở kẽ một lá bắc màu tím, bầu dưới, quả mọng. Quả dứa là một quả phức, phần ăn được gồm trục hoa và các lá bắc mọng nước, còn quả thật nằm trong các mắt dứa.
Xác định thời gian thu hái [8]
Xác định thời gian thu hoạch là hợp lý là biện pháp không chỉ ảnh h ưởng đến năng suất mà còn cả đến giá trị kinh tế của sản phẩm. Thu không kịp thời dứa dễ bị thối nát, hư hại vì quả dứa chín rất nhanh. Tuy nhiên nếu thu hoạch quá sớm, h àm lượng đường thấp, ảnh hưởng không tốt đến phẩm chất, làm giảm giá trị th ương phẩm. Để thu hoạch đúng thời điểm, người ta dựa vào các căn cứ:
Dựa vào màu sắc và hình thái quả. Thời gian thu quả tốt nhất là khi quả có màu xanh nhạt và một vài mắt ở đáy bắt đầu có màu hoe vàng. Về hình thái, lúc quả già, mắt bắt đầu căng ra theo trình tự từ cuống lên đỉnh. Khi số mắt đã mở hết là lúc quả đã già, thu hoạch lúc này sẽ bảo đảm về chất lượng.
Căn cứ vào độ nhớt của quả: khi quả còn non, xanh độ nhớt rất cao, càng về già độ nhớt càng giảm. Để xác định thời kỳ thu hoạch có thể dùng dao cắt ngang quả nếu thấy trên mặt dao không có lớp nhựa dính nh ư mật ong, mà chỉ hơi bị dính như đổ nước đường pha loãng là đảm bảo. Dựa vào thời gian từ khi ra hoa đến khi chín. Quãng thời gian này khoảng từ 120 -180 ngày tùy thuộc vào giống và thời tiết trong giai đoạn cây mang quả. Nhóm dứa Queen th ường 120 ngày, nhóm dứa Spanish 150 ngày và nhóm dứa Cayen phải đến 180 ngày.
Chú ý : Thời gian thu hoạch dứa còn phụ thuộc vào qui mô sản xuất, điều kiện của cơ sở và mục đích sử dụng. Với diện tích nhỏ và chủ yếu để bán tươi, có thể thu muộn hơn khi quả đã có màu vàng hoe đều khắp.
Còn trong trường hợp diện tích lớn, phải vận chuyển đi xa có thể thu hoạch sớm hơn, ngay khi quả đang có màu xanh nhạt thậm chí mới mở 3 -4 hàng mắt ở đáy quả.
Một vườn đề khác là trong điều kiện của Việt Nam lúc thu hoạch dứa cũng là lúc chuột phát triển mạnh, phá hại dứa rất nặng, cho nên tr ước và cả trong khi thu hái, phải chú ý đánh bẫy hoặc sử dụng một s ố loại hóa chất đặc trị để tiêu diệt, tốt nhất nên dùng các loại thuốc không gây độc cho người và gia súc