Giá thành và phân loại giá thành

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH MTV đóng tàu nha trang (Trang 34 - 38)

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

1.2. Những vấn đề lý luận chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất

1.2.2. Giá thành và phân loại giá thành

Tính giá thành sản phẩm là giai đoạn tiếp theo trên cơ sở số liệu của hạch toán chi phí sản xuất đã tập hợp theo từng đối tượng và khối lượng sản phẩm đã hoàn thành.

Trong quá trình sản xuất, chi phí một mặt thể hiện sự hao phí để đánh giá chất lượng sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế, mặt khác chi phí phải được xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ với kết quả sản xuất. Quan hệ so sánh đó đã hình thành nên khái niệm giá thành.

Như vậy, giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng sản phẩm, dịch vụ, lao vụ hoàn thành.

Công thức tính giá thành sản phẩm:

26

Tổng giá thành sản phẩm

= Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ +

Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ

- Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

1.2.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm

Có thể nói giá thành là một phạm trù của sản xuất hàng hóa, phản ánh lượng giá trị của những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi tính toán khác nhau.

Cụ thể có 2 căn cứ chủ yếu và thường dùng để phân loại giá thành.

a- Căn cứ vào thời điểm tính giá thành.

Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Kết chuyển chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ 154

Kết chuyển chi phí NVLTT 621

Kết chuyển chi phí NCTT 622

Kết chuyển chi phí SXC 627

Giá thành sản phẩm hoàn thành gửi bán

157 Giá thành sản phẩm

hoàn thành nhập kho

155 Các khoản làm giảm chi phí

138, 611, 334

Giá thành sản phẩm hoàn thành bán trực tiếp

632 Kết chuyển chi phí sản xuất

dở dang cuối kỳ

631

27

Theo cách phân loại này, chỉ tiêu giá thành được chia làm 3 loại:

- Giá thành kế hoạch: Là loại giá thành được xác định trước khi bắt đầu sản xuất của kỳ kế hoạch dựa trên các định mức và dự toán của kỳ kế hoạch.

- Giá thành định mức: Là giá thành được xác định trên cở sở các định mức chi phí hiện hành tại thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch.

- Giá thành thực tế: Là giá thành được xác định trên cở sở các khoản hao phí thực tế phát sinh trong kỳ để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm.

b- Căn cứ vào nội dung cấu thành nên giá thành.

Theo cách này, giá thành được chia làm 2 loại:

- Giá thành sản xuất: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất, bao gồm: Chi phí NVLTT, chi phí NCTT và chi phí SXC.

Giá thành

sản xuất = Chi phí NVLTT + Chi phí NCTT + Chi phí SXC - Giá thành toàn bộ: Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất và chi phí ngoài sản xuất của sản phẩm.

Giá thành toàn bộ được tính theo công thức:

Giá thành

toàn bộ = Giá thành

sản xuất + Chi phí

bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.2.2.3. Xác định đối tượng và kỳ tính giá thành sản phẩm

a- Xác định đối tượng tính giá thành.

Tùy theo đặc điểm sản xuất sản phẩm mà đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm, bán thành phẩm, lao vụ hay công việc hoàn thành…

Việc xác định đối tượng tính giá thành căn cứ vào: Nhiệm vụ được giao của mặt hàng sản xuất, tính chất qui trình công nghệ và phương pháp sản xuất sản phẩm, đặc điểm sản xuất, yêu cầu quản lý và trình độ kế toán.

b- Kỳ tính giá thành.

28

Kỳ tính giá thành là thời kỳ mà bộ phận kế toán giá thành cần phải tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành. Kỳ tính giá thành được xác định phụ thuộc vào nhiều nhân tố như đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ, phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất sản phẩm cũng như yêu cầu quản lý đối với từng loại sản phẩm.

1.2.2.4. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang

Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa hoàn thành đầy đủ các giai đoạn công nghệ quy định trong qui trình công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm và những sản phẩm đã hoàn thành nhưng chưa được kiểm tra chất lượng, chưa làm thủ tục nghiệm thu nhập kho thành phẩm còn nằm tại các phân xưởng.

Để tính được giá thành sản phẩm sản xuất thực tế của những sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ nhằm đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được hợp lý và chính xác, kế toán phải tiến hành đánh giá những sản phẩm dở dang lúc cuối kỳ.

Tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất sản phẩm và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà chi phí sản xuất đánh giá cho sản phẩm dở dang có thể áp dụng một trong các phương pháp sau:

- Với bán thành phẩm: Có thể hạch toán theo chi phí thực tế hoặc chi phí kế hoạch.

- Với sản phẩm đang chế tạo, sản phẩm dở dang có thể đánh giá một trong các phương pháp sau:

+ Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính hoặc chi phí NVLTT.

+ Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.

+ Đánh giá sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến.

29

+ Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hoặc giá thành kế hoạch.

1.2.2.5. Phương pháp tính giá thành sản phẩm

Sự khác biệt giữa đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm làm cho phương pháp hạch toán chi phí sản xuất cũng khác biệt với phương pháp tính giá thành sản phẩm. Phương pháp tính giá thành sản phẩm mang tính thuần túy kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành.

Tùy theo đặc điểm sản xuất sản phẩm và yêu cầu quản lý của mỗi doanh nghiệp mà kế toán có thể lựa chọn các phương pháp tính giá thành sau:

- Phương pháp trực tiếp (hay phương pháp giản đơn) - Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ

- Phương pháp hệ số - Phương pháp tỷ lệ

- Phương pháp tổng cộng chi phí (hay phương pháp phân bước) - Phương pháp liên hợp

- Phương pháp tính giá thành trong một số trường hợp cụ thể khác:

+ Tính giá thành sản phẩm trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng.

+ Tính giá thành sản phẩm trong trường hợp doanh nghiệp có tổ chức bộ phận sản xuất phụ.

+ Tính giá thành sản phẩm phương pháp đại số.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH MTV đóng tàu nha trang (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)