Tăng cường năng lực để giảm bớt lệ thuộc vào hợp tác kỹ thật

Một phần của tài liệu Báo cáo tư vấn độc lập Chuẩn bị cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc pot (Trang 30 - 33)

Thử thách cuối cùng đối với tính hiệu quả của HTKT là phải xây dựng được năng lực quốc gia sao cho đến lúc không cần đến HTKT nữa. Kinh nghiệm quốc tế trong hơn bốn thập kỷ qua cho thấy rừ ràng rằng điều này khụng nhất thiết là kết quả của việc sử dụng thường nhật các phương thức HTKT. Thực ra, nếu không được thiết kế và quản lý đúng đắn thì HTKT thường chỉ thay thế mà không góp phần tăng cường năng lực quốc gia.

Những cuộc thảo luận quốc tế gần đây về HTKT đ∙ tập trung phân tích tầm quan trọng của việc phát triển thể chế và tăng cường năng lực - tức là tăng cường năng lực bản địa một cách bền vững để quản lý quá trình đổi mới và tăng trưởng kinh tế. Người ta ngày càng nhất trí rằng việc phát triển năng lực này cần được xem là mục tiêu có ý nghĩa trung tâm, nếu không nói là duy nhất, của HTKT. Ngay từ năm 1992, trong “Các nguyên tắc cho định hướng mới trong HTKT”, DAC đ∙ tuyên bố:

Việc tiến tới sự phát triển bền vững, bình đẳng hơn và mang tính tự cường nhiều hơn tuỳ thuộc rất nhiều vào sức mạnh và chất lượng năng lực thể chế của một quốc gia.

Do đó, góp phần thực hiện mục tiêu này phải là mục đích căn bản của hợp tác phát triển nói chung và HTKT nói riêng. Một hoạt động viện trợ không thể được coi là thành công nếu như nó không góp phần vào việc tăng cường các thể chế ở nước sở tại mà thông qua đó và vì nó mà hoạt động này được thực hiện. 10

Tăng cường năng lực có ba đặc trưng chủ yếu như sau:

• Nâng cao kỹ năng, cả kỹ năng chung cũng như kỹ năng cho một công việc cụ thể;

• Cải thiện về mặt thủ tục (kể cả các biện pháp khuyến khích); và

• Tăng cường về mặt tổ chức.

Chính sự kết hợp của ba yếu tố này sẽ đưa đến năng lực hoạt động của hệ thống. Đào tạo tự nó sẽ không bổ ích gì nếu những người được đào tạo phải làm việc với những thủ tục

10 Các nguyên tắc của DAC để viện trợ có hiệu quả , OECD, Pa-ri 1992, Trang 59.

yếu kém và trong khuôn khổ tổ chức không phù hợp. Đặc biệt, cần phải chuyển giao kỹ năng và đồng thời xây dựng một môi trường thể chế trong đó những kỹ năng này được sử dụng một cách có hiệu quả. Điều này có nghĩa là để công tác tăng cường năng lực đi đến thành công thì

có thể cần phải thay đổi chính sách (ví dụ: về chế độ lương bổng và khuyến khích, cũng như

về chế độ tuyển dụng và đề bạt), nhằm tạo ra một môi trường có thể nâng cao hiệu quả của các tổ chức.

Tính bền vững và ý thức tự cường cũng là những yếu tố then chốt trong công tác tăng cường năng lực. Sẽ không đạt được tính bền vững nếu HTKT được coi là một quá trình không có điểm kết thúc, cho nên nhu cầu sử dụng năng lực quốc gia bị trì ho∙n bởi nguồn viện trợ sẵn có thường xuyên và vào bất cứ lúc nào. Do đó, cần có một “chiến lược rút lui”.

Đoàn chuyên gia tư vấn cho rằng một chiến lược HTKT có hiệu quả phải nhắm vào những mục tiêu cụ thể về thời điểm chấm dứt sử dụng HTKT trong mỗi cơ quan và mỗi cấp chính quyền. Mặc dù Việt Nam luôn luôn cần được tiếp cận kiến thức quốc tế, ngay cả khi Việt Nam đ∙ trở thành một nước có mức thu nhập cao, nhưng nhu cầu về các chương trình HTKT nên được coi là có tính chất tạm thời hay quá độ. Điều này có nghĩa là tất cả các cơ

quan hiện nay đang tiếp nhận HTKT cần có kế hoạch tạo ra năng lực để thay thế HTKT trong trung hạn, có như vậy sự hỗ trợ này mới có thể được chuyển cho các hoạt động và các ngành khác vẫn chưa được thụ hưởng sự hỗ trợ của HTKT.

Năng lực tư vấn trong nước: Một bộ phận quan trọng khác của năng lực quốc gia là năng lực của các chuyên gia tư vấn và các công ty tư vấn trong nước.

Nhiều ý kiến băn khoăn của phía Việt Nam có liên quan đến chi phí tốn kém cho việc sử dụng chuyên gia tư vấn và công ty tư vấn nước ngoài. Lý do của việc sử dụng nhiều tư vấn nước ngoài, ví dụ cho việc chuẩn bị các dự án đầu tư quy mô lớn, là các công ty tư vấn Việt Nam chưa có năng lực làm những việc đó với hiệu quả cao.

Chi phí cho việc sử dụng tư vấn nước ngoài rất tốn kém và kinh nghiệm (ở các nước khác cũng như ở Việt Nam) đến nay cho thấy hiệu quả của họ ở một số công việc không cao11. Đặc biệt là có những lĩnh vực công tác mà ở đó sự hiểu biết về các thiết chế, tập quán hành chính và văn hoá dân tộc là những yếu tố then chốt cho việc thiết kế những dự án có tính khả thi. ở một số dự án được Đoàn chuyên gia tư vấn nghiên cứu đ∙ có những khiếm khuyết nghiêm trọng trong thiết kế dự án do những hiểu nhầm về điều kiện địa phương mà lẽ ra đ∙ có thể tránh được nếu sử dụng tư vấn trong nước nhiều hơn.

Ngay cả khi chuyên gia tư vấn trong nước được sử dụng, đôi khi họ cũng không được yêu cầu phát huy tối đa năng lực chuyên môn của họ, mà chỉ được làm việc chẳng khác gì

những người trung gian.

Điều cần làm là phải tiếp tục nâng cao kỹ năng chuyên môn thông qua đào tạo và kinh nghiệm công tác, đồng thời đổi mới cơ cấu của ngành tư vấn Việt Nam, để ngành này có thể cung cấp các dịch vụ tư vấn mang tính chuyên nghiệp và độc lập trong môi trường cạnh tranh.

11 Ví dụ, kinh nghiệm trong việc sử dụng Cố vấn trưởng thường trú cho các dự án cải cách hành chính cấp tỉnh là không mấy tích cực, nhiều người bị thay thế và hiệu quả hoạt động làm cho phía Việt Nam nghi ngờ tác dụng của việc sử dụng chuyên gia nước ngoài thường trú trong các dự án cải cách hành chính.

Một phần của vấn đề là mặc dù trong nhiều trường hợp Việt Nam có nhiều nhà chuyên môn giàu năng lực và kinh nghiệm, nhưng cơ cấu tổ chức lại không phù hợp để có thể sử dụng tốt nhất những tài năng này để có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế và cung cấp dịch vụ tư vấn với chất lượng mà các nhà tài trợ có thể chấp nhận được. Ví dụ, trong nhiều trường hợp các tổ chức nghiên cứu và tư vấn lại thuộc quyền quản lý của các cơ quan chủ dự

án, làm cho họ không thể duy trì một khoảng cách cần thiết để có thể đưa ra những ý kiến tư

vấn mang tính chuyên nghiệp và độc lập.

Trong bối cảnh đó, Báo cáo này bày tỏ sự đồng tình với những kết luận của Hội nghị chung tổ chức tại Đồ Sơn về vấn đề quản lý các dự án ODA12 và xin được trích dẫn dưới

®©y13:

Một ngành tư vấn trong nước mạnh và mang tính độc lập có vai trò rất quan trọng

đối với sự nghiệp phát triển của Việt Nam. Đồng thời, điều có ý nghĩa sống còn là phải có các cơ chế chuyển giao công nghệ và một môi trường thuận lợi cho việc chuyển giao những công nghệ mới. Để đạt mục đích này, các biện pháp then chốt bao gồm:

Tạo ra thị trường mang tính cạnh tranh bằng cách loại bỏ sự độc quyền trong nước;

Phát triển các DNNN độc lập nhằm tham gia vào đấu thầu quốc tế;

Khuyến khích cạnh tranh bằng cách thành lập các công ty tư vấn;

Bảo đảm sự phát triển và tồn tại của các công ty trong nước;

- Hỗ trợ hoạt động của các hiệp hội tư vấn trong nước bằng những quy tắc về đạo

đức nghề nghiệp;

- Loại bỏ các rào cản (mức phí quá cao cho việc cấp giấy phép hoạt động);

- Cải thiện hệ thống đăng ký và cấp giấy phép;

- Xây dựng cơ chế để xác định các nguồn năng lực chuyên môn sẵn có; cải tiến công tác giáo dục và đào tạo chuyên gia tư vấn;

- Tìm kiếm tài trợ để phát triển ngành tư vấn trong nước;

- Hỗ trợ cạnh tranh thông qua một quy trình lựa chọn tư vấn công khai và minh bạch;

- Khuyến khích sử dụng tư vấn trong nước và tạo ra các cơ hội đào tạo cho tư vấn trong nước;

- Điều khoản giao việc (TOR) của chuyên gia tư vấn cần bao gồm nhiệm vụ chuyển giao công nghệ.;

Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ cần hợp tác trong việc tăng cường và nâng cấp ngành tư vấn trong nước theo những đường hướng được nêu ra ở phần trên. Một điều cũng bổ ích cho các nhà chức trách Việt Nam là nghiên cứu những kinh nghiêm thích hợp của các

12 Việt Nam Quản lý và hoạt động của các dự án ODA: Các vấn đề và khuyến nghị; ADB, JBIC & WB, 12-13 tháng 4/2000, Đồ Sơn, Hải Phòng.

13 Như trên, Trang 62.

nước khác. (Trên tinh thần này, Đoàn chuyên gia tư vấn gợi ý nên nghiên cứu kinh nghiệm thành công của ấn Độ trong việc phát triển ngành tư vấn quốc gia của nước này.)

Một phần của tài liệu Báo cáo tư vấn độc lập Chuẩn bị cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc pot (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)