Quản lý quốc gia và cải cách hành chính

Một phần của tài liệu Báo cáo tư vấn độc lập Chuẩn bị cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc pot (Trang 46 - 49)

Trong một vài năm lại đây, “quản lý quốc gia” đ∙ được bổ sung thêm vào vốn thuật ngữ về hoạt động phát triển. Cũng giống như mốt ăn mặc, thuật ngữ này đ∙ được sử dụng một cách thái quá, đôi khi chỉ thuần tuý là từ đồng nghĩa của quản lý hành chính có hiệu quả. Trong một số trường hợp, thuật ngữ này lại được sử dụng để nói về một loạt những vấn đề không được xác định rõ ràng về sự vận hành của x∙ hội. Trong khuôn khổ HTKT, “quản lý quốc gia” có thể được định nghĩa là cách thức thực hiện quyền lực trong quản lý phát triển. Nó có liên quan đến việc quản lý quá trình phát triển, kể cả khu vực công cộng và khu vực tư

• Sự vận hành và năng lực của khu vực công cộng;

• Các quy chế và các thiết chế tạo nên khuôn khổ để Chính phủ vận hành và để tiến hành các hoạt động kinh doanh; và

• Các tập quán quyết định trách nhiệm giải trình về hiệu quả hoạt động và cách thức để các công dân có thể phản ánh quan điểm của mình và làm thay đổi hiệu quả hoạt động của Chính phủ (ví dụ: “dân chủ ở cơ sở”).

Như vậy, “quản lý quốc gia” nói về môi trường thể chế trong đó các công dân tác đông qua lại với nhau và với Chính phủ.

Khi đánh giá trợ giúp kỹ thuật, các vấn đề về quản lý quốc gia nảy sinh ở hai khía cạnh khác nhau. Một mặt hiệu quả của tất cả các dự án HTKT, kể cả những dự án có mục tiêu mang tính kỹ thuật theo nghĩa hẹp, phụ thuộc vào chất lượng của công tác quản lý quốc gia. Mặt khác việc cải thiện quản lý quốc gia cũng đ∙ trở thành một mục tiêu quan trọng của HTKT. Quản lý quốc gia tốt là một công cụ quan trọng để có thể đạt được tăng trưởng.

Một bộ máy hành chính có năng lực và trong sạch và một hệ thống pháp lý hoạt động tốt sẽ góp phần cắt giảm các chi phí giao dịch, do đó làm cho đầu tư trở nên hiệu quả hơn. Việc vận hành một cách hiệu quả của nền kinh tế đòi hỏi phài có một chính phủ hoạt động có hiệu lực và các thiết chế pháp lý thích hợp, và những yếu kém trong những lĩnh vực này có thể làm chậm tốc độ tăng trưởng. Xét theo nghĩa đó, quản lý quốc gia tốt là một đầu vào cũng cần thiết như đầu tư vào cơ sở hạ tầng trong nỗ lực tìm kiếm tốc độ tăng trưởng cao - trong một số trường hợp thậm chí còn quan trọng hơn, bởi vì các khoản đầu tư có thể trở nên không có hiệu quả khi không có quản lý quốc gia tốt.

Để cải thiện quản lý quốc gia ở Việt Nam, cần điều chỉnh vai trò của nhiều tổ chức thuộc Nhà nước và các thiết chế công cộng để chúng hoạt động có hiệu lực hơn trong môi trường kinh tế mới. Củng cố và làm sâu sắc thêm tiến trình Đổi Mới đòi hỏi phải có nhiều cải tiến về công tác quản lý hành chính công.

Việc các tổ chức Nhà nước và các cơ sở dịch vụ cung cấp cho công chúng các dịch vụ mang tính chuyên nghiệp, với những thủ tục đơn giản hơn và theo một cách thức minh bạch hơn có tầm quan trọng to lớn, và Đảng cũng như Chính phủ đ∙ khẳng định dành ưu tiên cao cho việc cải thiện nền hành chính công. Đây là một lĩnh vực then chốt đối với việc củng cố tiến trình Đổi Mới và là một lĩnh vực mà HTKT có thể hỗ trợ, đặc biệt trong việc chia xẻ kinh nghiệm quốc tế về cải cách hành chính và kiến thức về các cách tiếp cận hiện đại trong hành chính công. Tuy nhiên, việc thực hiện HTKT một cách hiệu quả trong lĩnh vực này có vẻ như

không dễ dàng gì.

Nhiều cải cách quan trọng trong giai đoạn đầu đòi hỏi việc xóa bỏ các biện phát kiểm soát - một lĩnh vực rất khó khăn để đưa ra các quyết định chính trị nhưng việc thực hiện lại đơn giản hơn. Nhiều biện pháp cải cách trong giai đoạn đầu được thực hiện thông qua một thông báo (ví dụ việc xóa bỏ kiểm soát giá cả). HTKT đóng vai trò cung cấp bằng chứng về các giải pháp thành công trong việc thay thế cho hệ thống kiểm soát kinh tế tập trung hiện tại, thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm quốc tế. HTKT còn cung cấp tư vấn về các biện pháp thực hiện cụ thể.

Ngược lại, có một số cải cách hành chính cần thiết hiện nay về nguyên tắc thì dễ nhất trí hơn, nhưng việc thực hiện lại rất phức tạp. Những lĩnh vực hóc búa như vậy bao gồm việc thay đổi chế độ khuyến khích công chức trong bối cảnh ngân sách hạn hẹp, thay đổi chương trình đào tạo của các cơ quan đào tạo về hành chính, và việc công chức ở lứa tuổi trung niên phải chấp nhận các khái niệm mới về vai trò và chức năng của mình, cũng như phải học hỏi các cách tiếp cận mới trong công việc. Có nhiều phương án lựa chọn từ kinh nghiệm quốc tế để tổ chức lại rất nhiều thiết chế, và thế là có nhiều ý kiến tư vấn khác nhau được đưa ra. Một số cán bộ Việt Nam cho rằng có nhiều cán bộ giỏi về chuyên môn (như kỹ sư), nhưng trình độ chuyên môn thường không đi đôi với năng lực quản lý.

Rất khó hiểu một cách tường tận quy trình hoạch định chính sách hiện nay, không chỉ đối với những người bên ngoài mà ngay cả những người bên trong bộ máy. Phân công trách nhiệm thường rất lơ mơ, và việc quyết định phải thông qua nguyên tắc nhất trí đ∙ gây chậm trễ cho quá trình ra quyết định. Đến giai đoạn thực hiện, khi từng cơ quan riêng biệt có thể có tiếng nói quyết định thi việc hợp tác và phối hợp giữa các cơ quan này lại trở nên khó khăn.

Trong điều kiện đặc thù của cơ chế “chịu trách nhiệm tập thể” ở Việt Nam, có thể tốn kém rất nhiều thời gian để xây dựng được sự nhất trí ủng hộ những sáng kiến mới. Quá trình từ khi soạn thảo Luật Doanh nghiệp mới cho đến khi được Quốc hội thông qua là cả một qu∙ng thời gian dài và đó là một minh chứng. Xây dựng sự nhất trí là một bước đi cần thiết nhằm đảm bảo “ý thức làm chủ quốc gia” đối với chương trình cải cách. Song điều này thực sự khó khăn trong cải cách hành chính, bởi vì bộ máy hành chính được đặt trước yêu cầu phải tự đổi mới bản thân mình.

Cũng là điều hợp lý khi Việt Nam mong muốn kiểm soát quá trình cải cách cũng như

mong muốn có đủ thời gian để nghiên cứu các giải pháp thay thế và tự mình xác định mô hình thích hợp nhất trong hoàn cảnh của riêng mình. Song giờ đây các nhà tài trợ tỏ ra không hài lòng về tốc độ đổi mới chậm trong lĩnh vực này. Mặc dù các nhà chức trách Việt Nam đ∙

đưa ra những tín hiệu rõ ràng rằng họ muốn theo đuổi những mục tiêu cải tổ Chính phủ một cách sâu rộng, vượt ra ngoài phạm vi cải thiện hành chính thông thường, song những cam kết về chính trị chưa được chuyển thành những mục tiêu rõ ràng về CCHC.

Để cho những khoản viện trợ HTKT lớn trong lĩnh vực CCHC mang lại hiệu quả cao hơn, phía Việt Nam cần cương quyết hơn trong việc quyết định phương hướng và tốc độ đổi mới. Những cam kết đổi mới táo bạo trong lĩnh vực kinh tế giờ đây cũng cần được thể hiện trong lĩnh vực CCHC. Sau khi phía Việt Nam đ∙ làm rõ những mục tiêu CCHC, thì HTKT có thể phát huy tác dụng trong việc hỗ trợ thực hiện những thay đổi cần thiết.

Việc tiếp tục quá trình cải cách là mối quan tâm chung của Chính phủ và các nhà tài trợ, nhưng vai trò chủ đạo trong quá trình này phải do phía Việt Nam nắm giữ. Các nhà tài trợ có thể hỗ trợ cho quá trình Đổi Mới, nhưng chỉ khi nào các nhà chức trách Việt Nam có sự cam kết đổi mới như vậy.

Tuy nhiên, ngay cả khi các mục tiêu đ∙ được làm rõ, thì tính chất của quá trình CCHC cũng có ảnh hưởng tới thiết kế của chương trình hỗ trợ. Rất nhiều nhiệm vụ xây dựng thể chế quan trọng đòi hỏi nhiều thời gian, nhiều thay đổi tận gốc rễ trong các hệ thống quản lý, trong tập quán và hiểu biết (ví dụ như cải cách hành chính công), hoặc cần phải có những bước đi

đồng bộ trong nhiều lĩnh vực (ví dụ như cải cách ngân hàng đòi hỏi phải cải thiện cả ngành ngân hàng cũng như sự hiểu biết và khả năng tài chính của các khách hàng). Trong nhiều trường hợp, cần có khuôn khổ pháp lý thích hợp. Những biện pháp cải cách này không thể thực hiện trọn vẹn được trong chu kỳ của một dự án HTKT thông thường hay trong thời hạn của một khoản vay. Điều này ảnh hưởng đến thiết kế của các chương trình hỗ trợ.

Mặc dù tiến độ CCHC còn quá chậm, song đ∙ đạt được một số chuyển biến, trong đó có vai trò tham gia của HTKT. Số lượng các Bộ đ∙ giảm từ 27 xuống còn 22 trong năm 1995. Các luật và sắc lệnh đ∙ được Quốc hội thông qua và đi vào cuộc sống, giảm bớt các thủ tục hành chính ở cấp trung ương cũng như ở địa phương. Toà án Hành chính đ∙ được thiết lập và Quy chế Công chức đ∙ được ban hành. Chế độ “một cửa, một con dấu” đ∙ được thực hiện ở một số tỉnh và thành phố.

Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có một Chiến lược về CCHC để định ra những bước đi cần thiết cho việc thay đổi vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế ngày càng theo định hướng thị trường nhiều hơn. Chính phủ hiện đang soạn thảo một chiến lược như vậy và, nếu được xây dựng tốt, chiến lược này sẽ tạo khuôn khổ cho việc cải thiện hiệu quả của HTKT trong lĩnh cực CCHC.

Nói chung, HTKT được thực hiện từ trước đến nay nhằm tăng cường thể chế có nguy cơ bị chỉ trích là thiếu trọng tâm. Giờ đây, có thể cần phải thực hiện các hoạt động chung mang tính hệ thống nhằm cung cấp một lộ trình cho công cuộc CCHC dài hạn hơn, với một trình tự các mục tiêu, tạo khuôn khổ cho các dự án HTKT phục vụ tăng cường năng lực. Cần phải nỗ lực nhiều hơn để thiết lập mối liên kết giữa các dự án.

Một số mục tiêu về tăng cường năng lực và phát triển thể chế chỉ có thể được thực hiện thông qua một quá trình đổi mới diễn ra trong nhiều năm, vượt ra ngoài thời hạn của các dự án. Trong những lĩnh vực như cải cách công chức, hoạch định chính sách kinh tế và cải cách ngành tài chính công, tăng cường năng lực sẽ cần một trình tự các giai đoạn, trong đó mỗi giai đoạn sau cần được xây dựng trên nền tảng của các nỗ lực trước đó. Tuy thế, mỗi giai đoạn đó vẫn nên được coi là một quá trình có những mục tiêu rõ ràng, kể cả thời điểm chấm dứt hỗ trợ HTKT.

Một phần của tài liệu Báo cáo tư vấn độc lập Chuẩn bị cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc pot (Trang 46 - 49)