giai đọan cách mạng ở nước ta.
Nhiệm vụ (nội dung) thời kỳ quá độ và đặc trưng của CNXH…;
Vấn đề : Thời Kỳ Quá Độ Lên Chủ Nghĩa Xã Hội
Hơn 76 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ để đưa đất nước từng bước quá độ lên CNXH. Hướng đi đó đã được khẳng định ngay từ luận cương cách mạng tư sản dân quyền năm 1930, và giờ đây được khẳng định trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH đã được đại hội lần thứ VII, VIII, IX của Đảng. Việc quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta đã không ít có những quan điểm khác nhau, xác định mình đang ở đâu, đã tới đâu, từ đó có chiến lược, sách lược phù hợp. Trước đây, khi xác định thời gian, độ dài, mục tiêu, đặc điểm thời kỳ quá độ chúng ta mắc sai lầm chủ quan, duy ý chí, muốn đốt cháy giai đoạn. Nhận thức đó đã không phù hợp.
Do đó, sự đổi mới nhận thức tư duy về thời kỳ quá độ là rất cần thiết và đúng đắn.
Trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH mà Đại hội Đảng lần thứ VII đã thông qua,
đến Đại hội IX của Đảng, nhận thức về thời kỳ quá độ càng làm được sáng tỏ, đại hội xác định :” Xây dựng CNXH bỏ qua chế độ TBCN, tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực là sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp, cho nên phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ. ”
Vậy thời kỳ quá độ là gì : Là thời kỳ tiếp tục cuộc đấu tranh giai cấp trong điều kiện mới với những nội dung và hình thức mới.
Đấu tranh giai cấp trong điều kiện mới là điều kiện mà giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành chính quyền thiết lập chuyên chính vô sản và coi chuyên chính vô sản là bước quá độ để tiến lên một xã hội không còn có giai cấp.
Về nội dung mới :về chính trị, ngoại giao, quân sự, kinh tế, văn hoá tư tưởng
Hình thức mới là sử dụng tất cả các hình thức các con đường nhằm đến mục tiêu đã được xác định.
22
Phải nói rằng thời kỳ quá độ là thời kỳ đấu tranh giữa cái cũ đã bị đánh bại nhưng chưa bị triệt tiêu hoàn toàn với cái mới nảy sinh nhưng còn non yếu. Có nhiều ý kiến cho rằng độ dài thời kỳ quá độ là khoản từ 20 đến 25 năm như các nước XHCN ở Liên Xô và Đông Âu trước đây, cũng có ý kiến cho rằng thời gian thời kỳ quá độ là dài hơn khoản 50 năm trong giai đoạn hiện nay. Từ đó cho thấy rằng thời kỳ quá độ không được xác định bằng định lượng mà chỉ định tính, bắt đầu từ khi chuyên chính vô sản và kết thúc khi xây dựng xong cơ sở kinh tế xã hội và vật chất kỷ thuật.
C. Mác viết :” Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và XH CSCN là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy không thì là cái gì khác hơn là nền
chuyên chính CM của giai cấp vô sản. ” Kế thừa và phát triển tư tưởng trên, Lê nin cho rằng sự phát triển của CNCS diễn ra thông qua những nấc thang sau đây :
Từ “những cơ đau đẻ kéo dài” rồi đến “giai đoạn đầu của xã hội CSCN” và
“giai đoạn cao của xã hội CSCN ”. Xung quanh vấn đề phân kỳ hình thái KT – XH CSCN như vậy, hiện nay đang có những ý kiến khác nhau ; Một số người xem thời kỳ quá độ bắt đầu khi giai cấp vô sản giành được chính quyền, kết thúc khi xây dựng CNXH.
Trong quan niệm đó, thời kỳ quá độ được hiểu là :” Thời kỳ quá độ từ CNTB lên CSCN. ”
Thực tiễn XD CNXH chứng minh rằng để hoàn thành triệt để nội dung như vậy cần một thời kỳ lịch sử rất lâu dài và trong quá trình đó phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau trong những điều kiện hết sức khác nhau. Hơn nữa, C.
Mác cũng nói tới phương hướng cơ bản phân biệt giai đoạn đầu và giai đoạn sau của hình
thái KT- XHCS mà một trong những phương hướng cơ bản đó là phân phối theo lao động và hưởng theo nhu cầu.
Nguyên tắc phân phối thứ nhất không thể thực hiện một cách phổ biến ngay sau khi giành được chính quyền về tay nhân dân mà chỉ được thực hiện sau một thời kỳ lịch sử nhất định, khi có sự phát triển cao của sức SX, quan hệ SX XHCN trở thành phổ biến. Từ thực tiễn đó, phải thừa nhận có một thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH.
Thực tế đó được Lê Nin quan niệm rằng nằm trong thời kỳ
“những cơn dau đẻ kéo dài ”.
Đến đây lại xuất hiện những quan điểm khác nhau liên quan cách hiểu về khuôn khổ của thời kỳ quá độ nằm trong hay ngoài hình thái kinh tế – xã hội CSCN? Nếu nằm trong hình thái đó, thì nó giai đọan thấp của CSCN hay nằm ngoài giai đoạn đó ?
Theo lý luận về hình thái kinh tế – xã hội, một xã hội nào, 1 giai đoạn phát triển nào của xã hội đều thuộc về hình thái kinh tế – xã hội
nhất định, nó vận động và phát triển theo quy luật cơ bản của hình thái đó. Do vậy, thời kỳ qúa độ lên CNXH không thể nằm ngoài hình thái kinh tế – xã hội CSCN.
Thời kỳ quá độ lên CNXH là thời kỳ tạo ra những tiền đề vật chất và tinh thần cần thiết để hình thành một xã hội mà trong đó, những nguyên tắc căn bản của xã hội XHCN sẽ được thực hiện. Như vậy, Xã hội XHCN chỉ ra đời sau khi những nhiệm vụ cơ bản của thời kỳ quá độ đã được hoàn thành.
Từ đó, có thể xem hình thái kinh tế – xã hội CSCN được hình thành qua 3 nấc thang cơ bản : Thời kỳ quá độ lên CNXH, CNXH và CNCS. Tuy nhiên khái niệm
“CNXH “ và “CNCS”
không phải bao giờ cũng được các nhà kinh điển phân định một cách rạch ròi.
Trong khi
khẳng định tính quá độ bao quát tất cả các mặt của đời sống xã hội, cũng cần chú ý rằng cái bản chất nhất của thời kỳ quá độ là sự quá độ về chính trị, ở đó nhà nước chuyên chính vô sản đã được thiết lập, củng cố và
ngày càng hoàn thiện.
Theo Lê nin, xét về mặt kinh tế, thời kỳ quá độ là thời kỳ tồn tại đồng thời cả những nhân tố, những bộ phận, những mẫu của CNTB lẫn CNXH. Do vậy, nền kinh tế của thời kỳ quá độ không chỉ là nền kinh tế nhiều thành phần, nó còn chứa đựng trong bản thân mình những thành phần đối lập, đối kháng nhau.
Thích ứng với nền kinh tế mâu thuẩn và đôí kháng đó trong 1 cơ cấu giai cấp – xã hội phức tạp. Trong đó có những giai cấp mà lợi ích cơ bản của họ đối lập nhau.
Đấu tranh giai cấp do đó là một tất yếu khách quan.
Cố nhiên những bước đi trong thời kỳ quá độ chỉ đạt được trong quá trình lao động sáng tạo của quần chúng nhân dân để phát triển lực lượng sản xuất ;xây dựng một quan hệ sản xuất mới thích ứng và phát triển đời sống văn hoá – tinh thần trong xã hội.
Nhưng nếu không
nhận thức rừ thời kỳ quá độ là thời kỳ tiếp tục đấu tranh giai cấp dưới những hình thức mới, để các thế lực thù địch giành lại chính quyền thì xã hội sẽ biến chất và không thể thực hiện quá độ lên CNXH được.
Thực tiễn nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam mà đường lối xuyên suốt là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, với chiến lược và sách lược cách mạng sáng tạo, cách mạng Việt Nam đã trãi qua 4 mốc lịch sử vĩ đại là : CM tháng 8 năm 1945, kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi năm 1954, kháng chiến chống đế quốc Mỹ thắng lợi năm 1975 và bước đầu xây dựng một xã hội mới, XH XHCN.
Có thể nois nước ta quá độ lên CNXH từ 1 nước thộc đĩ nữa PK, nền KINH Tế phổ bíen là sx nhỏ nông ngiệp lạc hậu.
Việc bpỏ qua chế dộ TBCN là sự lựa chọn có tính LS phù hợp với nguyện vọng của quần chúng nhân nhân lao động. Dảng ta đã xác định, con đường đi lên của nươsc ta là sự phast
triển quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN tức là bỏ qua việc xác lập vị tri thống trị của QHSX và KTTT TBCN nhưng tiếp thu, kế thừa nhứng thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế đọ TBCN, đặc biệt về KH&CHẹ NGHĩA để phát triển nhanh LLSX, x©y dùng nề KINH Tế hiện đại thực chất của TKQĐ lên CNXH ở VM là tạo ra ự biêsn đổi về chất trên tất cả các lĩnh vực đời sống Xã
HÉI. Đây là sự nghiệp khó khăn lâu dài phức tạp với nhiều chặng đường, nhiều hình thứuc tổ chức KINH Tế- Xã
HÉI có tinh chất quá độ. Tromng các lĩnh vực của đời sống Xã
HÉI dĩên ra sự đan xrn và đấu tranh giữa cái mới và cái cũ.
Trước khủng hoảng hiện nay của CNXH trên thế giới đã xuất hiện một số người dao động, thậm chí hoài nghi lý tưởng XHCN đã lựa chọn. Về mặt lý luận cũng xuất hiện nhiều loại quan điểm khác nhau, trong đó có cả xu hướng phủ nhận con đường đi lên CNXH ở những nước còn lạc hậu về kinh tế, trong đó có Việt
Nam. Tuy nhiên, về mặt lịch sử sự lựa chọn đúng đắn của dân tộc ta đã được kiểm nghiệm bằng thực tiễn cách mạng hơn 76 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN, đặc biệt là thực tiễn hơn 20 năm đôỉ mới theo định hướng XHCN đã chứng minh tính đúng đắn sự lựa chọn lịch sử đó.
Về chính trị : Đảng CSVN lãnh đạo trên tất cả các lĩnh vực đời sống XH bằng các chủ trương và chính sách, đường lối chính trị. Đảng cũng là lực lượng đã và đang lãnh đạo trực tiếp toàn diện nhà nước cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, là lực lượng định hướng chính trị toàn bộ quá trình phát triển của xã hội trong giai đoạn hiện nay của nước ta.
Đảng lãnh đạo nhà nước với tư cách nhà nước là công cụ là bạo lực, trấn áp chống giặc ngoại xâm và đấu tranh chống lại những tiêu cực, tệ nạn xã hội, các thế lực thù địch trong nước và nước ngoài. Bên cạnh đó lãnh đạo nhà nước tổ chức và xây dựng nhằm cải tạo xã hội và xây dựng xã hội mới.
24
Phải nói rằng thành tựu CM hôm nay đó là vai trò tổ chức, quản lý của nhà nước, kinh tế tăng trưởng, lạm phát đẩy lùi, đời sống nhân dân ngày càng ổn định, quan hệ với các nước mở rộng, vị thế trên chính trường quốc tế càng được khẳng định. Nhưng một số mặt vẫn còn hạn chế như : Kinh tế tăng trưởng khá nhưng chưa vững chắc, sức cạnh tranh các mặt hàng trên thị trường quốc tế còn yếu, tai nạn giao thông nhiều, giáo dục còn nhiều bất cập, khiếu kiện còn kéo dài chưa giải quyết dứt điểm, tệ nạn xã hội …v. v kỷ luật thực hiện chưa nghiêm (PMU18…
Từ đó cũng cố tổ chức cơ sở đảng, trong sạch vững mạnh. Trước hết là phát huy vai trò của Đảng viên trong các tổ chức cơ sở Đảng. Phải lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc cơ bản, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, phê bình và tự phê bình, giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong
Đảng, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, chống mọi biểu hiện độc đoán chuyên quyền, cục bộ địa phương, chia rẻ bè phái trong Đảng.
Để hoàn thành nhiệm vụ nặng nề đó, phải xây dựng, phải củng cố nhà nước XHCN làm cho nước ta thực sự là của dân, do dân, vì dân lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng do Đảng CS lãnh đạo. Đảng phải độc tôn lãnh đạo, không chia sẽ sự lãnh đạo cho bất kỳ lực lượng nào, không đa nguyên chính trị, đa đảng đối. Nếu như vậy thì mất vai trò lãnh đạo Đảng, tạo điều kiện cho thế lực phản động trong nước và quốc tế ngóc đầu dạy chống phá CM Việt Nam. Theo như các chuyên gia về thể chế chính trị của Liên hợp quốc công bố khi điều tra 129 nước trên thế giới: Trong 23 nước có 1 Đảng lãnh đạo thì có 19 nước ổn định, 4 nước tương đối ổn định, còn 26 nước đa đảng có nền kinh tế đang phát triển thì có 11 nước
ổn định, 2 nước tương đối ổn định và 13 nước là không ổn định…Từ đó chúng ta thấy rằng tính dân chủ như thế nào sẽ ổn định chính trị đất nước đó chứ không phải là bao nhiêu đảng lãnh đạo.
Về kinh tế, chúng ta phát triển mạnh mẽ LLSX, thực hiện công nghiệp hoá đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện, và con đường để thực hiện điều đó trong giai đoạn hiện nay là xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với nhiều thành phần kinh tế, chấp nhận sự cạnh tranh, quy luật giá trị thị trường điều tiết nền sản xuất hàng hoá. Đồng thời từng bước thiết lập quan hệ sản xuất XHCN từ thấp đến cao phù hợp với trình độ phát triển đã được của LLSX ở những vùng, những ngành kinh tế khác nhau và ở những giai đoạn khác nhau của thời kỳ quá độ, xây dựng nền kinh tế quốc dân và tập thể ngày càng giữ vai trò chủ đạo.
Nghị quyết Đại hội IX của Đảng: “Kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sỡ hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc…”. Thực hiện nhiều hình thức phân phối, trong đó lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu.
Từng bước xây dựng cơ sở kinh tế với nhiệm vụ trọng tâm là CNH – HĐH đất nước. Phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam trở thành nước công nghiệp hiện đại. Xây dựng đội ngũ cán bộ – công nhân kỷ thuật và nhân tố con người luôn ở vị trí trung tâm trong toàn bộ chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Đảng ta xác định : Giáo dục đào tạo là quốc sách để tạo ra trí tuệ cho sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xem nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng hàng đầu trong các nhân tố cấu thành nên nội lực của đất nước
Về văn hoá tư tưởng ; để có chủ nghĩa xã hội ngoài nhiệm vụ phát triển kinh tế chúng ta phải tiến hành cách mạng XHCN trên lĩnh vực
tư tưởng và văn hoá làm cho thế giới quan Mác Lê Nin và tư tưởng, đạo đức HCM giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội. Xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người. Đại hội 9 của Đảng nêu:
“Đặt trọng tâm vào nghiên cứu để giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng đất nước đi lên XHCN, cung cấp luận cứ cho việc hoạch định đường lối chiến lược cho chính sách phát triển kinh tế – XH và phát huy nhân tố con người hiện nay. mở rộng và nâng cao hiệu quả cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, xây dựng nếp sống văn minh và gia đình văn hoá, xây dựng phong trào người tốt việc tốt, làm cho văn hoá thấm sau vào môi trường khu dân cư, từng gia đình, từng người, để hình thành hệ giá trị mới của con người Việt Nam, kếâ thừa các giá trị văn hoá của dân tộc và tiếp thu tinh
hoa văn hoá nhân loại tạo sức đề kháng để chống lại văn hoá đồi truỵ, độc hại nâng cao văn hoá trong mọi hoạt động về kinh tế, chính trị, XH và sinh hoạt của nhân dân”.
Xây dựng một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại một cách có chọn lọc. Đảng ta khẳng định :” Phát triển văn hoá dân tộc đi đôi với mở rộng giao lưu văn hoá với nước ngoài, vừa giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, vừa tiếp thu tinh hoa văn hoá thế giới ”.
Về Xã hội :Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, tập hợp mọi lực lượng vì sự nghiệp dân giàu nước mạnh, thực hiện công bằng xã hội từng bước khắc phục sự chênh lệch về kinh tế, văn hoá, giáo dục và đời sống xã hội giữa các vùng, các dân tộc.
Khắc phục chênh lệch tính chất lao động và trình độ hưởng thụ. Mặt khác, cũng cần thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước để tạo môi trường quốc tế thuận
lợi cho công cuộc xây dựng CNXH.
Trong khi đặc lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng phát triển kinh tế đất nước, chúng ta cũng phải đồng thời không ngừng nâng cao cảnh giác, củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội bảo vệ vững chắc tổ quốc XHCN.
CM XHCN và XD CNXH là quá trình đòi hỏi tính tự giác cao, bảo đảm vai trò lãnh đạo vững chắc của Đảng cộng sản là nhân tố hàng đầu mang lại tính tự giác đó. Cho nên cần xây dựng Đảng thật sự trong sạch vững mạnh, Đảng phải vững mạnh về tư tưởng và tổ chức để đủ sức hoàn thành nhiệm vụ là người lãnh đạo chính trị đối với quá trình XD CNXH ở nước ta, không chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập để phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng ta.
Bằng sự nổ lực trên tất cả những lĩnh vực đó, nắm vững định hướng XHCN trên cơ sở định hướng đó để có hình thức và bước đi thích hợp, xa rời định hướng XHCN; sai
lầm trong hình thức và bước đi trong sự nghiệp đổi mới đều có thể trả giá rất đắc là không bao giờ đạt được mục tiêu XHCN.
Chúng ta nhất định sẽ thực hiện thành công vượt qua thời kỳ quá độ đi lên CNXH theo mục tiêu đã đề ra.
Những ND cơ bản của TK quá độ lên CNXH ở VN.
Đại thắng mùa xuân năm 1975 mở ra giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc ta:
chấm dứt hoàn toàn ách thống trị của CN đế quốc, Tổ quốc thống nhất, cả nước có hoà bình và đi vào xây dựng cuộc sống mới.
Những nhân tố chính trị, kinh tế, văn hóa tinh thần trong xã hội mới tạo nên khuynh hướng mới, con đường mới. Và dù với trình độ khác nhau, các nhân tố đó bước đầu đã mang tính chất tiến bộ, phù hợp trào lưu tiến hóa của thời đại.
Phát triển theo đúng quy luật khách quan, nhất định tính chất XHCN của các nhân tố đó sẽ ngày càng tăng lên, quy mô tồn tại ngày càng mở rộng. Con đường để giữ vững độc lập tự do, hạnh phúc ấm no cho dân tộc không còn con đường nào khác 26