Xét về mặt nội dung, hệ thống luật pháp về thị trường chứng khoán đề cập đến 3 vấn đề chủ yếu sau:
9.1 Quản lý nhà nước đối với sự hình thành, tổ chức hoạt động & phát triển thị trường chứng khoán
Bất kỳ nền kinh tế thị trường phát triển nào cũng cần có sự điều tiết của nhà nước. Mức độ & phạm vi điều tiết của nhà nước như thế nào tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của những quan hệ thị trường & một loạt những nhân tố cụ thể khác. Quản lý nhà nước đối với việc hình thành & phát triển thị trường chứng khoán là một nhu cầu khách quan của sự phát triển kinh tế thị trường nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi để mọi chủ thể tham gia các qh trên thị trường chứng khoán khai thác được tối đa những thế mạnh của thị
trường chứng khoán & hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực của nó. Mặt khác nhằm tạo ra những điều kiện thực tế & thuận lợi phù hợp với những đặc điểm kinh tế – chính trị – xã hội của đất nước trong mỗi giai đoạn phát triển lịch sử cụ thể để thị trường chứng khoán ổn định, phát triển, hoạt động lành mạnh & có hiệu quả.
Nhà nước quản lý đối với sự hình thành & phát triển thị trường chứng khoán được thực hiện dưới nhiều hình thức & bằng nhiều công cụ khác nhau, chẳng hạn thông qua việc ban hành Luật thị trường chứng khoán,luật về SGDCK; thực hiện các chính sách nhà nước về tài chính, tiền tệ, tín dụng, đầu tư, lãi suất, tỷ giá, thuế…
Nhà nước tổ chức & cho phép thành lập các tổ chức, cá nhân tiến hành những hoạt động kinh doanh vốn, tiền tệ bằng sự kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách & pháp luật về tổ chức & hoạt động của thị trường chứng khoán.
9.2 Xác lập các quy chế pháp lý của các chủ thể tham gia các quan hệ trong lĩnh vực thị trường chứng khoán
Khi tham gia vào các quan hệ thị trường chứng khoán, giữa các chủ thể đã hình thành những quan hệ nhất định. Để những hoạt động hết sức năng động này diễn ra theo một trật tự, pháp luật cần qui định:
Vị trí, vai trò & chức năng của mỗi loại chủ thể tham gia thị trường.
Những quyền & nghĩa vụ cũng như trách nhiệm của các chủ thể trong những hoạt động thuộc lĩnh vực thị trường chứng khoán.
Những trình tự, thủ tục tổ chức, thành lập các pháp nhân hoạt động trên thị trường chứng khoán.
9.3 Điều chỉnh các chức năng, hình thức & các hoạt động của thị trường chứng khoán phù hợp với những đặc điểm, hình thức & những quan hệ xã hội nẩy sinh từ quá trình hình thành & phát triển của thị trường chứng khoán & sự phát triển của nền kinh tế.
Phần II : Chứng khoán & các nhân tố ảnh hưởng tới giá cả chứng khoán A. Chứng khoán
Chóng ta đã biết bất kỳ một thị trường nào như thị trường lao động, thị trường tiền tệ, thị trường hối đoái... đều cần có loại hàng hoá riêng. TTCK cũng vậy, nó có hàng hoá riêng của nó, hàng hoá này còn gọi là chứng khoán.
Vậy chứng khoán là gì?
Chứng khoán thực chất là bằng chứng (là văn bản hay chứng từ) xác nhận quyền sở hữu hay quyền chủ nợ hợp pháp có thể chuyển nhượng của người sở hữu chứng khoán đối với tài sản và các lợi Ých khác của người phát hành. Nó có những đặc điểm về tính lỏng, khả năng sinh lời và tính rủi ro.
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của TTCK, các chứng khoán cũng được đa dạng hoá với nhiều hình thức mới mẻ khác nhau. Vì vậy, người ta có thể phân loại, xem xét chứng khoán dưới nhiều tiêu thức: phân loại chứng khoán căn cứ vào chủ thể phát hành, căn cứ vào lợi tức thu được từ chứng khoán, căn cứ vào thị trường nơi chứng khoán giao dịch và căn cứ theo tính chất huy động vốn. Ở đây, em chỉ tập trung nghiên cứu chứng khoán theo tính chất huy động vốn. Theo tiêu thức này, chứng khoán bao gồm:
- Cổ phiếu
Cổ phiếu là một loại chứng từ (được ghi trên văn bản hay trên hệ thống điện tử) do các công ty cổ phần phát hành xác nhận quyền sở hữu hợp pháp của người có cổ phiếu với tài sản của người phát hành.
Cổ phiếu có thể được chia ra thành các loại như sau:
Cổ phiếu thường: thể hiện quyền sở hữu được bỏ phiếu đối với một công ty cổ phần.
Cổ phiếu ưu đãi: cũng giống cổ phiếu thường nhưng những cổ đông sở hữu nó có thể được hưởng một số ưu đãi hơn so với những cổ đông thường, ví dụ có thể được nhận cổ tức trước cổ đông thường hay có quyền ưu tiên được nhận tài sản trước trong trường hợp công ty bị giải thể...
Trong cổ phiếu ưu đãi lại có nhiều loại:
Cổ phiếu ưu đãi tích luỹ và không tích luỹ.
Cổ phiếu ưu đãi tham dự và không tham dù chia phần.
Cổ phiếu ưu đãi có quyền chuyển đổi thành cổ phiếu thường.
Cổ phiếu ưu đãi có quyền chuộc lại.
Chứng khoán ngân quỹ.
Chứng khoán trôi nổi.
- Trái phiếu
Trái phiếu là một loại chứng từ (ghi ở dạng văn bản hay trên hệ thống điện tử) chứng nhận quyền đòi nợ (cả gốc và lãi) của trái chủ (người sở hữu trái phiếu) với người phát hành. Trái phiếu thường được phát hành do Chính phủ trung ương, địa phương, các công ty, tổ chức phát hành.
Trái phiếu có hai loại chính là trái phiếu công ty và trái phiếu chính phủ - địa phương.
Với trái phiếu công ty người ta lại có thể phân thành các loại chính:
Trái phiếu vô danh.
Trái phiếu ghi tên.
Trái phiếu có thể thu hồi.
Trái phiếu có thể chuyển đổi.
Trái phiếu bảo đảm: trái phiếu có tài sản thế chấp hoặc cầm cố.
Trái phiếu không bảo đảm.
Đối với trái phiếu chính phủ-địa phương: có thể là ngắn hạn, trung và dài hạn. Mặc dù TTCK là nơi mua bán chủ yếu các chứng khoán trung và dài hạn, tuy nhiên ở đây ta vẫn xét tất cả các loại trái phiếu:
Kỳ phiếu kho bạc ngắn hạn
Trái phiếu kho bạc trung và dài hạn - Giấy bảo đảm quyền mua cổ phiếu gồm
Chứng quyền là một quyền đặt mua hay mua cổ phiếu mới được phát hành tại một giá xác định (thường thấp hơn giá thị trường hiện hành) theo tỷ lệ thuận với số cổ phiếu mà họ đang sở hữu. Chứng quyền thường có thời hạn từ 2-30 ngày.
Trái quyền (thường gắn với 1 chứng khoán) là một quyền mua cổ phiếu cho phép người giữ nó mua cổ phiếu theo một giá nhất định đến một thời điểm nào đó trong tương lai. Giá xác định trên trái quyền cao hơn giá thị trường hiện hành của cổ phiếu.
- Hợp đồng kì hạn
Hợp đồng kì hạn là một hợp đồng tài chính, trong đó hai bên cam kết chắc chắn mua hoặc bán một công cụ tài chính vào một thời điểm trong tương lai.