Sự vận động của giá cả chứng khoán

Một phần của tài liệu Thị trường chứng khoán & các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả chứng khoán (Trang 30 - 33)

- Chứng khoán là một loại hàng hoá đặc biệt, giá cả của nó cũng bị chi phối bởi quy luật cung cầu; nhưng cơ chế hình thành giá cả của các hàng hoá chứng khoán không giống như sự hình thành giá cả của các hàng hoá dịch vụ thực trong nền kinh tế quốc dân. Hàng hoá chứng khoán trong lưu hành chỉ còn là hình bóng được phản chiếu từ hàng hoá thực & những vấn đề kinh tế cơ bản của quốc gia. Thị trường chứng khoán là nơi mua bán các cổ phần của các công ty hay nói cách khác, người ta mua bán hàng hoá chứng khoán(cổ phiếu) là mua bán quyền sở hữu công ty. Còn mua bán hàng hoá thực là mua bán giá trị sử dụng của hàng hoá đó. Tính chất khác biệt này cho ta nét đặc thù trong sự vận động giá cả của hai loại hàng hoá này. Giá cả xoay quanh giá trị, mà giá trị của hàng hoá thực được kết tinh từ lợi thế sử dụng những nguồn lực hữu hình, vô hình của công ty & được nhu cầu của thị trường phán quyết.

giá cả chứng khoán của công ty chỉ là hình bóng được phản chiếu đồng thời:

giá cả hàng hoá thực, hiện trạng hoạt động & triển vọng của công ty cùng với tình hình kinh tế cơ bản trong nước, thậm chí cả trên thế giới nữa. Xu thế tăng lên của các chỉ số giá cả chứng khoán là thước đo của một nền kinh tế tài chính phát triển lành mạnh.

- Qua các quan sát & thống kê sự vận động của giá cả chứng khoán, nhất là giá cả của các cổ phiếu trên thị trường đã cho ta thấy được những nét đặc thù trong sù biến động của giá cả chứng khoán trên thị trường sau:

1. Thị giá cổ phiếu có thể tăng lên gấp vài chục – cá biệt có thể hàng trăm lần – trong khi đó giá cả hàng hoá chỉ tăng lên chút Ýt. Chỉ số giá cả tăng do khối lượng tiền lưu thông tăng đã gây nên lạm phát nhẹ, những thị giá chứng khoán tăng lên quá cao như vậy không thể được giải thích bởi một yếu tố hữu hình là khối lượng tiền tệ lưu thông ở thị trường chứng khoán nhiều hơn gây ra lạm phát nặng hơn là ở thị trường hàng hoá dịch vụ. Điều đó chỉ có thể được gây ra bởi tâm lý đầu cơ đã đẩy giá chứng khoán lên cao. Như vậy, kinh

tế thị trường đã che giấu một nền kinh tế ảo ngày càng có tính chất đầu cơ.

Thị giá chứng khoán có thể tăng gần như không giới hạn, tạo ra cái gọi là

“bong bóng tài chính” .Nó sẽ bị vỡ ra khi lên tới đỉnh điểm của giá đầu cơ.

Khi Êy sẽ gây ra khủng hoảng tiền tệ & thị trường chứng khoán.

2. Sự khác biệt về giá cả chứng khoán với giá cả của hàng hoá thực, vàng hay các ngoại tệ khác là tuy chúng có thể cùng lên, những khi xuống giá thì chứng khoán có thể xuống không còn đồng nào. Hàng hoá & vàng thị tự bản thân nó đã có giá trị (giá trị & giá trị sử dụng) nên nó vẫn giữ được giá tháp nhất mà người ta có thể chấp nhận, nó không thể rớt xuống không; ngoại tệ sẽ được Chính phủ các nước giữ giá ở một mức nào đó vì nếu không sẽ gây bất ổn về chính trị – xã hội. Trong khi đó chứng khoán đặt cơ sở hoàn toàn trên niềm tin, mà niềm tin là một thứ vô hình, cho nên khi niềm tin mất đi sẽ khó ngăn chặn được chứng khoán mất giá hoàn toàn.

3. Công ty cổ phần không tăng vốn qua việc thị giá cổ phiếu tăng ở thị trường thứ cấp. Đây là một trong những đặc trưng cơ bản nhất của thị trường chứng khoán. Như vậy: thị trường chứng khoán thứ cấp là thị trường không tạo vốn cho các tổ chức phát hành – tức là không tạo vốn cho nền kinh tế. Giá trị của hàng hoá chứng khoán là hình ảnh động phản ánh những giá trị hữu hình, vô hình của hàng hoá thực & những vấn đề kinh tế cơ bản khác.

Như trên đã giải thích, giá ban đầu ghi trên cổ phiếu (giá cổ phiếu ở thị trường sơ cấp) sau một thời gian lưu hành trên thị trường chứng khoán (ở thị trường thứ cấp) bị lu mờ & đi vào quên lãng, vì cổ phiếu này đã có giá trị mới do thị trường chứng khoán quy định. Giá trị ban đầu thu được từ việc bán các cổ phần được các công ty phat hành dùng vào việc đầu tư dài hạn tạo ra hàng hoá dịch vụ thực mới. Như vậy số phận của hai loại hàng hoá đã được đinh đoạt. Nếu công ty này phát triển bình thường & nền kinh tế phát triển bình thường thì sự vận động tổng quan của giá cả cổ phiếu có xu thế tăng lên. Phần gia tăng của giá cả chứng khoán sau khi trả tiền hoa hồng cho nhà môi giới &

nộp thuế thu nhập thì lợi nhuận thuộc về những người đầu tư ngắn hạn rồi bán

đi. Lợi nhuận này không hề có mối liên quan nào hoặc nghĩa vụ nào đối với hàng hoá sơ cấp ban đầu, điều này giải thích vấn đề đã nêu ra là: thị giá cổ phiếu tăng những làm tăng vốn của công ty cổ phần.

4. Thị trường chứng khoán là thị trường mua bán những “tư bản giả”.Tư bản thật nằm trong vốn cổ phiếu biểu hiện thành máy móc, thiết bị, nhà xưởng, nguyên liệu, thành phẩm… của các công ty cổ phần. Tư bản giả chính là những “chứng chỉ biên nhận” số vốn cổ phần mà ta đã góp vào công ty mà ta gọi là cổ phiếu, không có giá trị bản thân, lại có thể mua bán ở thị trường thứ cấp. Theo góc độ phân tích ở mục 3 thì giá trị của cổ phiếu lưu hành thoát ly khái t thực của cổ phần mà công ty phát hành ban đầu để trở thành “tư bản giả” từ đó dẫn đến khái niệm “tư bản giả sinh lời” của Kart Max.

5. Sự ổn định về chính trị, kinh tế, tỷ giá hối đoái… đều có ảnh hưởng lớn đến tính ổn định của thị giá chứng khoán. Điều này như một quy luật tất nhiên, nhưng nếu áp dụng trên thực tế lại là điều khó giải thích. Thực tế là chỉ số chứng khoán luôn cao hơn chỉ số giá cả tiêu dùng do tính hấp dẫn của nó như: mọi người đều có chung một một cơ hội đầu tư, cất giữ vốn ngắn hạn mà vẫn được hưởng mức lãi suất cao, tính thanh khoản hoàn hảo.

6. Thị trưêng chứng khoán là một thị trường hoạt động theo quy luật cung – cầu nhưng không phải dễ dàng khám phá ra quy luật & dự đoán quy luật diễn biến giá cả chứng khoán trong tương lai như các thị trường khác. Trên thực tế, quy luật diễn biến giá cả chứng khoán thường trái ngược với suy diễn của mọi người, đó là giá cổ phiếu diễn biến theo “bước đi ngẫu nhiên” phản ánh trong nó đầy đủ & tức thời tất cả các thông tin có liên quan đến người đầu tư & nền kinh tế. Các thay đổi về giá cả cổ phiếu hiện tại không chứa đựng thông tin về thay đổi giá cả trong tương lai của chúng. Nói cách khác, tại một thời điểm nhất định không thể dự đoán chính xác giá cổ phiếu sẽ lên hay xuống bởi vì thị trường mua bán chứng khoán thông qua những thông tin, mà các thông tin đó lại luôn biến động hàng ngày, thậm chí hàng phút trên thị trường.

Một phần của tài liệu Thị trường chứng khoán & các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả chứng khoán (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w