C. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả chứng khoán
I. Các nhân tố nội sinh
Những nhân tố làm tăng, giảm giá trị của cổ phiếu hoặc sự tồn tại & phát triển của cổ phiếu mà người ta gọi là nhân tố nội sinh (can thiệp gần). Nhân tố
quyết định sự tồn tại của hàng hoá chứng khoán là lợi thế khai thác sử dụng các nguồn lực của công ty, lợi thế kinh doanh & các lợi thế vô hình khác mà công ty đã tạo dựng được cho hàng hoá thực của mình; kể cả phần tích tụ lợi nhuận không chia của công ty cổ phần để tái đầu tư, tạo lợi thế so sánh cho hàng hoá như giá cả, chất lượng, hợp thị hiếu… Những lơi thế này được phản ánh thông qua việc đánh giá tình hình hoạt động sản xuất – kinh doanh &
triển vọng phát triển của công ty.
1.1 Tình hình hoạt động của công ty:
Tình hình hoạt động của công ty được thể hiện trên các mặt sau:
Chỉ tiêu về lợi nhuận ròng trên doanh sè
Tình hình tài chính của công ty mạnh hay yếu căn cứ vào chỉ tiêu nợ trên vốn riêng - chỉ tiêu này nói lên khả năng thanh toán các khoản vay nợ của công ty.
Cơ cấu vốn là việc công ty sử dụng các nguồn vốn khác nhau với một tỷ lệ nào đó. Cơ cấu vốn của công ty là một trong những nhân tố đóng vai trò quyết định đối với sự hoạt động ổn định & tồn tại lâu dài của công ty. Cơ cấu vốn ảnh hưởng đến rủi ro cố hữu trong cổ phiếu thường của công ty, & do đó ảnh hưởng đến lợi nhuận yêu cầu & giá cả cổ phiếu. Khi công ty sử dụng nhiều nợ sẽ làm tằn rủi ro đối với lợi nhuận & làm giảm giá cổ phiếu. Tuy vậy, tỷ lệ nợ cao hơn trong phạm vi nhất định nào đó cũng thường dẫn đến tỷ suất lợi nhuận trên một cổ phiếu cao hơn & do đó làm cho giá cả Chính phủ tăng.
Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Thu nhập & nhu cầu của người tiêu dùng
Giá cả các hàng hoá dịch vụ có liên quan
Nhu cầu & thị hiếu của người tiêu dùng đối với sp hàng hoá của công ty như: chất lượng sp, công năng, giá tiêu thụ & khả năng thoả mãn.
Giá cả & số lượng của các yếu tố sản xuất( đầu vào như nguyên vật liệu,năng lượng, vốn) cả trong & ngoài nước.
Tình trạng cạnh tranh trên thị trường trong nước & quốc tế. Bởi vì sp của công ty làm ra sẽ luôn chịu những tác động lớn của yếu tố cạnh tranh.
Vốn & phương thức quản trị tài chính cảu công ty.
Lao động & cách tổ chức, sắp xếp lao động.
Trình độ & bản lĩnh kinh doanh của người lao động.
Giá cả hàng hoá dịch vụ của công ty.
Trình độ công nghệ, trang thiết bị, máy móc trong công ty.
Chính sách, kế hoạch, chiến lược kinh doanh của công ty…
1.2 Triển vọng của công ty:
Triển vọng phát triển của công ty chịu sự tác động của yếu tố môi trường:
môi trường bên trong & môi trường bên ngoài.
1.2.1 Môi trường bên trong
Bao gồm các yếu tố từ 1-5 kể trên.
1.2.2 Môi trường bên ngoài
Các yếu tố của môi trường bên ngoài là các yếu tố về hiện trạng cảu nền kinh tế - chính trị - xã hội… ảnh hưởng đến các hoạt động của công ty như các chính sách của Chính phủ, chu kỳ kinh tế, lạm phát, giảm phát, các điều kiện về chính trị - xã hội, các yếu tố tiêu cực phát sinh trên thị trường chứng khoán… Những biến đọng này ảnh hưởng đến nhu cầu sản phẩm của công ty, giá cả & việc xác định lại phương hướng sản xuất của công ty như mở rộng sản xuất sp cò hay phát triển sản phẩm mới & phát triển nó như thế nào.
Ta có thể đánh giá viễn cảnh tăng trưởng của công ty thông qua các chỉ số:
Tỷ suất P/E(là tỷ lệ giữa giá cổ phiếu hiện hành với thu nhập của từng cổ phiếu trong năm gần nhất). Nó là mét trong các yếu tố quan trọng mà người đầu tư vào cổ phiếu dựa vào đó để đưa ra các phán đoán của mình. Mặt khác, nó còn cho chóng ta biết được người mua cổ phiếu phải trả bao nhiêu tiền cho mỗi 1 đồng thu nhập do công ty tạo ra từ cổ phiếu đó.
Giá trị ghi sổ P/B là hệ số so sánh giá cổ phiếu của công ty với tổng tài sản của mỗi cổ phần. Nó là giá trị thị trường của cổ phiếu chia cho vốn cổ đông(tổng tái sản – tổng nợ) trên mỗi cổ phiếu của công ty.
Nếu hệ số P/E & P/B của một công ty nào đó thấp hơn hệ số đó của các công ty khác trong cùng nghành, ta có thể nghĩ rằng công ty đó có độ rủi ro cao hơn các công ty khác, hay tiềm năng tăng trưởng thấp hoặc cả hai.
Từ đó ta có thể đi đến nhưng nhận xét:
Thị giá cổ phiếu của một công ty được quyết định bởi thị phần của nó mở rộng hay thu hẹp ở trong nước cũng như ở nước ngoài, bởi uy tín điều hành của Ban giám đốc, bởi khả năng về lợi nhuận của chính công ty đó. Những cổ phiếu có cổ tức cao thường có giá thị trường cao, chỉ những công ty làm ăn tốt mới có khả năng trả cổ tức cao & chỉ có những công ty có ban quản trị tốt mới có khả năng ăn nên làm ra. Cũng có những cổ phiếu chỉ có lãi suất khiêm tốn nhưng vẫn có giá ở thị trường chứng khoán vì đó là của những công ty có triển vọng phát triển, hứa hẹn nhiều lãi trong tương lai.
Giá cổ phiếu của một doanh nghiệp phụ thuộc vào cổ tức & thu nhập dự kiến của doanh nghiệp đó. Nhưng viễn cảnh của một doanh nghiệp lại phụ thuộc vào viễn cảnh của nền kinh tế - chính trị - xã hội mà trong đó doanh nghiệp hoạt động. trong phần lớn các trường hợp thì môi trường bên trong &
môi trường bên ngoài có tương quan thuận ở mức cao, tức là nếu nền kinh tế, chính trị, xã hội có sự ổn định & triển vọng tăng trưởng tốt thì sẽ có tác động tốt đối với các công ty. Và nếu các công ty, các tổ chức tài chính hoạt động ổn định & có triển vọng phát triển sẽ góp phần vào việc ổn định & tăng trưởng chung của nền kinh tế.