Các nhân tố can thiệp

Một phần của tài liệu Thị trường chứng khoán & các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả chứng khoán (Trang 44 - 57)

C. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả chứng khoán

III. Các nhân tố can thiệp

Sự lệ thuộc của một công ty vào những yếu tố đầu vào, đầu ra hoặc sự lệ thuộc về tài chính, tiền tệ bởi một tổ chức khác, hay bởi một nền kinh tế khác, nếu các đối tác đó bị khủng hoảng có thể kéo công ty phá sản theo cơ chế Domino. Các nhân tố can thiệp có thể liệt kê ra đây là: sự đầu cơ,móc ngoặc, lũng đoạn chứng khoán của cá nhân hay các tổ chức khác trong & ngoài nước đã tạo ra cung cầu chứng khoán giả tạo, làm giá cả hàng hoá chứng khoán méo mó; các chính sách can thiệp của Chính phủ…

3.1 Ảnh hưởng của các hành vi tên thị trường 3.1.1 Đầu cơ

Đầu cơ là hành động có tính toán của những người dự đoán & phân tích được sự vận đọng nội tại của quan hệ cung cầu về một loại chứng khoán nào đó, dám chấp nhận rủi ro, tích luỹ chứng khoán để tạo ra nạn khan hiếm giả

tạo& hình thành một mức giá cảu chứng khoán đó không đúng với giá trị thực cảu nó. mục tiêu cảu đầu cơ là tìm cách nâng giá lên rồi bán ồ ạt chứng khoán đó ra thị trường, hoặc giữ giá ổn định ở mức cao hơn giá lúc trước (chủ yếu dùng trong bảo lãnh phát hành) & tìm cách giảm giá xuống rồi mua về các chứng khoán đó càng nhiều càng tốt, sau đó bán ra theo giá cao để kiếm lời.

Mục tiêu của các nhà đầu cơ chứng khoán nhằm tới không chỉ ở một vài loại chứng khoán mà là ở tất cả các loại chứng khoán của một thị trường tài chính ở một nước nào đó làm cho chỉ số giá chứng khoán chung giảm rất mạnh kèm theo giá ngoại tệ lên rất cao, gây ra tâm lý “tháo chạy” của mọi nhà đầu tư ra khỏi thị trường chứng khoán đó. Các hoạt động cảu đầu cơ được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn khác nhau. Để khái quát ta có thể đưa ra các dạng sau:

1. Bán giả:

Là những hoạt động có giao dịch mua bán một hay một số chứng khoán những không có việc chuyển giao quyền sở hữu về chứng khoán. Đó là hoạt động do 2 người đầu cơ tạo ra những vụ giao dịch khi đưa ra một mức giá khác biệt với chiều hướng diên biến của thị trường mà cả 2 đều chấp thuận những không có việc chuyển giao chứng khoán & thanh toán tiền. Mét loại bán giả khác được thực hiện khi một người đầu cơ đưa ra những lệnh phối hợp cho 2 người môi giới, ông ta bán cổ phiếu thông qua người môi giới này rồi lại mua lại chính cổ phiếu đó thông qua người môi giới kia với giá không phù hợp với thị trường hoặc người đầu cơ bán đi một số chứng khoán rồi nhờ người khác đồng loã mua lại toàn bộ số chứng khoán đó cũng theo giá như các hành động trên.

2. Hùn vốn

à hành vi liên kết tạm thời giữa hai hay nhiều người trong mét phi vô mua bán chứng khoán để cùng mua cho giá tăng lên, hoặc cùng bán cho giá giảm đi. Đến khi giá đã tăng lên hoặc hạ xuống đến mức họ cho là tối ưu, một người trong số đó sẽ mua vào hoặc bán hết số cổ phiếu mà họ đầu cơ. hùn vốn nếu có “tay trong” là người ở một vị trí nắm được những thông tin nội bộ &

cung cấp những thông tin đó cho nhóm hùn vốn này thực hiện mua bán chứng khoán nhằm thu lợi nhuận tối đa thì sự hùn vốn này trở thành mua bán nội gián.

3. Thu hót

Là hành động đưa ra hầu hết số cổ phiếu của một loại chứng khoán nào đó đang lưu hành trên thị trường, tập trung vào một hoặc một hoặc một vài người, khiến cho thị trường khan hiếm làm cho giá của loại cổ phiếu đó tăng lên. Khi giá tăng lên đến mức người đầu cơ cho rằng đã có lợi nhuận tối đa thì họ sẽ bán ra tất cả các cổ phiếu của mình có cùng với số cổ phiếu của người khác. Đây được coi là hành động bán khống (sẽ đề cập cụ thể ở phần sau) Qua đó có thể nhận thấy người đầu cơ trong thị trường chứng khoán không giống như ở thị trường hàng hoá thông thường. Ở thị trường hàng hoá thông thường, khi thấy giá xuống thì họ vội bán hàng hoá cất giữ của mình ra thị trường để thu tiền về vì sợ để lâu sẽ lỗ nhiều hơn & ngược lại. Còn người đầu cơ trong thị trường chứng khoán làm ngược lại. Họ đã có hàng hoá chứng khoán trong tay đã mua trước kia với giá thấp nay bán ra khi thấy giá lên để kiếm lời. như vậy họ làm cho sè cung chứng khoán tăng lên khiến giá tụt xuống. Khi nghĩ giá chứng khoán sẽ còn xuống, vd đang ở mức 5USD chẳng hạn, họ sẽ vay hàng cảu công ty môi giới để bán. Lúc giá xuống đến mức 3 USD, họ mua vào để trả nợ. Vậy là khi giá xuống họ lại mua chứng khoán vào làm cho mức cầu tăng lên, giúp giá lên lại. Trong cả hai trường hợp, họ giúp thị trường binh thường hoá giá cả - rủi ro của họ là khi mua vào mà giá lại tăng lên là lỗ.

3.1.2 Mua bán khống

Hành động của một nhà đầu tư bình thường là : mua chứng khoán (cổ phiếu) rồi sau đó bán lại để kiếm lời. Với hình thức mua bán khống, thứ tự này bị đảo ngược. Nhà đầu tư bán cổ phiếu trước rồi mua chóng sau (cả 2 trường hợp này nhà đầu tư không hề có cổ phiếu). Mua bán khống là việc lợi dụng sự giảm giá của 1 loại chứng khoán để vụ lợi. Thay vì mua, người mua

bán khống vay cổ phiếu của nhà môi giới & bán nó. sau đó họ mua lại Chính phủ đó trên thị trường để trả cho nhà môi giới mà họ đã vay.

3.1.3 Lũng đoạn công ty

Nhìn chung, luật các nước đều qui định tỷ lệ sở hữu tái sản của mỗi cổ đông. Các cổ đông không được quyền chiếm hữu tái sản doanh nghiệp vượt quá tỷ lệ này. Mục đích quy định đó là nhằm tránh lũng đoạn doanh nghiệp bởi một vài cá nhân nào đó. Tuy nhiên thông qua thị trường chứng khoán, người ta có thể mua chứng khoán doanh nghiệp tới mức có thể khống chế hoạt động của doanh nghiệp đó bằng vốn của một người những đứng tên nhiều người. Các cách lũng đoạn doanh nghiệp có thể là:

Thông đồng với nhau thực hiện việc mua bán một loại chứng khoán nhằm mục đích tạo ra cung cầu giả tạo.

Giao dịch mua bán chứng khoán mà không thực hiện việc chuyển quyền sở hữu chứng khoán đó.

Liên tục mua chứng khoán với giá cao, hoặc bán liên tục với giá thấp nhằm làm cho giá trị của cổ phiếu đó tăng hay giảm để đầu cơ.

Mua lại chứng khoán của chính mình khi chưa nhận được phép của UBCK nhà nước, nếu là tổ chức phát hành. Những cách thức mua bán trên sẽ gây ra hậu quả là làm xáo động cho giá cả chứng khoán của công ty trên thị trường.

3.2 Ảnh hưởng của các chính sách vĩ mô

Có thể nói: các chính sách của Chính phủ là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một nước,đồng thời nó còn tác động đến sự hoạt động ổn định & phát triển của thị trường chứng khoán. Mục tiêu của các chính sách của Chính phủ là nhằm hạn chế chu kỳ kinh tế, tránh hiện tượng lạm phát hoặc giảm phát cao, thất nghiệp nhiều, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP…, mặt khác nó gây ra sự biến động về lãi suất & tỷ giá hối đoái trên thị trường. những điều này có tác động không nhỏ đến thị trường chứng khoán nói chung & giá cả của các loại chứng khoán nói riêng. Sau đây chúng ta sẽ xem xét tác động của các chính sách đó.

3.2.1 Chính sách tài khoá

Để ổn định hoá nền kinh tế, chính sách tài khoá được sử dụng theo cả 2 hướng: mở rộng & thu hẹp.

Như ta đã biết: thị trường sản phẩm cân bằng khi nền kinh tế nằm trên LM.

như vậy hai loại thị trường cùng cân bằng khi nền kinh tế nằm ở giao điểm giữa 2 dường (điểm E0), ứng với sản lượng Y0 & lãi suất thị trường là r0.

+ Khi sản lượng nhỏ hơn sản lượng tiềm năng (IS2,E2), nền kinh tế bị suy thoái. Vì vậy, để chống suy thoái, Chính phủ phải áp dụng chính sách tài khoá mở rộng bằng cách tăng chi tiêu mua hàng hoá & dịch vụ G, giảm thuế T. từ đó tổng cầu tăng, đường IS dịch chuyển sang phải, làm cho sản lượng & lãi suất cùng tăng. Nếu giải pháp rất thường hay xẩy ra này được áp dụng thì giá trị của các phương án đầu tư sẽ tăng, khi đó sẽ có nhiều người tìm cách bán chứng khoán để chuyển sang hình thức gửi tiết kiệm dẫn đến giá cả của các chứng khoán giảm. Bởi vì khi lãi suất tăng, lợi nhuận từ các khoản tiền cố định cũng tăng & do đó làm cho giá chứng khoán giảm xuống.

r1

r0

r2

LM

LM LM

IS2

Y2 M M

E2

E0

E1

B A

Lãi suất (r)

Sản lượng (Y) E2

Khi sản lượng lớn hơn sản lượng tiềm năng (IS1,E1), nền kinh tế bị lạm phát cao. Muốn chống lạm phát, Chính phủ phải thực hiện chính sách tài khoá thu hẹp bằng cách giảm chi tiêu cho mua hàng hoá & dịch vụ G, tăng thuế T.

Từ đó tổng cầu giảm, đường IS dịch chuyển sang trái & sản lượng trở về mức sản lượng tiềm năng đồng thời là sự sụt giảm lãi suất. Lãi suất giảm khiến cho nhiều người rút tiền tiết kiệm gửi ngân hàng về đầu tư vào việc mua chứng khoán với nhiều mức thu lợi cao hơn dẫn đến làm tăng giá cả chứng khoán trên thị trường.

3.2.2 Chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế mỗi quốc gia vì nó tác động mạnh mẽ tới việc huy động & cho vay vốn của các ngân hàng thương mại. Chính sách tiền tệ là tập hợp tương ứng các quyết định về mức cung ứng tiền tệ nhằm duy trì & ổn định tăng trưởng kinh tế , kiềm chế mức độ lạm phát hoặc giảm phát. Nội dung của chính sách tiền tệ không chỉ là việc kiểm soát tổng phương diện thanh toán mà còn bao gồm việc điều chỉnh lãi suất (lãi suất trần, lãi suất tái cấp vốn), hạn ngạch tín dụng, tỷ giá hối đoái & các ràng buộc hành chính khác. Những vấn đề này đều có ảnh hưởng đến hoạt động mua bán cũng như giá cả của các chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Cũng như chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ cũng được sử dụng theo 2 hướng: mở rộng & thu hẹp.

r1

r0

r2

IS

Y2 M M

E2

E0

E1

Lãi suất (r)

Sản lượng (Y) LM2

LM0

LM1

+ Khi sản lượng nhỏ hơn sản lượng tiềm năng (LM2,E2), nền kinh tế bị suy thoái. Để chống suy thoái thì Chính phủ phải áp dụng chính sách tiền tệ mở rộng, tức là tăng thêm lượng cung tiền vào nền kinh tế. muốn vậy, ngân hàng trung ương phải mua chứng khoán, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, giảm lãi suất chiết khấu, tăng lãi suất ký thác. Lúc đó đường LM dịch chuyển sang phải, sản lượng tăng lên bằng mức tiềm năng làm cho lãi suất giảm. Điều này sẽ dẫn đến khuyến khích đầu tư & nhu cầu tiêu dùng. Mặt khác, khi số lượng tiền trong nền kinh tế tăng, các nhà đầu tư sẽ mua nhiều hơn các loại chứng khoán khiến cho giá cả của nó trên thị trường tăng lên.

+ Khi sản lượng lớn hơn sản lượng tiềm năng(LM1,E1), nền kinh tế bị sốt tăng trưởng bởi lạm phát cao, muốn chống lạm phát thì Chính phủ phải áp dụng chính sách tiền tệ thu hẹp. Muốn vậy, ngân hàng trung ương phải bán chứng khoán, tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất chiết khấu, giảm lãi suất ký thác. Lúc đó đường Lm dịch chuyển sang trái làm cho sản lượng giảm trở về múc tiềm năng, tiền tệ khan hiếm, các công ty hoạt động khó khăn & do đó hoạt động của thị trường chứng khoán giảm nhịp độ đáng kể.

Chính sách tài khoá & tiền tệ thường gây ra những biến động của lãi suất thị trường.bởi vì nó là công cụ có vị trí quan trọng số một trng hệ thống các công cụ của chính sách tiền tệ quốc gia.Dưới đây ta sẽ xem xét đến ảnh hưởng của việc biến động lãi suất thị trường.

3.2.3 Ảnh hưởng của việc biến động lãi suất thị trường

1. Quan hệ giữa lãi suất thị trường (r ) & tỷ suất lợi nhuận chứng khoán (k) Lãi suất biến động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ suất lợi nhuận của chứng khoán & gián tiếp gây ảnh hưởng đến giá cả chứng khoán trên thị trường. Khi lãi suất thị trường giảm & nếu nó thấp hơn tỷ suất lợi nhuận của các chứng khoán thì sẽ làm cho giá cả của chứng khoán tăng. Mặt khác, lãi suất thị trường giảm còn là điều kiện thuận lợi cho sự mở rộng & phát triển sản xuất kinh doanh của các công ty; vì khi đó lãi suất cho vay của các ngân hàng

thương mại cũng giảm. Tất cả những điều này đều có tác dụng thúc đẩy kinh doanh chứng khoán phát triển. Trường hợp lãi suất ngân hàng kiềm giữ ở mức thấp có thể dẫn đến hiện tượng gọi là “Phi trung gian hoá”. Lúc đó, mọi người sẽ đổ xô đến các ngân hàng rút tiền tiết kiệm & dùng nó mua chứng khoán.

Việc cắt giảm lãi suất sẽ là động lực lớn nhất đối với thị trường chứng khoán bởi nó làm gia tăng lòng tin cho các nhà đầu tư, một yếu tố rất cần thiết đối với đời sống thị trường chứng khoán. ngược lại, khi lãi suất thị trường tăng &

nếu nó cao hơn tỷ suất lợi nhuận của chứng khoán thì giá chứng khoán sẽ giảm. Điều này khiến cho hoạt động trên thị trường chứng khoán giảm xuống

& có thể bị ngừng trệ vì người ta thích gửi tiền ngân hàng hơn là mua chứng khoán (vì thu được lợi nhuận cao & an toàn). Qua các phân tích ở trên đã làm nẩy sinh 2 khái niệm: tỷ suất lợi nhuận thực & tỷ suất lợi nhuận danh nghĩa:

+ Tỷ suất lợi nhuận danh nghĩa là mức lãi được quy định sẵn trên mỗi chứng khoán khi phát hành.

+ Tỷ suất lợi nhuận thực là mức giá mà tại đó cung & cầu vốn tên thị trường chứng khoán cân bằng. Cung phụ thuộc vào sự mong muốn của dân chúng thực hiện việc đầu tư chứng khoán khi tạm dừng việc chi tiêu cho tiêu dùng; còn cầu phụ thuộc các cơ hội đầu tư cho các hoạt động của tổ chức phát hành chứng khoán. Giá của chứng khoán trên thị trường biến động tuỳ thuộc vào lãi suất thực trên thị trường biến động ở mức nào.

Các yếu tố cơ bản quyết định đến lãi suất thực là:

Cung, cầu về vốn

Hành động của Chính phủ Tỷ lệ lạm phát hoặc giảm phát

Trên thị trường chứng khoán có nhiều mức lãi suất danh nghĩa khác nhau(tương ứng với số lượng các chứng khoán khác nhau lưu hành trên thị trường)

Từ đồ thị trên ta thấy:

Đường cung tăng dần từ trái qua phải vì tỷ suất lợi nhuận càng cao thì nguồn cung vốn càng nhiều; tức là người đầu tư sẽ tạm hoãn một số nhu cầu tiêu dùng & dành tiền cho việc mua nhiều hơn các chứng khoán. Đường cầu giảm từ trái sang phải vì khi tỷ suất lợi nhuận thực giảm thấp thì càng có nhiều người muốn đầu tư vào tài sản vật chất hơn. Chính phủ & Ngân hàng trung ương có thể dịch chuyển các đường cung & đường cầu qua bên phải hoặc bên trái bằng các chính sách tài chính - tiền tệ. tuy nhiên Chính phủ & ngân hàng trung ương không thể dịch chuyển đẽ dàng lãi suất cân bằng. Những sự dịch chuyển ngắn hạn đối với lãi suất do gia tăng cung ứng tiền tệ có thể dẫn đến những thay đổi của tỷ lệ lạm phát dự kiến & điều đó sẽ làm tăng các mức lãi suất của các kỳ hạn dài hơn, ảnh hưởng đến giá cả của chứng khoán dài hạn.

Nhận xét:

- Việc xác định mức lãi suất thực như trên đồ thị chỉ mang ý nghĩa tương đối ví lãi suất thực là một đại lượng cực kì phức tạp có liên quan đến nhiều yếu tố kinh tế có mối quan hệ hữu cơ với nhau. trong đó yếu tố quyết định cơ bản của lãi suất thực là xu hướng tiết kiệm của các hộ gia đình & khả năng sinh lợi dự kiến của việc mua bán chứng khoán, cùng với yếu tố đó thì lãi suất thực còn có thể bị tác động bởi các chính sách tài chính – tiền tệ của Chính phủ.

E

'

E E''

Mức cân bằng vốn vay Lượng vốn Cầu về vốn Cung về vốn

Các mức cân bằng của tỷ suất lợi nhuận

thùc

Một phần của tài liệu Thị trường chứng khoán & các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả chứng khoán (Trang 44 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w