Các nhân tố ngoại sinh

Một phần của tài liệu Thị trường chứng khoán & các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả chứng khoán (Trang 36 - 44)

C. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả chứng khoán

II. Các nhân tố ngoại sinh

Thị trường chứng khoán chỉ là một bộ phận trong thị trường tài chính nên nó bị chi phối trực tiếp từ những biến cố phát triển lành mạnh hoặc gặp rủi ro có thể xảy ra trên thị trường tài chính. Ngược lại, thị trường chứng khoán có thể làm ô nhiễm hoặc làm lành mạnh thêm cho môi trường tài chính của quốc

gia & quốc tế. các nhân tố vĩ mô như chu kỳ kinh tế, lạm phát, giảm phát, những nhân tố phi kinh tế khác như thiên tai, chiến tranh, hoà bình… là những nhân tố ngoại sinh ảnh hưởng đến giá cả của thị trường chứng khoán.

2.1 Ảnh hưởng của lạm phát hoặc giảm phát

Giá cả chứng khoán được thể hiện bằng tiền. Tiền tệ biến động sẽ ảnh hưởng đến giá cả chứng khoán. Tiền tệ biến động có thể hoặc do lạm phát, giảm phát hoặc do việc cải cách chế độ tiền tệ của Chính phủ gây ra( nhưng điều này Ýt xẩy ra). Do đó khi nói đến tiền tệ biến động người ta thường gắn nó với lạm phát hay giảm phát.

2.1.1 Lạm phát

Lạm phát làm cho sức mua của tiền tệ giảm xuống, do đó làm cho mức giá chung của hàng hoá, dịch vụ tăng lên. Lạm phát sẽ tác động trực tiếp & làm giảm giá trj của các khoản lợi tức má các cổ phiếu nắm giữ đem lại, giá trị bằng tiền khi hoàn vốn của trái phiếu cũng giảm xuống. Điều này xuất phát từ thực tế, vì giá trị hiện tại cảu chứng khoán là tổng giá trị hiện tại của các khoản lợi tức trong tương lai. Xét về tác động gián tiếp, khi lạm phát tăng sẽ ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán thông qua những tác động xấu do nó gây ra đến nền kinh tế nói chung.

Có 3 loại chỉ số giá dùng để tính tỷ lệ lạm phát:

Chỉ số giá tiêu dùng(CPI): phản ánh tốc độ thay đổi giá trị trung bình của các mặt hàng tiêu dùng chính trong nền kinh tế. Nó được tính theo giá bán lẻ cho người tiêu dùng.

Chỉ số giá sản xuất(PPI): phản ánh tốc độ thay đổi giá trung bình của các sản phẩm thuộc 3 nhóm nghành chính: lương thực, chế tạo, khai khoáng. Nó được tính theo giá bán buôn.

Chỉ số giá toàn bộ hay chỉ số giảm phát theo GDP: phản ánh tốc độ thay đổi giá trung bình của phần lớn các hàng hoá được tính vào GDP. Chỉ số này được dùng để điều chỉnh GDP danh nghĩa thành GDP thực.

Trên toàn bộ nền kinh tế, chỉ số giá cả CPI là chỉ số tốt nhất biểu đạt tỷ lệ lạm phát. Chỉ số này do cơ quan thống kê quốc gia tiến hành thu thập thông tin, tính toán & được công bố theo định kì (thường là theo tháng). Trong thực tế, các thị trường chứng khoán luôn trải qua những biến động trong & sau ngày công bố CPI của từng thời kì & cơ quan thống kê sẽ phải chịu trách nhiệm trước luật pháp về việc bảo vệ tính bí mật cảu thông tin cho đến tận giây phút trước khi các thông tin này được phép công bố trên thị trường & ra công chúng. Nếu gọi CPI là chỉ số giá tiêu dùng, Lp là tỷ lệ lạm phát thì ta có :

1 1

− −

=

t t t

CPI CPI

Lp CPI (%)

(Tỷ lệ lạm phát năm thứ t)

khi bỏ một đông tiền ra mua chứng khoán, nhà đầu tư mong muốn đồng tiền đó sẽ mang lại lợi nhuận kdtnào đó & sự an toàn cho đồng vốn mà họ đã bỏ ra. Nhưng đồng tiền đầu tư vào chứng khoán hay bất kì mét hình thức đầu tư nào khác đều bị chi phối bởi các yếu tố sau:

- Lãi suất của ngân hàng inh - Lạm phát Lạm phát

- Rủi ro Rr

Khi đó, kỳ vọng về lợi nhuận thu được kdtmà đồng tiền bỏ ra đầu tư là:

1+kdt=(1+ inh) x (1+Lp) x(1+Rr)

Giả sử một đồng tiền đầu tư vào chứng khoán chỉ chịu ảnh hưởng của nhân tố inh & Lp, khi đó:

1 + kdt= (1+ inh) x (1+Lp) = 1+inh+ Lp + inhLp  Idt =inh+Lp +inhLp

Nếu inh & Lp dưới 2 con số thì inhLp≅0 có thể bỏ qua, ta có:

kdt= inh + Lp hay kdt=

1 1

− − t

t t

CPI CPI CPI

- inh ổn định hơn cả & dường như không đổi, luôn luôn thực; nó chính là giá của đồng tiền.

- Lp thì không một tổ chức hay quốc gia nào tránh được.

Do đó kdt thay đổi chủ yếu do Lp. Lạm phát can thiệp mạnh vào giá cả thị trường hàng hoá, dịch vụ nói chung & giá cả của chứng khoán nói riêng.

Công thức trên sẽ giúp các nhá đầu tư chứng khoán so sánh lợi suất đầu tư với tỷ lệ lạm phát để kiểm soát rủi ro sức mua của mình. Khi đầu tư vào trái phiếu hay cổ phiếu, nhà đầu tư sẽ được trả một lãi suất - kdt gọi là trái tức hay cổ tức. lái suất này được gọi là “lãi suất danh nghĩa” – nó không bao gồm khoản điều chỉnh nào để loại bỏ ảnh hưởng của lạm phát. Lạm phát sẽ làm cho lãi suất danh nghĩa này khác xa so với lãi suất thực mà người đầu tư được hưởng.

Nó giống như một khoản thuế tiềm Èn, có tác dụng chuyển của cải từ chủ nợ sang con nợ & ngược lại. Nếu con nợ phải trả khoản lãi suất danh nghĩa thấp hơn tỷ lệ lạm phát thì lạm phát làm con nợ được hưởng lợi trong khi chủ nợ bị thiệt hại. Điều này cũng có nghĩa là: khi lạm phát lớn hơn lãi suất danh nghĩa ghi trên chứng khoán thì giá của chứng khoán đó sẽ giảm & ngược lại. lạm phát tăng thông thường là kết quả cũng như nguyên nhân của sự suy giảm trong hoạt động của nền kinh tế quốc dân. Lạm phát tăng là một tín hiệu về sự suy giảm lợi nhuận của các công ty, các tổ chức phát hành chứng khoán.

2.1.2 Giảm phát

Giảm phát làm cho sức mua cảu đồng tiền tăng lên, tức là tình trạng mức giá chung giảm xuống, do đó làm cho doanh thu & lợi nhuận của tổ chức phát hành chứng khoán giảm đi. Điều này tất nhiên dẫn đến sự giảm sút cảu cổ tức chia cho các cổ đông & khả năng thanh toán đúng hạn trái tức cho trái chủ.

Giảm phát sẽ dẫn đến rủi ro không thanh toán & trong những trường hợp cụ thể mức độ nguy hiểm của giảm phát còn lớn hơn lạm phát, bởi vì hoạt động

của thị trường chứng khoán tuỳ thuộc nhiều vào tình hình làm ăn của các tổ chức phát hành chứng khoán. Trong điều kiện kinh tế thịnh vượng, các công ty hoạt động có lãi thì thị trường chứng khoán lúc đó sẽ sôi động, giá chứng khoán sẽ tăng vì các công ty huy động vốn bằng việc phát hành chứng khoán luôn sẵn sàng trả cổ tức hoặc trái tức cao, khi đó sẽ có nhiều người dùng tiền vào việc mua các cổ phiếu, trái phiếu của họ. Những nếu nền kinh tế lâm vào tình trạng giảm phát dẫn đến suy thoái, các công ty có thể bị vỡ nợ hoặc bị phá sản nên có thể sẽ không đáp ứng được các khoản thanh toán bắt buộc. Khi đó, hoạt động của thị trường chứng khoán sẽ có nguy cơ giảm sút nghiêm trọng hoặc đi đến sụp đổ. Trong điều kiện giảm phát hay suy thoái, rủi ro không thanh toán đối với chứng khoán sẽ lên rất cao, điều này sẽ dẫn đến 2 hậu quả:

+ Giá cả chứng khoán sẽ sụt giảm mạnh trên thị trường

+ Các doanh nghiệp buộc phải chấp nhận trả lãi suất cao cho các chứng khoán của mình & như thế lại gây ảnh hưởng xấu hơn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, có thể dẫn đến nguy cơ không thanh toán được cả vốn lẫn lãi cảu chứng khoán.

2.2 Ảnh hưởng của các yếu tố về điều kiện kinh tế – chính trị – xã hội 2.2.1 Mức tăng trưởng GDP & chu kỳ kinh tế

* Mức tăng trưởng GDP hằng năm phản ánh nền kinh tế đất nước phát triển mạnh, yếu hay suy thoái. Trong thời kì nền kinh tế phát triển hưng thình thì giá cả chứng khoán thường tăng cao lên & người cung chứng khoán cũng tăng lên nhiều do các công ty cần vốn để mở rộng sản xuất. Khi đó các công ty sẽ làm ăn có lợi nhuận cao & thường thì lợi nhuận đem chia cho các chủ đầu tư cũng sẽ cao. Lợi nhuận được trả tăng lên là yếu tố tác động làm cho giá cả chứng khoán tăng & dung lượng mua bán chứng khoán trên thị trường cũng tăng theo. Ngược lại, trong thời kì kinh tế suy thoái, Chính phủ cũng như các công ty khi Êy gặp khó khăn về tài chính, thì sự hoạt động của thị

trường chứng khoán sẽ bị sa sót. Các loại chứng khoán bị mất giá nghiêm trọng do lợi tức của cúng bị giảm & có thể gặp rủi ro về mất vốn đầu tư.

Rủi ro trong việc đầu tư vào các chứng khoán sẽ làm cho lợi nhuận của chúng thay đổi. Rủi ro của các chứng khoán thương được phân tích bằng việc liệt kê tất cả các mức lợi nhuận có thể xẩy ra cùng với xác xuất của chúng.

Thống kê về sự biến thiên lợi nhuận của 1 loại cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Mỹ theo tình trạng kinh tế cho ta bảng dưới đây:

Tình trạng nền kinh tế

Xác xuất Giá cuối cùng

Lợi nhuận kỳ đầu tư theo tình trạng nền Kinh tế (%)

Bùng nổ 0,25 14 44 Tăng trưởng bình

thường

0,50 110 14 Suy thoái 0.25 80 -16 (Nguồn : Tài liệu hội thảo về các thị trường vốn mới nổi 2/1998)

Qua bảng trên cho ta thấy, ở thời kì nền kinh tế tăng trưởng bình thường hoặc tăng trưởng cao thì giá cả của cổ phiếu trên thị trường có xu hướng tăng lên. Ngược lại, trong thời kì nền kinh tế bị suy thoái, giá cả của chứng khoán (cổ phiếu) bị giảm sút nhiều trên thị trường.

Mối quan hệ giữa trạng thái nền kinh tế & mức thu nhạp cảu các chứng khoán được thể hiện trên đồ thị sau:

Thu nhập của chứng khoán

Thu nhËp tèi ®a

Thu nhập không có rủi ro

RÊt xÊu XÊu Tèt

Giá chứng khoán có xu hướng giảm trước khi chu kỳ kinh tế chuyển sang giai đoạn suy thoái. Những dấu hiệu về sự suy thoái kinh tế bát đầu từ nhu cầu tiêu dùng giảm, hoặc tỷ lệ lạm phát thấp, vật tư trong các xí nghiệp tồn đọng nhiều. Nó cũng bắt đầu từ các khoản nợ khó đòi của hệ thống ngân hàng

& các công ty tài chính tăng đáng kể, dẫn đến suy yếu hoặc phá sản cảu hàng loạt các tổ chức đó. Chu kì kinh doanh làm cho nền kinh tế bất ổn & gây ra những biến động đáng kể trên thị trường chứng khoán.

Quan sát & thống kê về diễn biến thị trường chứng khoán ở một số nước trên thế giới đã cho thấy: ngay cả trong thời kì mà nền kinh tế đang ở tình trạng hưng thịnh thì giá cả của chứng khoán trên thị trường vẫn bị giảm xuống. Điều này lý giả rằng: người đầu tư chứng khoán trên thị trường đã có những quyết định dựa trên những suy nghĩ về dự đoán tương lai phát triển cảu hoạt động kinh tế. họ cho rằng ở thời kì hưng thịnh của nền kinh tế cũng có thể là thời điểm khởi đầu cảu thời kì suy thoái kinh tế sắp tới theo chu kỳ – mà biểu hiện cảu nó là sự thay đổi chiều hướng giá cả. Đây là nguyên nhân làm thay đổi lòng tin của người đầu tư. Giá cả thay đổi sẽ làm cho người tiêu dùng bi quan & do đó họ sẽ cắt giảm chi tiêu cho tiêu dùng. Đến lượt nó, việc giảm chi tiêu cho tiêu dùng làm giảm nhu cầu của xã hội đối với hàng hoá, dịch vụ do các doanh nghiệp cung cấp làm cho các doanh nghiệp buộc phải cắt giảm sản xuất (để hạn chế thua lỗ) dẫn đến suy thoái kinh tế.

Thông thường bao giờ thị trường chứng khoán cũng chuyển động trước khi kinh tế hồi phục. khi giá trị cổ phiếu tăng lên, người ta cảm thấy”giầu có” hơn

& yên tâm mang tiền ra tiêu xài. nhu cầu hàng hoá tăng lên, các công ty lại bỏ vốn ra đầu tư để tăng mức sản xuất & ngân hàng cũng thoáng hơn trong việc cho vay, đổ thêm tiền vào thị trường. Vòng quay kinh tế cứ thế mà tăng tốc…

2.2.2 Điều kiện tự nhiên

Điều kiện về thời tiết, khí hậu cũng ảnh hưởng không Ýt đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, thâm hụt ngân sách & có thể gây ra mức lạm phát cao. Những nhân tố này thường gây ra những rủi ro bất khả kháng cho từng khu vực & có

thể cả nền kinh tế đất nước nói chung cũng như ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất & kinh doanh của các đơn vị kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống của một bộ phận dân cư trong xã hội… Những vấn đề này Ýt nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động giao dịch & giá cả của các chứng khoán trên thị trường.

2.2.3 Điều kiện về chính trị - xã hội:

Các sự kiện về chính trị,xã hội trong nước & quốc tế như: chiến tranh, đình công, phá sản, đảo chính, chính sách cấm vận, ngoại giao… trong nước & thế giới thay đổi đều gây ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khoán – nhất là đối với các thị trường chứng khoán mở có khối lượng giao dịch lớn.

Các nhân tố này thương gây ra những biến động bất thường về giá cả của các chứng khoán; bởi vì bên cạnh các yếu tố kinh tế thuần tuý thì các yếu tố về chính trị – xã hội thường làm tăng mức đọ rủi ro của các nhà đầu tư (trong &

ngoài nước), làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất & lưu thông hàng hoá, gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của thị trường chứng khoán.

Một phần của tài liệu Thị trường chứng khoán & các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả chứng khoán (Trang 36 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w