Cơ chế hình thành giá cả chứng khoán

Một phần của tài liệu Thị trường chứng khoán & các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả chứng khoán (Trang 25 - 28)

1.1 Giá chứng khoán ở thị trường chứng khoán sơ cấp (giá phát hành - giá cấp I):

Thị trường chứng khoán sơ cấp là nơ phát hành các chứng khoán, là giai đoạn động viên vốn cho tổ chức phát hành. Thông thường, chứng khoán do các công ty phát hành ra trên thị trường sơ cấp sẽ được các tổ chức tài chính trung gian như ngân hàng thương mại, các công ty chứng khoán… bảo lãnh, đại lý hỗ trợ tiêu thụ hoặc bao tiêu. Còn trái phiếu của Chính phủ & chính

quyền địa phương phát hành chủ yếu qua hình thức đấu thầu. Các tổ chức phát hành thì muốn các chứng khoán của mình được bán càng gần mệnh giá càng tốt. Ngược lại, các tổ chức trung gian phát hành lại muốn mua các chứng khoán đó với giá thấp hơn mệnh giá càng nhiều càng tốt, vì họ muốn kiếm lời khi đem các chứng khoán này ra bán lại trên thị trường thứ cấp. Vì vậy, hai bên phải bàn bạc để đi đến thống nhất một mức giá - đó là giá bán ra của chứng khoán ở thời điểm phát hành (giá phát hành chứng khoán hay còn gọi là giá danh định). Giá phát hành phụ thuộc quy luật cung - cầu thị trường . Cung ở đây là các tài chính phát hành chứng khoán; con cầu là nhu cầu mua chứng khoán của dân chúng.

1.2 Giá chứng khoán ở thị trường chứng khoán thứ cấp (giá cấp II):

Thị trường chứng khoán thứ cấp là nơi những người đầu tư chứng khoán mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành & định giá ở thị trường sơ cấp. Giá cấp II – thị giá chứng khoán là mức giá mà chứng khoán được thực sự mua đi bán lại trên thị trường thứ cấp. Trong thị trường chứng khoán, giá mua & bán được xác định bằng cách đấu giá ở sàn giao dịch (SGDCK) &

bằng cách mặc cả ở bàn giao dịch (thị trường OTC).

1.2.1 Giá chứng khoán tại SGDCK

Ở SGDCK, các chứng khoán được mua bán theo phương thức đấu giá công khai & tù do: tức là chứng khoán được bán ra với giá cao nhất & được mua vào với giá thấp nhất. Theo quy định của luật pháp thì SGDCK không được làm giá mà chính các nhà đầu tư chứng khoán làm giá trên cơ sở cung – cầu về một lợi chứng khoán nào đó. Giá cả chứng khoán được hình thành ở mức nào để việc mua bán được thực hiện tuỳ thuộc vào việc sử dụng phương pháp đấu giá trong giao dịch. Để có thể tham gia đấu giá, người đầu tư phải đánh giá được giá trị của tổ chức phát hành chứng khoán qua những thông tin ban đầu có thể nắm bắt được trên Bảng cân đối kế toán & Bảng báo cáo thu nhập.

1.2.2 Giá cả chứng khoán ở thị trường chứng khoán không tập trung

Thị trường OTC là thị trường tự do. Giá cả của các chứng khoán ở thị trường OTC do người môi giới mua & người môi giới bán quyết định & được hình thành do mặc cả giữa họ với nhau.

o Nhận xét:

Giá chứng khoán được hình thành ở thị trường sơ cấp dựa trên những cơ sở nhất định, những kể từ khi các chứng khoán được mua bán, chuyển nhượng trên thị trường thws cấp thì giá cả của nó bị tác động mạnh theo các yếu tố của thị trường. Giá cả chứng khoán thay đổi hàng giờ, thậm chí hàng phót hoặc ổn định trong thời gian ngắn & khác xa mệnh giá của nó. Thị trường thứ cấp là điểm nóng của thị trường chứng khoán nói riêng & là phong vô biểu của nền kinh tế nói chung. Đối với trái phiếu thì lãi suất thị trường là cơ sở quyết định hình thành thị giá của nó; do vậy mệnh giá là căn cứ cho việc trái tức cho những trái phiếu có lãi suất cố định. Còn với cổ phiếu thì mệnh giá của nó không có ý nghĩa kinh tế. Mệnh giá chỉ có ý nghĩa ở thời điểm phát hành cổ phiếu & trong khoảng thời gian ngắn – khi đó giá cổ phiếu chủ yếu do người bán quyết định. Còn sau đó, giá cổ phiếu lại biểu hiện kết quả chào đón của người đầu tư trên thị trường, phản ánh lòng tin của các nhà đầu tư đối với hoạt động & triển vọng của công ty. Vì vậy nó là “ảo ảnh” của mệnh giá

& giá phát hành. Thị giá cổ phiếu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: các nhu cầu, các nguồn lực tài chính & những nhận định khác nhau về giá cả của những người mua bán chứng khoán; biểu hiện trong đó cả hi vọng, lo lắng & trạng thái tâm lý của họ; trong đó quyết định nhất là quan hệ cung –cầu. Đến lượt quan hệ cung – cầu lại bị tác động bởi hàng loạt các nhân tố nội sinh, ngoại sinh & can thiệp xa gần; tức là nó nhạy cảm với mọi thông tin có được cho đến thời điểm hiện tại mà trong đó thông tin quan trọng nhất chính là những thông tin nội tại của công ty. Do vậy, khi cổ phiếu được đưa ra lưu hành trên thị trường thì mệnh giá không còn là của riêng công ty nữa.

Tất cả các yếu tố trên được tổng hợp & theo thời gian chúng kết tập thành giá trị tăng hay giảm đi của giá chứng khoán & được phản ánh cuối cùng vào một giá trị đích thực mà người mua, người bán chứng khoán thực hiện việc giao dịch. Đó chính là cơ chế hình thành nên thị trường chứng khoán. Trong đó giá trị vật chất của chứng khoán chỉ đại diện cái hữu hình – mệnh giá, đôi khi là rất nhỏ. Phần giá trị gia tăng không nên chỉ được hiểu là vô hình. Nó chỉ vô hình theo nghĩa tương đối tại tổ chức phát hành. Đối với người đầu tư, thông qua thị trường chứng khoán, họ sẽ chuyển phần gia tăng kia thành giá trị vật chất để hưởng khoản chênh lệch cho chính mình.

Một phần của tài liệu Thị trường chứng khoán & các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả chứng khoán (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w