Các kết luận của các mô hình MM và Miller đi theo những giả định ban đầu của họ một cách rất logic. Cả các viện sĩ hàn lâm và các giám đốc điều hành đều lên tiếng quan tâm về tính hiệu lực của các mô hình MM & Miller, và hầu như không ai tin rằng chúng thiết lập một cách chính xác.
Mô hình thuế = 0 của MM đưa đến kết luận rằng cấu trúc vốn là không quan trọng, nhưng chúng ta quan sát các mô hình cấu trúc vốn có hệ thống trong các ngành công nghiệp. Thêm nữa, khi sử dụng một tỷ suất thuế “thích hợp”, thì cả mô hình MM có thuế doanh nghiệp và mô hình Miller đều đưa ra kết luận rằng các công ty nên sử dụng 100% tài trợ bằng nợ, nhưng các công ty thường không đi tới mức cao như vậy (có thể là cố ý).
Những người không đồng ý với lý thuyết của MM và Miller thì thường công kích chúng trên cơ sở cho rằng những giả định của họ là không đúng. Đây là những lý do phản đối chính:
1. Cả mô hình MM và Miller đều giả định rằng đòn bẩy của cá nhân hay doanh nghiệp là hoàn toàn thay thế cho nhau. Tuy nhiên, một sự đầu tư cá nhân vào một công ty có sử dụng vốn vay đã mất đi một phần nhỏ bản chất như là một công ty trách nhiệm hữu hạn hơn nếu họ sử dụng đòn bẩy “nội sinh”. Ví dụ, trong minh họa trước đó của chúng tôi về sự tranh luận hình thức kinh doanh chênh lệch giá (arbitrage - trao đổi chứng khoán) của MM. Lưu ý rằng chỉ có 600,000 đôla mà các nhà đầu tư của chúng tôi bị mất cho Công ty L nếu như công ty này phá sản. Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư tham gia vào các giao dịch kinh doanh chênh lệch giá và sử dụng đòn bẩy nội hóa để đầu tư vào Công ty U, thì họ có thể sẽ mất 900,000 đôla – 600,000 đôla đầu tư ban đầu cộng với 400,000 đôla khoản cho vay lại ít hơn khoản đầu tư 100,000 đôla vào trái phiếu không rủi ro. Tình thế gia tăng rủi ro cá nhân này có xu hướng hạn chế nhà đầu tư tham gia vào hình thức kinh doanh chênh lệch giá, và từ đó có thể làm cho các giá trị cân bằng của VL, VU, rsL, và rsU, trở nên khác với những gì được qui định bởi MM. Những hạn chế đối với các nhà đầu tư tổ chức, những người chiếm ưu thế trên thị trường vốn hiện nay, có thể cũng làm giảm quá trình kinh doanh chênh lệch giá, bởi vì rất nhiều nhà đầu tư tổ chức không thể đi vay một cách hợp pháp để mua cổ phiếu, do đó bị cấm tham gia vào đòn bẩy “nội sinh”.
Lưu ý rằng, tuy vậy, trong khi các công ty trách nhiệm hữu hạn có thể đưa ra một vấn đề cho các cá nhân, thì nó không thể đưa ra một vấn đề cho các tổ chức được thành lập để thực hiện mua lại dựa trên vay nợ ( LBOs). Do vậy, sau khi công trình của MM được phổ biến rộng rãi, theo nghĩa đen, hàng trăm công ty LBO sẽ được thành lập, các nhà sáng lập sẽ tiến hành tái cơ cấu vốn cho công ty không sử dụng nợ của họ với hàng tỷ đô la. “Trái phiếu rác” (trái phiếu lãi cao) được tạo ra nhằm hỗ trợ cho quy trình này, các nhà quản trị của những công ty không sử dụng đòn bẩy không muốn công ty của họ được tiếp quản
qua việc sử dụng nợ gia tăng cho công ty của họ. Như vậy, việc làm của MM làm tăng mức nợ cho các công ty Mỹ, và có thể làm tăng mức hiệu quả về kinh tế.
2. Nếu thu nhập hoạt động của một công ty có sử dụng đòn bẩy giảm, nó sẽ tiến hành bán các tài sản và thực hiện những biện pháp khác nhằm tăng tiền mặt cần thiết để đáp ứng những nghĩa vụ tiền lãi và như vậy tránh được nguy cơ phá sản. Nếu công ty không sử dụng đòn bẩy như đã minh họa của chúng tôi chịu sự sụt giảm tương tự về thu nhập hoạt động, công ty sẽ có những biện pháp nhẹ nhàng hơn trong việc cắt giảm cổ tức hơn là bán tài sản. Nếu như cổ tức bị cắt giảm, thì những nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy nội sinh sẽ không nhận được tiền mặt để trả lãi cho những khoản nợ của họ. Vì vậy, đòn bẩy nội sinh đặt các cổ đông vào nguy cơ phá sản lớn hơn đòn bẩy cho doanh nghiệp.
3. Chi phí môi giới đã được MM và Miller giả định là mất đi, điều này làm cho sự chuyển đổi đầu tư từ công ty L sang U không tốn một khoản phí nào. Tuy nhiên, chi phí môi giới và các loại chi phí giáo dịch khác vẫn tồn tại, và chúng hoàn toàn có thể cản trở quá trình kinh doanh chênh lệch giá.
4. MM đã giả định ban đầu rằng các tổ chức cũng như nhà đầu tư có thể đi vay với tỉ lệ rủi ro bằng không. Mặc dù rủi ro nợ vẫn được áp dụng trong các phân tích khác, nhưng đến với các kết luận của mô hình MM và Miller thì vẫn rất cần thiết để giả định rằng cả tổ chức và cá nhân đều đi vay với lãi suất như nhau. Trong khi các nhà đầu tư tổ chức chính có thể đi vay với lãi suất của doanh nghiệp, thì lại có rất nhiều tổ chức không được phép vay để mua chứng khoán. Thêm nữa, hầu hết các nhà đầu tư cá nhân phải đi vay với mức lãi suất cao hơn so với khoản họ được trả từ các công ty lớn.( so với khoản lãi mà các tổ chức lớn phải trả).
5. Trong bài viết của mình, Miller đã kết luận rằng trạng thái cân bằng sẽ đạt được, nhưng để đạt được trạng thái cân bằng thì lợi ích thuế từ khoản nợ doanh nghiệp phải là như nhau cho tất cả các công ty, và nó phải không đổi cho một công ty cá nhân bất chấp tới lượng đòn bẩy được sử dụng. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng những lợi ích về thuế khác nhau giữa các công ty: những công ty có tính sinh lợi cao nhận được lợi ích về thuế là tối đa từ đòn bẩy, trong khi những lợi ích này dành cho các công ty đang gặp khó khăn lại nhỏ hơn nhiều. Thêm nữa, một số công ty có các lá chắn thuế khác như khấu hao cao, sự phân bổ kế hoạch trợ cấp, mang tiến khoản lỗ hoạt động (operating loss carryforwards), và những lá chắn này làm giảm các khoản tiết kiệm thuế từ việc trả lãi.
Cũng có vẻ đơn giản để giả định rằng các lá chắn thuế dự kiến sẽ không bị ảnh hưởng bởi
lượng nợ được sử dụng. Đòn bẩy cao sẽ làm gia tăng lợi nhuận mà các công ty lại không thể sử dụng các lá chắn thuế một cách trọn vẹn (hoàn hảo) trong tương lai, bởi vì mức đòn bẩy cao sẽ làm gia tăng tính sinh lợi của những khoản sinh lợi trong tương lai và kết quả là tỷ suất thuế thấp hơn. Cũng lưu ý rằng, với các tập đoàn đa ngành, họ có thể sử dụng những khoản lỗ trong 1 đơn vị để bù đắp lợi nhuận cho những đơn vị khác (lá chắn thuế). Vì vậy, những lợi ích từ lá chắn thuế là chắc chắn ở những công ty lớn và đa dạng hơn là những công ty nhỏ hơn, một sản phẩm. Tất cả mọi thứ điều được xem xét, có vẻ như là rằng lá chắn thuế của tiền lãi từ nợ của doanh nghiệp có giá trị hơn đối với một vài công ty hơn là những khoản khác (so với lá chắn thuế của tiền lãi).
6. MM và Miller giả định rằng không có một khoản chi phí nào liên quan đến vấn đề tài chính và họ cũng bỏ qua các chi phí liên quan khác. Thêm nữa, họ cũng giả định rằng tất cả các thành viên tham gia trên thị trường đều có được thông tin như nhau về triển vọng của các công ty, điều này cũng không đúng.
Đây là 6 điểm cho rằng Mô hình MM & aMiller đưa ra những kết luận đáng ngờ, và các mô hình này có thể sẽ hữu dụng hơn nếu những giả định của họ có thể bớt đi sự cứng nhắc (could be relaxed). Chúng ta sẽ thảo luận một sự mở rộng cho các mô hình này ở phần tiếp theo.