Tình hình tiêu thụ sản phẩm của ngành Dệt - May

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: Một số giải pháp chủ yếu phát triển ngành công nghiệp Dệt May từ nay đến năm 2010 để đáp ứng yêu cầu hội nhập WTO docx (Trang 23 - 31)

THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT - MAY VIỆT NAM TỪ NĂM 1995 ĐẾN NĂM 2000

I) THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA NGÀNH DỆT - MAY

2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của ngành Dệt - May

Tỡnh hỡnh tiờu thụ sản phẩm là vấn đề cốt lừi, cú ý nghĩa quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nhưng để tạo lập được thị trường tiêu thụ thì cần phải nghiên cứu và dự báo được nhu cầu thị trường, từ đó lựa chọn và tìm ra các biện pháp thích hợp để điều khiển các dòng hàng hoá nhằm thoả

mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Ngày nay, các nhà sản xuất phải tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu thị trường, sản xuất ra những gì mà thị trường đòi hỏi. Với ý nghĩa đó, thị trường có vai trò quyết định đối với sản xuất kinh doanh của ngành Dệt - May.

a) Tình hình tiêu thụ sản phẩm trong nước

Việt Nam là một nước đông dân, hiện nay khoảng gần 80 triệu người, dự tính đến năm 2010 dân số nước ta vào khoảng 100 triệu người. Đây là một thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp Dệt - May Việt Nam vì hiện nay mức tiêu dùng hàng Dệt - May trên đầu người còn rất thấp: 0,8 kg/người, so với mức trung bình trên thế giới là 7,2 kg/người. Hơn nữa, với hơn 80%

dân số sống bằng nghề nông, hàng năm khu vực kinh tế - nông nghiệp đã tiêu thụ một khố lượng lớn hàng công nghiệp trong đó có hàng Dệt May.

Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Dệt - May Việt Nam đã có một số hoạt động tích cực trong việc tiêu thụ hàng hoá ở thị trường nội địa như tổ chức các hội chợ hàng tiêu dùng, hội chợ thời trang, tổ chức các buổi biểu diễn thời trang, mở đại lý, cửa hàng giới thiệu sản phẩm cho người tiêu dùng trong nước. Những hoạt động này thực sự đã gây được sự chú ý đối với khách hàng. Hơn nữa, chất lượng hàng May Việt Nam giờ đây cũng đã được nõng lờn rừ rệt, một số mặt hàng được nhiều người trong nước chấp nhận như áo sơ mi của Công ty May 10, Công ty May Việt Tiến, áo thu đông của Công ty May Thăng Long, áo jacket của Công ty May Đức Giang, hàng dệt kim của Dệt kim Hà Nội, Dệt 8/3, Việt Thắng… Những kết quả đó thể hiện sự cố gắng lớn của các doanh nghiệp Dệt - May Việt Nam và sự quan tâm đúng mức đối với thị trường trong nước.

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp Dệt - May Việt Nam từ trung ương đến địa phương chỉ chú trọng vào việc sản xuất hàng hoá xuất khẩu, những

sản phẩm dành để tiêu thụ trong nước chủ yếu là những sản phẩm không xuất được (sản phẩm tồn kho, sản phẩm kém chất lượng…). Điều này thể hiện qua các gian hàng "giới thiệu sản phẩm" của một số doanh nghiệp, đưa ra những sản phẩm bị loại, không xuất khẩu được ra bán. Do vậy, việc tiêu thụ sản phẩm may mặc nội địa đã có sự sắp xếp một cách tự phát: Ở khu vực thành thị, đặc biệt là ở các thành phố lớn, các cơ sở sản xuất hàng may mặc tư nhân ra đời rất nhanh với nhiều quy mô khác nhau dần thay thế cho may quốc doanh. Sự chuyển đổi này làm cho nhu cầu của người thành thị có vẻ là được đáp ứng đầy đủ, thuận tiện, hợp túi tiền của mọi đối tượng. Ở khu vực nông thôn, miền núi thì ngược lại, thị trường gần như bị bỏ trống bởi khả năng thanh toán của thị trường quá thấp, không đủ sức hấp dẫn các tư thương đầu tư.

Xét một cách tổng thể, có thể thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm Dệt May trong nước diễn ra rất chậm chạp là do thị trường hàng Dệt May trong nước đã bị coi thường. Tính tới thời điểm hiện nay, hệ thống tổ chức bán buôn, bán lẻ hàng Dệt May đều do tư thương thao túng, trong khi đó các nhà sản xuất và hệ thống thương nghiệp quốc doanh vẫn chưa tìm ra được phương thức hoạt động phù hợp.

b) Tình hình tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài

Trong những năm vừa qua, kim ngạch xuất khẩu của ngành Dệt May liên tục tăng, với mức tăng trưởng bình quân 17,4%. Hiện nay, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu trên 1,5 tỷ USD hàng Dệt May, trong đó thị trường EU chiếm 40% kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam, sau đó đến Nhật chiếm 23%, ASEAN với 18%, Mỹ chiếm 2% và các khu vực khác chiếm 17%.

Bảng 2: Thị trường xuất khẩu hàng Dệt May Việt Nam (1995-2000)

Danh mục Đơn vị 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Tăng BQ 1. Tổng KNXK Tr.USD 850 1150 1503 1450 1747 1892 17,4 2. Thị trường

XK chủ yếu

+) EU Tr.USD 350 420 450 620 700 726 +) Nhật Tr.USD 290 315 325 32 417 430

+) ASEAN Tr.USD 21 70 42 68 70

+) Mỹ Tr.USD 15 20 23 27 70 91

Nguồn: Tổng cục hải quan

a) Thị trường Châu Âu (EU):

Châu Âu từng được mệnh danh là lục địa già nhưng lại là một khu vực thị trường rộng lớn, là nơi cung cấp các trang thiết bị, công nghệ hiện đại, là một trung tâm tài chính - kinh tế lớn, với dân số trên 360 triệu người và có GDP hơn 9.000 tỷ USD, EU thực sự là một thị trường có đầy tiềm năng, có mức tiêu dùng hàng Dệt May khá cao so với thế giới (chỉ sau Mỹ và Nhật Bản) 17 kg/người/năm.

Giá cả, chất lượng hàng Dệt May Việt Nam xuất khẩu sang EU được đánh giá là khá tốt. Do vậy, giá trị xuất khẩu tăng đáng kể trong những năm gần đây: năm 1998 đạt 546 triệu USD, năm 1999 đạt 605 triệu USD và năm 2000 đạt 650 triệu USD. Hiện EU là thị trường xuất khẩu chủ yếu của hàng Dệt May Việt Nam. Hàng năm, hàng Dệt May xuất khẩu sang EU chiếm trên dưới 40% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành. Sau hơn 7 năm xâm nhập vào thị trường EU, hàng Dệt May Việt Nam đã có một chỗ đứng khá vững chắc. Nếu như năm 1993, muốn xuất khẩu sang EU, Việt Nam phải xin hạn ngạch cho 151 mặt hàng nhưng đến nay số mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch chỉ còn 29 mặt hàng. Đây là một thuận lớn cho các doanh nghiệp Dệt May trong việc từng bước thâm nhập thị trường này, mặc dù biết rằng thị trường EU là một thị trường khó tính, luôn đòi hỏi chất lượng cao, mẫu mã đổi mới

liên tục, số lượng đơn hàng chia nhỏ. Hơn nữa, hàng Dệt May Việt Nam còn phải chịu sự cạnh tranh từ các nước Châu Á khác và Châu Mỹ.

Hàng năm, EU nhập khẩu 63 tỷ USD hàng Dệt May các loại, trong đó Đức là thị trường lớn nhất chiếm 36,1%, tiếp theo là Pháp 12,15%, Hà Lan 9,41%, Thụy Sỹ 7,46%, Anh 7,06%, còn lại là các nước khác. Điều này cho thấy tỷ trọng hàng Dệt May của Việt Nam xuất khẩu sang EU luôn còn quá ít, mặc dù phải thừa nhận rằng Hiệp định buôn bán hàng Dệt May giai đoạn thứ hai 1998 - 2000 giữa Việt Nam và EU (ký kết vào ngày 17.11.1997) đã tạo ra một bước tiến trong xuất khẩu hàng Dệt May của nước ta. Do vậy, điều quan trọng để thâm nhập và tăng cường xuất khẩu vào thị trường này là phải không ngừng cải tiến chất lượng hàng hoá, mẫu mã hấp dẫn thì mới có thể cạnh tranh được với các nước khác.

Hiện EU dành cho hàng Dệt May Việt Nam được hưởng quy chế tối huệ quốc (MFN) nhưng phải chịu hạn ngạch. Đây là một thuận lợi lớn cho hàng Dệt May Việt Nam khi vào thị trường vì chỉ bị đánh thuế thấp, nâng cao được khả năng cạnh tranh về giá.

b) Thị trường Nhật Bản:

Nhật Bản là một cường quốc về công nghiệp Dệt May. Song do giá nhân công tại Nhật ngày càng cao và lại thiếu nhân công, đồng Yên lại tăng giá nên Nhật Bản đã chuyển đổi chiến lược là giảm sản xuất hàng Dệt May trong nước và tăng nhập khẩu hàng Dệt May từ nước ngoài mà chủ yếu là từ các nước đang phát triển.

Với dõn số 120 triệu người và khớ hậu 4 mựa rừ rệt nờn nhu cầu hàng Dệt May của Nhật Bản là rất lớn (20,3 kg/người/năm) và thay đổi liên tục.

Kim ngạch nhập khẩu hàng Dệt May của Nhật Bản rất lớn, phần lớn là nhập

từ Trung Quốc (hơn 50%). Mặc dù vậy, Nhật Bản vẫn được xem là thị trường nhập khẩu hàng Dệt May lớn nhất của Việt Nam. Năm 1999, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản là 417 triệu USD (chiếm 3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật và 23% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn Ngành). Ưu thế của thị trường Nhật là không có hạn ngạch, thuế nhập khẩu lại thấp, địa lý lại gần nên hàng Dệt May nước ta có khả năng cạnh tranh với các nước xuất khẩu khác. Đây là thị trường đầy hứa hẹn đối với các mặt hàng Dệt May Việt Nam trong cả trước mắt và lâu dài mà chúng ta cần đầu tư để duy trì và phát triển lên một mức cao hơn. Tuy nhiên, Nhật Bản lại là thị trường rất

"khó tính", đòi hỏi cao về chất lượng hàng hoá, thời gian giao hàng cũng như dịch vụ sau khi bán hàng. Hơn nữa lại bị cạnh tranh quyết liệt của hàng Dệt May Trung Quốc. Do đó, việc mở rộng thị trường này phụ thuộc rất lớn vào uy tín của sản phẩm. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam phải nâng cao chất lượng sản phẩm và giữ uy tín đối với khách hàng.

c) Thị trường Mỹ và Bắc Mỹ:

Với dân số khoảng 350 triệu người, trong đó Mỹ là 272 triệu người, ít hơn các nước EU nhưng mức tiêu thụ hàng Dệt May lại gấp rưỡi EU (27 kg/người/năm) nên tổng nhu cầu sử dụng hàng Dệt May ở thị trường này là rất lớn, lại mang tính đa dạng và phong phú. Năm 2000, Mỹ nhập khẩu trên 70 tỷ USD, chiếm khoảng 20% tổng nhập khẩu hàng Dệt May của thế giới. Nhu cầu lớn lại được đáp ứng chủ yếu bằng hàng nhập khẩu nên đây được xem là một thị trường tiềm năng rất lớn không những đối với Việt Nam mà cả các nước sản xuất và xuất khẩu hàng Dệt May trên thế giới.

Sau quyết định bỏ cấm vận với Việt Nam của Chính phủ Mỹ (tháng 2/1994) và trong những năm qua, mặc dù chưa được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) và quy chế tối huệ quốc (MFN) của Mỹ nhưng các doanh

nghiệp Dệt May Việt Nam đã bắt đầu tiếp cận được với thị trường Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt May Việt Nam sang Mỹ tuy còn thấp nhưng có tốc độ tăng trưởng cao

Năm 1998, trong khi nhiều thị trường xuất khẩu phi hạn ngạch của Việt Nam giảm mạnh thì thị trường Mỹ khá ổn định và đạt kim ngạch xuất khẩu 27,343 triệu USD, chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tổng kim ngạch hàng Dệt May của Mỹ là 53,769 tỷ USD.

Mỹ là thị trường có sức mua các loại hàng Dệt May lớn nhất thế giới bao gồm nhiều chủng loại khác nhau, kể cả các sản phẩm trung bình. Ngày 13/7/2000 Hiệp định thương mại Việt - Mỹ đã được ký kết nhưng hàng may mặc của Việt Nam chưa được hưởng thuế suất MFN khi xuất khẩu sang Mỹ.

Hiện hàng Dệt May của Việt Nam vẫn thuộc đối tượng chịu thuế suất cao (50%). Tuy nhiên, theo dự báo thì kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt May vào thị trường Mỹ năm nay có thể lên tới 400 triệu USD. Ngay sau Tết, nhiều doanh nghiệp của ngành đã liên tiếp xuất được nhiều lô hàng sang thị trường mới này.

Kim ngạch xuất khẩu của hàng Dệt May sang Mỹ hiện còn rất thấp so với tiềm năng, đặc biệt là khi hàng của Việt Nam được hưởng các ưu đãi thuế quan của Mỹ như các nước ASEAN đã được hưởng. Nhưng đó là bước khởi đầu hết sức quan trọng để làm quen với thị trường Mỹ. Các chuyên gia thương mại quốc tế dự đoán tốc độ tăng trưởng hàng Dệt May của Việt Nam vào thị trường Mỹ sẽ tăng mạnh ngay năm đầu tiên khi được hưởng quy chế MFN, trước khi Mỹ ấn định hạn ngạch. Cũng theo tính toán của Bộ thương mại Mỹ và Ngân hàng thế giới, ngay năm đầu tiên sau khi được hưởng quy chế MFN, kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt May của Việt Nam sang Mỹ gia tăng khoảng 8% tổng kim ngạch xuất khẩu, tương đương 800 triệu USD.

Điều đáng lưu ý đối với thị trường Mỹ đó là khách hàng Mỹ chỉ mua hàng thành phẩm không qua gia công. Vì vậy, hàng Dệt May của Việt Nam muốn được hưởng thuế suất ưu đãi khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ phải sản xuất bằng các loại vải và nguyên liệu tại Việt Nam.

Thực trạng về thị trường Mỹ cho thấy trong thời gian tới, đầu ra là có triển vọng rất lớn. Do vậy, ngành Dệt May Việt Nam ngay từ bây giờ phải nhanh chóng đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất nguyên phụ liệu cho may mặc xuất khẩu để chuẩn bị cho thị trường Mỹ sắp tới.

d) Thị trường ASEAN:

Sau khi là thành viên chính thức của ASEAN vào năm 1995, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN khác tăng lên không ngừng.

Hiện kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN chiếm khoảng 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tuy vậy, kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt May của Việt Nam sang ASEAN đến nay còn rất nhỏ bé so với tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành (chỉ chiếm khoảng 4-5% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành).

Các nước thuộc ASEAN nhập khẩu hàng Dệt May của Việt Nam chủ yếu là hàng gia công, do đó giá trị thu được thực tế là không cao. Điều này cho thấy hàng Dệt May Việt Nam xuất khẩu sang thị trường ASEAN vừa ít lại vừa không ổn định. Đây là một vấn đề bất cập trong quá trình hội nhập AFTA để tiến tới hội nhập WTO của ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam.

e) Các thị trường khác:

+) Thị trường SNG và Đông Âu : Trong những năm gần đây, xuất khẩu sang thị trường truyền thống SNG và Đông Âu đã bắt đầu được khôi phục.

CHLB Nga đã trở thành 1 trong 10 nước nhập khẩu hàng Dệt May lớn của

Việt Nam. Các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam đã bắt đầu khôi phục lại thị trường Đông Âu với phương thức chủ yếu là hàng đổi hàng với giá trị kim ngạch hàng Dệt May dự kiến lên đến 100 triệu USD.

+) Thị trường Bắc Âu : Hàng Dệt May Việt Nam mới xuất khẩu sang thị trường Bắc Âu khoảng 10 triệu USD trong năm 1999, một con số quá nhỏ so với dung lượng hàng Dệt May khối Bắc Âu nhập vào hàng năm là 10 tỷ USD, trong đó Trung Quốc là nguồn cung cấp lớn nhất chiếm 80% thị phần.

Các nước Bắc Âu tuy dân số ít (khoảng 24 triệu người) nhưng sức mua lại rất cao, bình quân mỗi người Bắc Âu hàng năm chi ra đến 400 - 500 USD cho hàng may mặc. Đây là những xứ có mùa đông rất dài nên chủng loại hàng hoá tiêu thụ chủ yếu là hàng mùa đông, có màu đen và xám. Do vậy, nếu được đầu tư tốt, chú ý cơ cấu sản phẩm chào bán cho phù hợp thì còn nhiều khả năng hàng Dệt May Việt Nam chiếm lĩnh được 5% thị trường Bắc Âu - tức là khoảng 550 triệu USD.

+) Thị trường Trung Đông : Xuất khẩu sang thị trường Trung Đông có nhiều điểm thuận lợi như khả năng thanh toán cao, nhu cầu nhập khẩu cao do công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của các nước này chưa phát triển, vận chuyển hàng biển hơi xa nhưng tuyến đường khá thuận lợi. Mặc dù kim ngạch còn thấp nhưng một số mặt hàng Dệt May của Việt Nam đã tỏ ra là có khả năng thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường này.

II) THỰC TRẠNG VỀ CÁC NGUỒN LỰC SẢN XUẤT

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: Một số giải pháp chủ yếu phát triển ngành công nghiệp Dệt May từ nay đến năm 2010 để đáp ứng yêu cầu hội nhập WTO docx (Trang 23 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)