THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT - MAY VIỆT NAM TỪ NĂM 1995 ĐẾN NĂM 2000
IV) ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM
2) Lộ trình cắt giảm thuế quan đối với một số mặt hàng Dệt May của Việt Nam trong tiến trình hội nhập WTO
2.1) Hiệp định ưu đãi thuế quan phổ cập CEFT trong hội nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)
CEFT là một thoả thuận giữa các nước thành viên ASEAN trong việc giảm thuế quan thương mại giữa các nước thành viên ASEAN xuống còn từ 0 - 5 (%), đồng thời loại bỏ tất cả các hạn chế về định lượng và các rào cản phi thuế quan khác trong vòng 10 năm, bắt đầu từ ngày 01/01/1993 và hoàn thành vào ngày 01/01/2003.
- Mặt hàng Dệt May bắt đầu thực hiện CEFT từ năm 1998. Cụ thể như sau:
+) Đối với vải sợi:
Các loại tơ, sợi , vải dệt có lớp phủ tráng được đưa vào thực hiện CEFT năm 1997 và bắt đầu thực hiện từ năm 1998. Trong số các mặt hàng này chỉ có khoảng 1/3 số mặt hàng là những mặt hàng có thuế suất 0 - 5%
Năm đưa vào thực hiện CEFT 1997, những mặt hàng có thuế suất t = 20%
Bước giảm dự kiến:
Bảng 16 : Biểu thuế đối với những mặt hàng có thuế suất t = 20%
Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003
t (%) 20 15 15 15 10 10 5
Nguồn : Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Các loại tơ sợi tổng hợp hoặc sợi pha, lưới, vải các loại, lịch trình cắt giảm được chia thành 3 bước:
- Bước 1: Đưa vào thực hiện CEFT từ năm 1999, chủ yếu là các mặt hàng sợi đơn đã có thuế suất 5% nên thực tế ta không phải giảm thuế.
- Bước 2: Thực hiện CEFT từ năm 2000, chủ yếu là các mặt hàng sợi xoắn có thuế suất 10%, một số mặt hàng sản xuất trong nước có khả năng phát triển nên tuy thuế suất là 5% nhưng cũng lùi lại bước này để tránh khả năng tăng thuế lên trên 5 % trước khi giảm.
Năm đưa vào thực hiện CEFT 2000 những mặt hàng có thuế là 10%
Bước giảm dự kiến:
Bảng 17 : Biểu thuế đối với những mặt hàng có thuế suất t = 10%
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
t (%) 10 10 10 10 5 5 5
Nguồn : Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Bước 3: Đưa vào thực hiện CEFT từ năm 2002 (trừ một số vải dệt, bông thì lùi tới năm cuối cùng để bảo hộ tối đa) gồm những mặt hàng có thuế từ 30% trở lên.
Năm đưa vào thực hiện CEFT: 2002, những mặt hàng có thuế từ 30 - 40%
Bước giảm dự kiến:
Bảng 18 : Biểu thuế đối với những mặt hàng Dệt May có thuế suất t = 30 - 40%
Năm 2002 2003 2004 2005 2006
t(%) 40 30 20 10 5
30 20 20 10 5
Nguồn : Bộ Kế hoạch và Đầu tư
+) Đối với mặt hàng may: Được đưa vào thực hiện CEFT từ năm 1998 những mặt hàng có thuế từ 50%.
Bước giảm dự kiến:
Bảng 19 : Biểu thuế đối với những mặt hàng Dệt May có thuế suất là t = 50%
Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
t(%) 40 30 20 20 20 15 15 10 5
Nguồn : Bộ Kế hoạch và Đầu tư
b) Hiệp định hàng Dệt May ký kết giữa Việt Nam với EU giai đoạn 2000 - 2005:
Đối với thị trường EU thì hiện Việt nam đang được hướng thuế MFN nhưng phải chịu hạn ngạch. Từ nay đến năm 2004, EU vẫn duy trì hạn ngạch hàng Dệt May đối với các nước là thành viên của WTO, nên việc Việt Nam chưa ra nhập WTO không ảnh hưởng gì đến xuất khẩu hàng Dệt May sang thị trương EU.
Tuy nhiên từ năm 2005 trở đi, khi EU bãi bỏ hạn ngạch nhập khẩu hàng Dệt May cho các nước là thành viên của WTO mà vẫn giữ hạn ngạch nhập khẩu hàng Dệt May Việt Nam thì sẽ rất bất lợi cho Việt Nam. Do vậy hiệp định hàng Dệt May ký kết giữa Việt Nam và EU giai đoạn 2000 - 2005 về lịch trình giảm thuế EU là rất quan trọng.
Cụ thể như sau:
Bảng 20 : Biểu thuế EU dành cho ngành Dệt May giai đoạn 2000 - 2005
Mặt hàng Thuế (%)
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
1. Sợi
bông 20 18 - 10 17 - 10 16 - 5 15 - 5 12 - 5 5
2. Vải 40 38 34 30 24 20 5
3. May
mặc 50 46 - 20 42 - 20 38 - 20 34 - 15 30 - 10 5 Nguồn : Bộ Kế hoạch và Đầu tư c) Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ:
Hàng may mặc của Việt Nam hiện chưa bị Mỹ áp dụng hạn ngạch, hơn nữa lại hưởng thuế suất MFN. Trong thời gian này, Mỹ đang yêu cầu ký hiệp định song phương về hàng Dệt May với Việt Nam để áp dụng hạn ngạch đối vơí hàng Dệt May Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Mỹ. Do đó, Việt Nam
cần tập trung xuất khẩu đến mức tối đa hàng Dệt May Việt Nam sang Mỹ để tạo cơ sở ấn định hạn ngạch thuận lợi.
Bảng 21 : Biểu thuế Mỹ dành ngành Dệt May khi có MFN và khi không có MFN
Tên hàng Thuế tối huệ quốc (MFN) Thuế không MFN
Vải dệt 7 – 20% 45 – 113,5%
Hàng may mặc, dệt kim 3,6 – 20% 45 – 90%
Nguồn : Bộ Kế hoạch và Đầu tư