Về nguồn vốn đầu tư cho ngành công nghiệp Dệt May

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: Một số giải pháp chủ yếu phát triển ngành công nghiệp Dệt May từ nay đến năm 2010 để đáp ứng yêu cầu hội nhập WTO docx (Trang 44 - 53)

THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT - MAY VIỆT NAM TỪ NĂM 1995 ĐẾN NĂM 2000

II) THỰC TRẠNG VỀ CÁC NGUỒN LỰC SẢN XUẤT CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY

1. Về nguồn vốn đầu tư cho ngành công nghiệp Dệt May

1.1) Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, tính đến thời điểm hiện nay thì ngành công nghiệp Dệt May có 211 dự án đầu tư nước ngoài đang có hiệu lực, với tổng số vốn đầu tư là 1,961 tỷ USD, trong đó 44 dự án giải thể và 2 dự án

tạm ngưng, còn lại 165 dự án đang hoạt động với tổng số vốn thực hiện là 778,783 triệu USD, chiếm 40% tổng vốn cấp phép. Cụ thể như sau:

1.1.1) Thực trạng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Dệt:

Tổng số dự án đầu tư nước ngoài vào ngành Dệt là 101 dự án được cấp phép với số vốn đầu tư là 1.692 triệu USD, có 18 dự án giải thể trước thời hạn (chiếm 18% số dự án) với vốn đầu tư là 159,37 triệu USD (chiếm 8,5 % vốn đăng ký), 83 dự án đang hoạt động với vốn đầu tư là 1.533 triệu USD. Trong đó:

- 58 dự án sản xuất sợi, dệt thoi, dệt kim.

- 14 dự án dệt len, thảm.

- 8 dự án sản xuất sợi PP, vải nilon, thảm.

- 2 dự án nhuộm.

- 1 dự án gia công hồ.

Về việc thực hiện đầu tư: Có 58 dự án (chiếm 80% tổng số dự án) đã góp vốn 605,77 triệu USD (bằng 40% vốn đăng ký) và đi vào hoạt động.

Trong đó:

- 41 dự án (chiếm 58% tổng số dự án) đã sản xuất có doanh thu 751,77 triệu USD, trong đó giá trị xuất khẩu là 499,30 triệu USD (chiếm 67% tổng doanh thu).

- 17 dự án đang xây dựng cơ bản.

- 14 dự án đang làm thủ tục hành chính.

Về hình thức đầu tư: Các dự án chủ yếu được đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài. Trong đó:

- 1 dự án nhuộm hoạt động theo hình thức hợp tác kinh doanh và 1 dự án gia công hồ sợi.

- 73 dự án thực hiện theo hình thức 100% vốn nước ngoài với vốn đầu tư đăng ký là 1.458 triệu USD (chiếm 94% tổng số vốn đầu tư), đã đưa vào hoạt động 597 triệu USD.

- 26 dự án liên doanh với vốn đầu tư là 179 triệu USD, đã đưa vào hoạt động 54,47 triệu USD, tạo ra doanh thu 198,16 triệu USD (giá trị xuất khẩu là 109,65 triệu USD bằng 55% tổng doanh thu).

- 2 dự án hợp doanh với vốn đầu tư là 1 triệu USD.

Về đối tác đầu tư: Hiện có 11 nước đang đầu tư vào ngành Dệt Việt Nam, chủ yếu là các nước Châu Á, trong đó 3 nước có vốn đầu tư lớn nhất là:

- Đài Loan 28 dự án với vốn đầu tư là 768,72 triệu USD (chiếm 50% tổng vốn hoạt động).

- Hàn Quốc, 29 dự án với vốn đầu tư là 681,75 triệu USD (chiếm 44% tổng số vốn hoạt động).

- HongKong, 6 dự án với vốn đầu tư là 41,781 triệu USD (chiếm 2,7% tổng số vốn hoạt động).

1.1.2) Thực trạng vốn đầu tư nước ngoài vào ngành May:

Bảng 8 : Dự án đầu tư nước ngoài vào ngành May (1990 - 2001)

Chỉ tiêu Tổng 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 1. Dự án cấp

phép 171 6 9 13 18 19 19 19 14 5 9 26 14

2. Dự án rút

phép 31 0 1 0 4 4 6 5 4 3 1 2 1

3. Dự án

hiệu lực 140 6 8 13 14 15 13 14 10 2 8 24 13

4. Dự án

100% NN 118 1 3 6 11 12 15 15 13 3 8 21 10

5. Dự án

liên doanh 48 5 4 7 7 7 3 4 1 0 1 5 4

6. Dự án

hợp doanh 5 0 2 0 0 0 1 0 0 2 0 0 0

Nguồn : Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Ngành May có 171 dự án được cấp phép, vốn đầu tư là 372 triệu USD, 31 dự án bị giải thể (4,4% số dự án), còn lại 140 dự án với vốn đầu tư là 273triệu USD (80% tổng số vốn). Trong đó:

- 88 dự án sản xuất hàng may mặc.

- 9 dự án thêu.

- 18 dự án sản xuất đồ lót.

- 25 dự án sản xuất phụ liệu may.

Trong 140 dự án đang có hiệu lực có 76 dự án (chiếm 82% dự án hoạt động) đã triển khai thực hiện góp vốn giải ngân được 173,01 triệu USD (chiếm 65 % vốn đăng ký), trong đó 61 dự án đã sản xuất có doanh thu là 438,74 triệu USD (giá trị xuất khẩu là 384,58 triệu USD bằng 90% doanh thu); 15 dự án đang xây dựng cơ bản; còn lại 20 dự án đang làm thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng, chuẩn bị xây dựng cơ bản.

Về hình thức đầu tư: Các dự án được đầu tư chủ yếu theo hình thức 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh. Theo hình thức 100% vốn nước ngoài có 118 dự án với vốn đầu tư là 273 triệu USD (chiếm 76% số dự án và 80%

tổng số vốn đầu tư); theo hình thức liên doanh có 48 dự án với vốn đầu tư là 91 triệu USD; theo hình thức hợp doanh có 5 dự án với vốn đầu tư là 7 triệu USD.

Về đối tác đầu tư: Hiện có 16 nước đầu tư vào ngành công nghiệp Dệt MayViệt Nam , chủ yếu vẫn là các nước Châu Á. Trong đó 3 nước có vốn đầu tư lớn nhất là:

- Đài Loan, 28 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư là 75,14 triệu USD (chiếm 30% tổng số dự án, 32% tổng số vốn đầu tư).

- Nhật Bản, 18 dự án với vốn đầu tư là 39,87 triệu USD (chiếm 19% tổng số dự án, 17% tổng vốn đầu tư).

- HongKong, 15 dự án với vốn đầu tư là 24,39 triệu USD (chiếm 15,6% số dự án, 10,5% tổng vốn đầu tư).

Qua số liệu và phân tích ở trên cho ta thấy, trong những năm gần đây xu hướng đầu tư nước ngoài vào ngành Dệt May nước ta vào ngành May nhiều hơn là ngành Dệt. Số dự án ngành Dệt năm 2000 là 9 dự án, năm 2001 là 3 dự án thị trong ngành May năm 2000 là 26 dự án và năm 2001 là 14 dự án. Tuy nhiên, vốn đầu tư cho ngành May đòi hỏi không nhiều cho nên tổng số vốn đầu tư cho ngành Dệt vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư cho toàn ngành. Tính đến nay, trong tổng số 101 dự án đăng ký thực hiện, mới chỉ có 18 dự án rút giấy phép. Còn đối với ngành may, số dự án đăng ký là 171 thì có 31 dự án rút giấy phép. Tổng số vốn thực hiện trong toàn ngành là 830,89 triệu USD, trong đó Dệt có 597 triệu USD chiếm 71,85%, còn lại May 233,89 triệu USD chiếm 28,15%.

Đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam chủ yếu là theo hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài vì với hình thức này, chủ đầu tư chủ động được trong sản xuất cũng như trong tiêu thụ sản phẩm. Điều này đã gây khó khăn cho ngành công nghiệp Dệt May vì sau cuộc khủng hoảng tài chính khu vực (bắt đầu từ năm 1997) thì bản thân các nước trong khu vực cũng đang bị thiếu vốn, do đú nguồn vốn FDI giảm đi rừ rệt trong cỏc năm 1998,1999 và nhiều dự án bị rút vốn đầu tư, việc huy động vốn đầu tư mới lại rất khó khăn. Tuy nhiên, đến năm 2000 thì vốn đầu tư nước ngoài vào ngành Dệt May đã có sự tăng trở lại rất mạnh do việc sửa đổi luật đầu tư nước ngoài mà cụ thể là việc ban hành Nghị định 24/NĐ/CP ngày 31/12/2000 quy định chi tiết việc thi hành luật nước ngoài tại Việt Nam. Đồng thời, có sự phục hồi

rất nhanh của nền kinh tế các nước trong khu vực. Ngành Dệt May nước ta đứng trước nhiều cơ hội lớn trong việc làm ăn buôn bán với các bạn hàng lớn như Nhật Bản, EU và Mỹ. Nguồn vốn này càng tăng mạnh hơn khi Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ đã được thông qua.

1.2) Nguồn vốn đầu tư trong nước:

Nguồn vốn đầu tư trong nước thường được huy động thông qua các hình thức sau:

- Nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.

- Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

- Nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

- Nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại.

- Nguồn vốn từ các thành phần kinh tế khác như kinh tế tư nhân, kinh tế hộ gia đình.

Bảng 10 : Nguồn vốn đầu tư trong nước vào ngành Dệt May Đơn vị tính : Tỷ đồng

1991 – 1998 1999 2000 2001 Vốn tín dụng đầu tư phát triển của

Nhà nước 400 275,6 171,2 127

Khấu hao cơ bản và vốn tự bổ sung 581,5 76,7 125 262 Vốn vay từ Ngân hàng thương mại 1768,8 458,9 1166 950

Vốn ngân sách 6 8,6 24,1

Vốn ODA 170 180 229 81 Nguồn : Tổng công ty Dệt May Việt Nam Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tất cả các nguồn vốn đầu tư cho ngành Dệt May.

Nguồn vốn này thường là vốn vay ngắn hạn với lãi suất cao. Mặc dù vậy, nguồn vốn này vẫn bị đánh giá là quá nhỏ so với tiềm năng của nó. Hiện nay, các doanh nghiệp đang rất cần vốn để đầu tư chiều sâu và đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Cơ hội đầu tư đang mở rộng, nhiều ngân hàng sẵn sàng cho các doanh nghiệp vay vốn nếu họ có phương án đầu tư tốt. Phạm vi các doanh nghiệp vay vốn không chỉ bó hẹp ở các ngân hàng thương mại trong nước mà cả ở các ngân hàng thương mại nước ngoài. Do đó, các doanh nghiệp cần tranh thủ tối đa nguồn vốn này.

Đối với nguồn khấu hao và vốn tự bổ sung đang có chiều hướng tăng.

Các doanh nghiệp đã dần thích nghi với môi trường cạnh tranh, đã bắt đầu làm ăn có hiệu quả, có tích luỹ, tỷ lệ tái đầu tư trong mỗi doanh nghiệp ngày càng tăng. Tuy nhiên, nguồn vốn này chiếm tỷ trọng không lớn lắm trong tổng vốn đầu tư. Cụ thể năm 2000 là 8% và năm 2001 là khoảng 18,4%.

Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có xu hướng giảm từ 257,6 tỷ đồng năm 1999 xuống còn 171,2 tỷ đồng năm 2000 và 127 tỷ đồng năm 2001. Tuy nhiên, theo như dự báo nguồn vốn này sẽ tăng mạnh trở lại vào năm 2002 vào khoảng 2698 tỷ đồng do Nhà nước sẽ hỗ trợ tín dụng rất mạnh cho các dự án đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp mới cùng với những dự án đầu tư chiều rộng, đầu tư chiều sâu.

Vốn ngân sách chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng vốn đầu tư cho Dệt May. Lượng vốn này chủ yếu là hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu, xúc tiến

thương mại, tìm kiếm thị trường... Do vậy, các doanh nghiệp phải tự cố gắng, không nên trông chờ ỷ lại vào nguồn vốn này.

Vốn ODA thường không ổn định qua các năm. Nguồn vốn này chủ yếu là đầu tư vào cơ sở hạ tầng, hỗ trợ giáo dục đào tạo và cải thiện môi trường làm việc chung trong ngành.

Đối với nguồn vốn từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, lượng vốn đầu tư ngày càng tăng góp phần tạo ra môi trường cạnh tranh ngay trong nước.

Một số doanh nghiệp tư nhân đã khẳng định được chỗ đứng của mình ở thị trường trong nước cũng như trên thị trường quốc tế như gấm Thái Tuấn đã rất năng động trong việc tổ chức sản xuất, tìm đầu ra cho sản phẩm và góp phần đáng kể vào sự phát triển chung của Ngành.

IV) ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: Một số giải pháp chủ yếu phát triển ngành công nghiệp Dệt May từ nay đến năm 2010 để đáp ứng yêu cầu hội nhập WTO docx (Trang 44 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)